Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 4: Nhà nước so với Xã hội
Chương 9, Phần 4: Tiền của bạn phục vụ cho bạn hay cho Nhà nước?
Tác giả: Wendy McElroy
Tiền của bạn phục vụ cho bạn hay cho Nhà nước?
“Nhà nước, nói một cách ngắn gọn, chinh phục con người; ngược lại Xã hội liên kết mọi người với nhau một cách tự nguyện.”
– Felix Morley
Có hai thử nghiệm đơn giản để xác định xem liệu tiền phục vụ cho nhà nước (lực lượng có tổ chức) hay phục vụ cho xã hội (sự trao đổi tự nguyện).
- Ai phát hành nó? Tiền nhà nước được cấp bởi nhà nước hoặc bởi một cơ quan được kiểm soát bởi nhà nước – nơi khẳng định sự độc quyền.
- Liệu mọi người có thể được lựa chọn sử dụng nó hay không? Tiền nhà nước được thiết lập bằng cách yêu cầu mọi người chấp nhận nó như là đồng tiền pháp định (legal tender).
Tiền mã hóa được phát hành một cách kín đáo và không ai bị ép buộc sử dụng hoặc chấp nhận nó. Crypto là một loại tiền tệ thuần túy của xã hội — một loại tiền chung, không phải là loại tiền dùng để phục vụ những người cai trị và giới tinh hoa. Thật vậy, nhiều người sử dụng nó để thoát khỏi hệ thống ngân hàng trung ương “đầy rẫy sự tham nhũng” và tính chất thống trị của nó đối với nền kinh tế toàn cầu thông qua đồng tiền pháp định. Sự kiểm soát nền kinh tế là cơ sở của việc kiểm soát xã hội.
Việc nhà nước tồn tại hoặc chết đi phụ thuộc vào khả năng điều tiết dòng chảy của cải trong xã hội. Điều này làm cho tiền mã hóa, ngay cả trong giai đoạn non trẻ của nó, trở thành một mối đe dọa đối với quyền lực mà nhà nước áp đặt bằng cách thống trị crypto thông qua quy định, thông qua việc ban hành độc quyền riêng của mình, hoặc thông qua việc cấm nó. Mỗi bước đều đòi hỏi luật pháp. Và, ngoại trừ chế độ độc tài, luật pháp đòi hỏi sự chứng minh công khai. Ngay cả với chế độ độc tài, chứng minh công khai thường được cung cấp để tránh sự đối kháng của công chúng. Nhà nước cần đến luật pháp để tiêu diệt crypto, có nghĩa là nó cần sự chứng minh. Nếu không có nhu cầu thực sự, thì họ phải tạo ra một sự chứng minh giả tạo.
Sự yêu cầu về luật pháp cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa tiền của nhà nước và tiền của xã hội. Cụ thể, mục đích của pháp luật liên quan đến từng vấn đề là gì?
Mục đích của luật pháp nhà nước đối với Crypto là gì?
Sự bất hợp pháp bị gán cho crypto và những người sử dụng crypto, một lần nữa, bị nhà nước chia ra thành hai loại.
Đầu tiên đó là loại vi phạm đến quyền lực “tự xưng” của nhà nước. Giả sử nhà nước không tạo ra của cải, quyền xét xử của họ được tuyên bố là các quy tắc mà theo đó của cải bị tịch thu và phân bố lại. Crypto vi phạm các quy tắc này. Ví dụ, đôi khi nó được sử dụng để trốn thuế, rửa tiền, các hoạt động trong thị trường “chợ đen” và các chức năng khác làm tổn hại đến nhà nước.
Tất nhiên là những người sử dụng tiền pháp định cũng phạm phải các “tội ác” đó. Tuy nhiên, trong những trường hợp trên, có một sự khác biệt đáng kể trong cách luật pháp tiếp cận tội phạm. Cụ thể, các cá nhân dễ bị kết tội có thể bị tha hóa, thường là theo cách hành xử của những người high-profile (nổi tiếng, quan trọng), mang tính đe dọa đến những người đang ẩn mình trong bóng tối. Nhưng bản thân đồng tiền không bị cáo buộc vi phạm, và không chịu trách nhiệm pháp lý. Với tiền mã hóa, cả cá nhân và tiền đều bị tha hóa. Tiền là mục tiêu thực sự, với các cá nhân là phương tiện tấn công tính hợp pháp của nó.
Crypto cũng vi phạm các quy tắc của nhà nước một cách nghiêm trọng hơn. Nó ám chỉ các bên thứ ba đáng tin cậy không liên quan và không có bên thứ ba nào lớn hơn nhà nước. Nhà nước đã tạo ra hệ thống ngân hàng trung ương như một sự điều tiết tiền tệ và cũng như là một nơi hội tụ các thông tin. Nó lấy một mạng lưới luật pháp để giám sát tiền tệ và lấy đi một phần tiền từ mọi giao dịch. Nếu không có ai cần đến ngân hàng trung ương, nếu họ có thể dễ dàng tránh được các điều luật “nghẹt thở”, thì sức mạnh của nhà nước sẽ giảm đi đáng kể. Một số tín đồ crypto cho rằng sức mạnh đang hoặc sẽ bị phá hủy. Trong cả hai trường hợp, crypto đang hình thành một mối đe dọa to lớn như bất kỳ cuộc cách mạng khác. Có lẽ nhiều hơn thế. Chẳng ngạc nhiên gì khi tiếng than to nhất về việc ” phải có luật pháp” xoay quanh việc duy trì các đặc quyền của nhà nước.
Sự “than khóc” đòi luật pháp của nhà nước còn được thể hiện qua việc cho rằng crypto vi phạm đến các cá nhân và tài sản con người. Sự công kích này cho tới giờ chỉ là thứ cấp, và thường được coi là một suy nghĩ muộn màng. Nhưng nó cũng là lời tuyên bố nguy hiểm nhất cho sự tự do của người dùng crypto bởi vì lời cáo buộc này là hợp lệ, và nó có tác động đến những người tử tế. Hầu hết mọi người đều ghét thuế, và nhiều người sẽ né tránh nó nếu họ biết làm vậy là an toàn. Nhưng những người như vậy đều ghét gian lận, trộm cắp và bạo lực.
Gian lận, Trộm cắp và Bạo lực
Một số việc sử dụng tiền mã hóa có mang tính gian lận. Một bài báo tháng 3 năm 2018 trên bitcoin.com đã mở đầu:
“Trong thời gian bạn đọc được dòng này, 850 đô la sẽ bị mất cho các vụ scam tiền mã hóa. Trong thời gian hoàn thành bài viết này, con số đó sẽ tăng lên 17.000 đô la. Phishing; gian lận; trộm cắp; hacking; tất cả đều đầy rẫy. Trong hai tháng đầu năm 2018, có 22 vụ lừa đảo riêng biệt liên quan đến trộm cắp từ 400.000 đô la trở lên. Cộng tất cả lại với nhau và con số sẽ lên đến trung bình 9,1 triệu đô la một ngày. Ồ, và điều đó không bao gồm các ngoại lệ của năm 2018 – Coincheck, Bitconnect và Bitgrail. Nếu không, tổng số thực sự sẽ đứng ở mức 23 triệu đô la một ngày.”
Có những tên trộm đang “đi săn” trong cộng đồng crypto. Một bài báo tháng 4 năm 2018 trong bitcoin.com đã giải thích,
“Ví cứng được coi là một trong những phương tiện an toàn nhất dùng để lưu trữ bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Mỗi thiết bị cấp quyền sở hữu cho các holder đối với private keys của họ và thêm một mã PIN cùng với công nghệ chống giả mạo [sci] khác để tăng cường bảo mật. Tuy nhiên, những chiếc ví cứng không phải lúc nào cũng “bất khả xâm phạm”, vì một người đàn ông Anh đã rơi vào tình huống nguy hiểm của mình sau khi mua ví cứng trên Ebay. Một Redditor có tên Moodyrocket đã phải nói lời tạm biệt với “khoản tiền tiết kiệm cả đời” của mình, sau khi số tiền mã hóa trị giá $34.000 của ông đã bị đánh cắp từ ví Nano Ledger mà ông mới mua. Thiết bị đã bị tổn hại, không phải do bất kỳ sai sót nào trong thiết kế ban đầu của nó, mà là từ người bán, ông ta đã chèn cụm từ hồi phục của mình vào trong thiết bị.”
Crypto bị cáo buộc việc che giấu hành vi bạo lực. Đây là tuyên bố “dễ lay chuyển” nhất, bởi vì nó được dựa trên các báo cáo từ các quan chức nhà nước, hoặc các chuyên gia được trả tiền. “10 trong số những lời nói dối lớn nhất về Bitcoin” (tháng 12 năm 2017) đã đề cập đến việc cáo buộc rằng crypto là tài chính được lựa chọn cho những kẻ khủng bố.
“Nếu bạn muốn đổ lỗi cho một đồng tiền, hãy thử đồng đô la Mỹ đã được sử dụng để tài trợ cho nhiều cuộc chiến tranh, chiến tranh ủy nhiệm (proxy wars), các vụ đánh bom, cướp đoạt và nổi dậy hơn bất kỳ loại tiền tệ nào khác. Europol không tìm thấy bằng chứng cho thấy những kẻ khủng bố đang sử dụng tiền mã hóa để tài trợ cho các hoạt động của chúng. Điều đó không có nghĩa là nó đã không xảy ra và sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, điều này đang rằng những người duy nhất liên kết bitcoin với chủ nghĩa khủng bố là các chính phủ đang tìm cách đàn áp các loại tiền kỹ thuật số. ”
Giả sử mọi lời cáo buộc nhắm đến tiền mã hóa là đúng. Nhưng nó cũng đúng với tiền pháp định. Gian lận, trộm cắp và bạo lực đã luôn được liên kết với mọi phương tiện trao đổi đã từng tồn tại. Một lần nữa, chỉ có crypto là bị nghi ngờ. Không phải hàng thay thế. Không phải vàng. Không phải tiền pháp định.
Điều này nói lên rằng tiền mã hóa đang bị đổ lỗi cho các hành động của cá nhân, theo cùng một cách thức mà súng đạn bị đổ lỗi cho tội ác.
Luật pháp sẽ được áp dụng lên crypto. Nhà nước cần xác nhận lại quyền kiểm soát. Thị trường tự do cần phải làm những gì nó làm tốt nhất: cung cấp một giải pháp cho một nhu cầu. Nhà nước so với Xã hội. Nó sẽ diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Tôi có một ý nghĩ tích cực về việc nó sẽ như thế nào, trên cả hai mặt.
- Bài 39: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Thị trường tự do có thể cung cấp luật pháp
- Bài 41: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Ngoài thị trường chợ đen, liệu còn “chỗ đứng cuối cùng” cho Tự do Kinh tế?
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.