Vào cuối năm 1620, một nhóm người gan dạ đã chọn quay lưng lại với đế chế fiat ở Anh và lên chiếc thuyền buồm Mayflower để tiến đến Mỹ – một vùng lãnh thổ mới có chủ quyền về tài chính. Tuy nhiên, trong khi họ phải mất đến 150 năm để phát triển đủ số lượng thoát khỏi ách thống trị của chính phủ chuyên chế thì Bitcoin đã chuyển từ “kẻ hành hương đi tìm miền đất hứa” thành Quân đội cách mạng hóa trong vỏn vẹn chỉ 13 năm.
Những Bitcoiner mới là những người như thế nào? Tính cách, nhân khẩu học và kiến thức kỹ thuật của họ khác với những người dùng trước đó ra sao? “Thế hệ Bitcoin” có được chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ khoản đầu tư của họ trước các mối đe dọa bảo mật hiện tại và tương lai không? Và quan trọng nhất, cộng đồng đang phát triển nhanh chóng phải khẩn trương giải quyết những thách thức gì để đảm bảo sự thành công của cuộc cách mạng này?
Đa dạng hóa nhân khẩu học
Bitcoiner ngày nay gồm những ai? Mặc dù không biết chính xác, nhưng có thể nhận ra một số xu hướng chính.
Nhân khẩu học tiền điện tử ở Hoa Kỳ | Nguồn: Pew Research Center
Những thay đổi này có thể được thể hiện qua biểu đồ theo một số cách. Đầu tiên, những người tham dự các sự kiện trong ngành đa dạng hơn và nhiều phụ nữ hơn nắm giữ những vị trí cấp cao.
Tiếp theo, nhiều nguồn dữ liệu công khai cho thấy rất nhiều công ty nắm giữ Bitcoin trên bảng cân đối kế toán của họ. Nhiều năm trước, những công ty tiên phong như MicroStrategy đã bị chế giễu. Ngày nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp công và tư nhân (cũng như các quốc gia) nắm giữ Bitcoin trong kho bạc của họ và một làn sóng thợ mỏ cũng dần niêm yết công khai.
Quan trọng nhất, dữ liệu hiện có về các cá nhân cho thấy những định kiến cũ cũng đang thay đổi nhanh chóng. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, tỷ lệ nhà đầu tư trên 55 tuổi nắm giữ crypto tăng từ 7% lên 22% trong giai đoạn 2019 – 2020. Tương tự, nghiên cứu người dùng gần đây của Gemini cho thấy hơn một nửa số khách hàng “tò mò về tiền điện tử” là phụ nữ và 25% trong số những người này trên 55 tuổi.
Nhà đầu tư hiện tại so với những người tò mò về tiền điện tử | Nguồn: Gemini
Chắc chắn việc chấp nhận Bitcoin vẫn còn một số dư địa để phát triển trước khi nó khớp hoàn toàn với sự đa dạng nhân khẩu học của dân số rộng lớn hơn nhưng rõ ràng là các nhà đầu tư ngày nay rất khác so với thế hệ ban đầu của Bitcoin. Mặc dù điều đó được hoan nghênh, nhưng cũng có nghĩa là sự tinh vi về kỹ thuật của họ – bao gồm cả ý thức và kỹ năng bảo mật – còn phức tạp nhiều hơn. Câu hỏi quan trọng bây giờ là họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho những mối đe dọa mà họ phải đối mặt chưa?
Các mối đe dọa không ngừng biến đổi?
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, chúng ta đã quen với việc có rất nhiều mối đe dọa đa dạng, quỷ quyệt và sinh sôi nảy nở nhanh hơn nhiều, chứ không chỉ đơn giản là các chính quyền quốc gia trì trệ. Tuy nhiên, trong cuộc thăm dò được tiến hành gần đây nhất với 1.600 Bitcoiner, mối đe dọa thứ hai được trích dẫn nhiều nhất là chính phủ tịch thu tài sản.
Dễ dàng hiểu tại sao hơn 25% số người tham gia đồng ý như vậy. Thứ nhất, có những cuộc đàn áp tiền điện tử được công khai thực hiện rộng rãi ở các khu vực pháp lý như Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đã tịch thu tài sản của công dân như vàng trong thời kỳ Đại suy thoái. Vì vậy, nguy cơ bị chính phủ thu giữ không chỉ đơn giản là lý thuyết.
Nhưng mối đe dọa đáng kể nhất cho người dùng là thiệt hại ngoài ý muốn. Mặc dù vậy, bối cảnh rủi ro đối với Bitcoin phức tạp hơn đáng kể so với các hình thức bảo mật kỹ thuật số khác. Các Bitcoiner phải đương đầu với các chính phủ cũng như tính hay quên của chính họ.
Mặc dù đúng là bối cảnh bảo mật rất phức tạp, nhưng mối đe dọa thực sự (và giải pháp) khá đơn giản và có thể được mô tả bằng một cụm từ duy nhất: khả năng sử dụng.
Đơn giản hóa bảo mật
Giải pháp thách thức bảo mật này đã được tóm tắt súc tích trong một bài đăng trên Reddit gần đây:
“Những người sử dụng internet không phải là “người đam mê internet”, họ không quan tâm đến việc tìm hiểu về công nghệ, họ chỉ muốn sử dụng internet một cách liền mạch và dễ dàng. Khi tiền điện tử trở nên phổ biến, nó sẽ giống hệt như vậy đối với 99,9% tất cả người dùng”.
Đối với những người ủng hộ Bitcoin ban đầu, sự đơn giản chưa bao giờ là một vấn đề vì họ chấp nhận các phương pháp hay nhất về bảo mật tài sản kỹ thuật số như tự lưu ký (custody) và bảo mật đa chữ ký ngay từ đầu. Giờ đây, chúng ta có một loạt các Bitcoiner đa dạng hơn rất nhiều nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số họ biết cách giữ an toàn cho coin của mình, ngay cả khi họ hiểu những mối đe dọa mà họ phải đối mặt.
Rõ ràng, nhiều người sẽ khiến khoản đầu tư của họ phải chịu rủi ro khi giữ coin trên sàn giao dịch hoặc áp dụng các phương pháp bảo mật dễ dãi như lưu trữ mật khẩu và cụm từ hạt giống trực tuyến. Tất nhiên, những điều này đe dọa đến khoản đầu tư của các cá nhân, nhưng đáng lo ngại hơn là những tổn thất quy mô lớn – cho dù là do trộm cắp, tịch thu hay tai nạn – sẽ dẫn đến thiếu sự tự tin và hạn chế những người khác tham gia vào cuộc cách mạng.
Mặc dù vậy, tự lưu ký kết hợp với đa chữ ký là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trước mọi rủi ro tiềm tàng có thể do bị tấn công ác ý hoặc sự bất cẩn. Công nghệ đã đi vào hoạt động và được chứng minh hiệu quả. Vấn đề duy nhất là làm sao để mọi Bitcoiner sử dụng dễ dàng và trực quan.
Bối cảnh hiện tại cho thấy thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các nguyên lý trung tâm của Bitcoin về phân cấp, tự chủ và hướng dẫn người dùng với mức độ đủ để ngành công nghiệp giúp họ đạt được chúng. Rõ ràng rằng người dùng không giữ chìa khóa thì sẽ không sở hữu Bitcoin, nhưng họ được khuyến khích nhường quyền kiểm soát đối với Bitcoin của họ, dẫn đến việc các coin tập trung ở một số sàn giao dịch và dễ bị tấn công.
Câu trả lời rõ ràng là ngành công nghiệp phải dành nhiều nỗ lực hơn nữa cho việc hướng dẫn người dùng? Vâng, có thể có hoặc không. Xét trên nguyên tắc chung về tầm quan trọng của quyền tự lưu ký và tại sao bạn nên bảo mật Bitcoin của mình giống như nó là một thứ quan trọng hơn cả mức định giá thị trường hiện tại, chắc chắn còn nhiều việc phải làm.
Tuy nhiên, tại sao bạn phải tìm hiểu các chi tiết cụ thể về bảo vệ Bitcoin của mình? Mọi chuyên gia bảo mật kỹ thuật số đều biết con người là mắt xích yếu nhất trong bất kỳ chuỗi nào và hệ thống bảo mật càng phức tạp, chúng càng bị bỏ qua.
Vì vậy, câu hỏi thực sự không phải là liệu những người sử dụng Bitcoin mới có đủ kỹ năng để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa mà họ phải đối mặt hay không. Thay vào đó, chúng ta nên hỏi khi nào ngành sẽ làm những gì đáng lẽ phải làm ngay từ những ngày đầu thành lập và làm cho việc tự lưu ký đa chữ ký trở nên đơn giản, dễ hiểu và trực quan đến mức không cần đường cong học tập nào cả. Trả lời được câu hỏi đó, chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ cuộc cách mạng cho mọi thế hệ sau này.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- XRP tăng vọt 9%, đây là mục tiêu tiếp theo cần theo dõi
- Hashrate Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 248,11 EH/s
- Chỉ số vốn hóa nhỏ dẫn đầu tăng trưởng trong tháng 2, nhưng Bitcoin đang làm gì?
Đình Đình
Theo Cointelegraph