Mặc dù công nghệ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ tiền kỹ thuật số đã trải qua một chặng đường dài trong vài năm qua thì trước mắt vẫn còn là vô vàn khó khăn thử thách. Chẳng hạn, điều đầu tiên mà một người không hiểu biết về tiền mật mã sẽ cho rằng chúng là tiền dùng cho mục đích phạm pháp.
Đây là một phần lý do tại sao chính phủ các nước vội vàng áp dụng các quy định cho tiền mã hóa tương tự như cho các dạng đầu tư khác. Chính phủ đang theo dõi gắt gao hàng tỷ USD đổ vào không gian tiền mật mã và đặt nặng chú trọng kiểm soát những quỹ này.
KYC và AML
Hai loại quy định chính ảnh hưởng đến thị trường tiền kỹ thuật số tại thời điểm này là Nhận dạng khách hàng – Know Your Customer (KYC) và Chống rửa tiền – Anti Money Laundering (AML). KYC yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin nhận dạng nhất định trước khi sử dụng dịch vụ. Mục đích chính của các quy định này là để ngăn chặn những người không đủ tiêu chuẩn sử dụng các dịch vụ mà họ không nên.
Tiếp theo là các quy định AML để ngăn chặn việc tạo thu nhập thông qua các giao dịch bất hợp pháp. Về cơ bản, quy định này là để ngăn chặn tội phạm cơ bản và hành vi rửa tiền. Về chiều sâu, AML hướng tới hạn chế khả năng tài trợ khủng bố.
Chi phí bảo mật, đổi mới và bình đẳng giá
Nhưng những quy định này phần nào cũng ảnh hưởng đến xã hội. Trước hết là chi phí bảo mật. Với các quy định này, đích cuối của lượng lớn các thông tin được tập trung vào một nơi. Nơi này bị biến thành “một hũ mật ong thông tin”, là miếng mồi béo bở mà các hacker hay những kẻ chuyên xâm nhập thông tin nhận dạng bất hợp pháp thèm khát.
Tiếp theo, những quy định này cản trở sự đổi mới. Giả sử một ứng dụng hoặc công ty đang được phát triển trong lĩnh vực tài chính, nhưng không có cách làm việc nào để tuân thủ hoàn toàn các quy định nghiêm ngặt này, thì công ty/ứng dụng ấy cũng không có cơ hội phát triển.
Và cuối cùng, đối với những người không thể cung cấp một số thông tin nhất định do tình hình kinh tế hiện tại, các quy định này khiến người dùng không thể truy cập vào hệ thống. Những người không có tài khoản ngân hàng đã bị bỏ qua trong nhiều trường hợp do không cung cấp đầy đủ thông tin mà họ không có khả năng vay tiền hoặc nhà ở an toàn. Và các quy định trên hoàn toàn không giúp được gì.
Cuối cùng, tất cả các chi phí này trực tiếp chống lại các nguyên tắc đằng sau Bitcoin. Và không có một chút chi phí nào trong số chi phí khổng lồ này có liên quan đến việc vận hành các quy định trên. Chi phí bổ sung có khả năng tạo ra công việc nhưng liệu chúng có xứng đáng?
Thiếu bằng chứng về tính hiệu quả
Những quy định này dường như không tạo ra một mạng lưới tích cực cho thế giới. TSA (Cơ quan Quản lý An ninh Giao thông vận tải) đã nhận được tài trợ đặc biệt sau ngày 11 tháng 11, nhưng vẫn còn nghi ngờ liệu các chi phí này có hoàn toàn xứng đáng về mặt lợi ích hay không. Vẫn còn nhiều trường hợp những kẻ khủng bố sẽ có thể buôn lậu vũ khí hoặc bom thông qua lực lượng an ninh và chức năng chính của TSA dường như đang gây rắc rối cho những công dân tuân thủ pháp luật.
Tương tự KYC và AML. Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để hỗ trợ quỹ cần thiết bảo đảm cho hoạt động của hệ thống.
Việc thiếu bằng chứng hoặc các nghiên cứu là điều đáng báo động khi hàng tỷ đô la được cân nhắc tài trợ cho các chương trình này. Ngân hàng, sàn giao dịch và các tổ chức tài chính khác chưa thực sự cải thiện mọi thứ.
Cộng đồng tiền mật mã muốn tự điều chỉnh bản thân, nhưng điều đó có thể sẽ không xảy ra. Cần có một quan điểm trung gian có thể dẫn dắt đất nước tiến lên phía trước.
Quan điểm phi lợi nhuận
Chúng ta nên làm mọi thứ có thể để ngăn chặn khủng bố. Nhưng đồng thời, câu hỏi đặt ra là: liệu có cách nào tốt hơn để làm điều này? Nếu chúng ta cố gắng phá bỏ hệ thống và tạo ra cách thức mới để điều hành nền kinh tế, liệu chúng ta có thể tìm cách điều chỉnh chính bản thân tốt hơn cùng một lúc không? Điều điên rồ là Blockchain có thể là chìa khóa giải đáp cho vấn đề này.
Theo TapchiBitcoin.vn/Hacked
Chính phủ Chile đang tiến bộ về quy định tiền mã hóa, Bộ trưởng Bộ tài chính cho biết