Thống đốc Ngân hàng Pháp, François Villeroy de Galhau đã nói về quy định tiền điện tử tại một hội nghị về tài chính kỹ thuật số ở Paris hôm thứ Ba (27/9).
François Villeroy de Galhau – Thống đốc Ngân hàng TW Pháp
Villeroy tuyên bố rằng một mô hình quy định không phù hợp có thể gây hại cho hệ thống tài chính, có nghĩa là các cơ quan giám sát nên hết sức cẩn thận khi phát triển nó:
“Chúng ta cần hết sức lưu ý để tránh chấp nhận hay mâu thuẫn về quy định, hoặc quy định quá muộn. Làm như vậy sẽ là tạo ra một sân chơi không đồng đều, có nguy cơ chênh lệch giá và Cherry Picking (hành động lựa chọn các chứng khoán hàng đầu để đầu tư mà bỏ qua lượng lớn dữ liệu hoặc coi nhẹ các số liệu thị trường rộng lớn trong quá trình nghiên cứu)”.
Ông cũng nói thêm rằng các quy định về tiền điện tử “quá phức tạp”, có thể thiếu khả năng bảo vệ nhà đầu tư và phòng chống rửa tiền.
Quy định về tiền điện tử vẫn là một chính sách khẩn cấp, bất chấp thị trường gấu
Villeroy cho rằng sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với tiền điện tử đang giảm là do sự sụp đổ của thị trường, không có nghĩa là các nhà chức trách nên từ bỏ kế hoạch điều chỉnh ngành.
Năm ngoái, ông lập luận rằng việc áp đặt các quy định đối với lĩnh vực tài sản kỹ thuật số là điều cần thiết đối với châu Âu vì nếu không, đồng Euro có thể mất đi một phần sức mạnh.
Ủy ban châu Âu đã giới thiệu dự luật Quy định về thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) vào tháng 9 năm 2020 như một phần của chiến lược tài chính kỹ thuật số nhằm đưa các tài sản tiền điện tử, tổ chức phát hành và nhà cung cấp dịch vụ trên khắp EU theo một khuôn khổ quy định. Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã đạt được thỏa thuận tạm thời về dự luật MiCA vào ngày 30 tháng 6, nhưng MiCA dự kiến sẽ không được thực hiện cho đến năm 2024.
Vào tháng 8, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã vạch ra kế hoạch hài hòa hóa khung pháp lý quản lý các hoạt động và dịch vụ tiền điện tử ở EU. “Hiện tại không có khuôn khổ quy định hài hòa nào quản lý các hoạt động và dịch vụ tài sản tiền điện tử ở EU”, cơ quan quản lý giải thích, đồng thời cho biết thêm rằng các ngân hàng đang ngày càng cân nhắc xem có cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiền điện tử hay không và vai trò của ECB là “đảm bảo họ làm như vậy một cách an toàn và lành mạnh”.
Cơ quan Thị trường và Chứng khoán Châu Âu (ESMA), cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hàng đầu của EU, đã cảnh báo vào tháng 5 rằng lạm phát tăng cao có thể khiến các nhà đầu tư bán lẻ tham gia vào tiền điện tử. Phó Chủ tịch ECB, Luis de Guindos cho biết hôm thứ Hai rằng lạm phát khu vực đồng Euro đang ngày càng trở nên rộng lớn trong khi tăng trưởng đang suy yếu.
“Chúng tôi nhận thấy rằng trong Q3 và Q4 có sự chậm lại đáng kể và chúng ta có thể thấy mình có tốc độ tăng trưởng gần bằng 0″.
Đã đến lúc cần có các quy định
Villeroy đã nhắc lại quan điểm của mình rằng ngành công nghiệp tiền điện tử nên hoạt động theo một cơ chế quản lý toàn diện.
Ông vạch ra sự suy giảm thị trường hiện tại và thực tế là nhiều nhà đầu tư không muốn nghiên cứu sâu hơn về loại tài sản vào lúc này. Tuy nhiên, ông tin rằng đây không phải là lý do để các nhà quản lý toàn cầu rút lại ý định áp đặt các quy định đối với không gian crypto:
“Cái gọi là ‘crypto winter’ (mùa đông tiền điện tử) không có lý do gì để tự mãn hay không hành động”.
Phát biểu về vấn đề này còn có Christine Lagarde – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Bà lưu ý rằng mong muốn sử dụng thanh toán kỹ thuật số của mọi người đã tăng lên trong vài năm qua, vì vậy tổ chức tiền tệ nên đáp ứng nhu cầu đó.
Thay vì ủng hộ sự phát triển của Bitcoin và thị trường tiền điện tử, ECB chủ yếu tập trung vào việc phát hành một dạng kỹ thuật số của đồng Euro. Đầu tháng này, ngân hàng đã tiết lộ rằng Amazon, CaixaBank, Worldline và các tổ chức nổi tiếng khác sẽ hỗ trợ phát triển nguyên mẫu Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).
Tuyên bố trước đây của Villeroy
Vào tháng 7 năm 2021, người đứng đầu ngân hàng trung ương Pháp cho rằng châu Âu nên thực hiện các hành động vội vàng để điều chỉnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, nếu không vai trò quốc tế của đồng Euro sẽ gặp nguy hiểm:
“Cho dù đó là tiền tệ kỹ thuật số hay thanh toán, chúng tôi ở Châu Âu phải sẵn sàng hành động nhanh nhất nếu cần, hoặc chấp nhận rủi ro về sự xói mòn chủ quyền tiền tệ của chúng tôi”.
Điều thú vị là vào năm 2020, ông lập luận rằng stablecoin và CBDC cũng có thể gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính và các cơ quan giám sát nên đặt chúng trong phạm vi của họ.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Chủ tịch Fed Mỹ Jerome Powell nói gì về Defi?
- Quy định về tiền điện tử sắp ra mắt – Token nào sẽ bị ảnh hưởng?
Ông Giáo
Theo AZCoin News