Trang chủ Tạp chí Bài 44: Cách mạng Satoshi – Chìa khóa cho sự thành...

Bài 44: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Chìa khóa cho sự thành công của cuộc Cách mạng Crypto đang bị “phớt lờ”

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 4: Nhà nước so với Xã hội
Chương 10, Phần 1: Chìa khóa cho sự thành công của cuộc Cách mạng Crypto đang bị “phớt lờ”
Tác giả: Wendy McElroy

Quay và quay trong vòng xoáy luân hồi
Chim ưng không thể nghe thấy tiếng người nuôi chim ưng
Mọi sự tan biến, đầu não vô quyền
Sự hỗn loạn chỉ còn lại trên thế giới
Thủy triều máu ngày càng dâng cao ở mọi nơi
Nghi lễ của sự vô tội bị nhấn chìm
Điều tốt đẹp nhất thì thiếu sức thuyết phục, trong khi điều tệ nhất
Lại ngập tràn sự đam mê bất tận.

W.B.Yeats, trích từ bài thơ “The Second Coming”

Một cuộc cách mạng chính trị hoặc văn hóa là một thay đổi cơ bản và thường đột ngột trong cách xã hội hoạt động. Có rất nhiều hình thức của cuộc cải cách, bao gồm: bạo lực, phi bạo lực, công nghệ, hệ tư tưởng, hoặc xu hướng giải quyết vấn đề. Cryptocurrency là một cuộc cách mạng về hệ tư tưởng và cách mạng công nghệ. Nó cũng không yêu cầu đến sự tin tưởng, đó là lý do tại sao mà nó sẽ tiếp tục thành công.

Những người xem crypto không có gì hơn ngoài một khoản đầu tư hoặc một sự thay thế cho tiền tệ fiat, dường họ như thích thú trong việc loại bỏ nó và cho rằng crypto đều không phải là một tư tưởng hay một cuộc cách mạng. Họ tự hạ phẩm giá của mình hoặc bỏ qua những người có sức mạnh quyền lực chính trị ghê gớm về tiền tư nhân, hợp đồng, và thông tin liên lạc. Đối với những người đam mê crypto, những đặc tính của crypto này không cấu thành các chiến lược cho sự tự do; chúng chính là sự tự do, không chỉ cho cá nhân. Dòng chảy “vô ranh giới” của tài chính, kinh doanh và thông tin mở ra thế giới.

Những người đam mê đó tán dương nhiều đặc điểm của cuộc cách mạng crypto, bao gồm cả sự bất bạo động và hiệu quả của nó. Nhưng chìa khóa thành công của nó đang bị “phớt lờ”. Crypto có thể tránh được lỗ hổng nghiêm trọng của hầu hết các cuộc cách mạng: dựa vào các bên thứ ba đáng tin cậy mà được gọi là “các nhà lãnh đạo” để thành công trong việc đạt được các mục tiêu và bám sát họ. Cũng giống như một cá nhân từ bỏ của cải của mình cho một ngân hàng trung ương và đồng thời từ bỏ quyền kiểm soát kinh tế, do đó, một cá nhân cũng đầu hàng quyền lực chính trị của mình cho đại diện kiểm soát trong khu vực đó. Các nhà lãnh đạo của một cuộc cách mạng không còn hành động một cách vinh dự với quyền lực chính trị, cũng như các ngân hàng trung ương đối với với quyền lực kinh tế. Tóm lại, các nhà lãnh đạo cách mạng thể hiện vấn đề bên thứ ba đáng tin cậy – một điểm thắt của tham nhũng – mà bitcoin được tạo ra để khắc phục, giữ sức mạnh cho các cá nhân.

Trong cuốn sách “The Bitcoin Standard” (Tiêu chuẩn của Bitcoin), nhà kinh tế Saifedean Ammous đã quan sát được rằng, “Bitcoin có thể được hiểu rõ nhất là “phần mềm phân phối cho phép chuyển đổi giá trị sử dụng một đồng tiền được bảo vệ khỏi lạm phát đột ngột mà không dựa vào các bên thứ ba đáng tin cậy.” Cuộc cách mạng crypto được mô tả tốt nhất là phần mềm phân tán cho phép chuyển giao tài sản một cách riêng tư, thông tin và quyền lực được bảo vệ khỏi nhà nước bằng cách loại bỏ vai trò của bên thứ ba đáng tin cậy.” Khi việc duy trì sức mạnh cá nhân trở nên phổ biến rộng rãi, thì nó trở thành một cuộc cách mạng không-lãnh-đạo – một cuộc cách mạng không cần đến sự tin cậy – không cần phải phụ thuộc vào những người chỉ huy, những người không bao giờ tước đi sức mạnh từ lòng vị tha. Thay vào đó, người dùng phụ thuộc vào việc theo đuổi sở thích riêng của họ.

Mở rộng nhận thức về cách mạng

Cuộc cách mạng theo khuôn mẫu cố định có những cá nhân hợp thành đoàn thể để giành lại quyền kiểm soát quyền lực chính trị và kinh tế từ những người cai trị quyền lực và đầy áp bức. Các cuộc cách mạng như vậy “phổ biến” theo cách mà chúng bắt đầu với một sự chống đối phổ biến chống lại hiện trạng. Đó là cách nhiều cuộc cách mạng bắt đầu. Sau đó, hầu hết trong số đó dẫn đến sai lầm khủng khiếp. Một số đã mở ra sự đàn áp lớn hơn nhiều so với số bị cuốn trôi.

Cách mạng Pháp là một ví dụ. Các mức thuế “nghẹt thở” và cấu trúc tầng lớp khắt khe đã thở thành “nhiên liệu” cho cuộc nổi dậy. Cuộc cách mạng Bolshevik cũng là một ví dụ. Số người chết thảm khốc và nạn đói do chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều hơn một cam kết với chủ nghĩa Mác, là điều đã khiến cho người Nga nổi dậy. Các bên thứ ba đáng tin cậy được gọi là những người cai trị đã đẩy xã hội đi quá xa, và họ mất tất cả sự tin tưởng.

Các cuộc nổi dậy có ngòi nổ dài nhưng lại bùng nổ một cách bất ngờ. Dưới biểu ngữ “Liberté, Égalité, Fraternité” (Tự do, Bình đẳng, Bắc ái), các quan chức Pháp mới đã tiến hành các vụ bắt giữ và hành quyết đám đông, thường nhắm vào những người thuộc tầng lớp trung lưu vi phạm luật kinh tế, chẳng hạn như buôn lậu. Cuộc cách mạng mang sức mạnh đến những người tự trị khát máu như Robespierre và St. Just. Dưới khẩu hiệu ” ”Peace, Land, Bread!,” (Hòa bình, Đất đai, Bánh mì), các quan chức Nga đã thiết lập một chế độ độc tài quyền lực ưu tú, chứ không phải là thiên đường của người lao động mà họ đã hứa hẹn. Cách mạng đã sinh ra “các nhà độc tài dân chủ” như Lenin, và cuối cùng là Stalin. Đây là con đường chung của nhiều cuộc cách mạng.

Tại sao lại như vậy? Với vai trò là cá bên thứ ba đáng tin cậy, các nhà cách mạng trở thành một tầng lớp thượng lưu, thông qua cùng một cơ cấu quyền lực cơ bản như trước đây: chính phủ độc đoán quy định thông qua các tuyên bố về tính hợp pháp, đe dọa và lực lượng mang tính cách mạng. Các bộ mặt và tư tưởng thay đổi chứ không phải là sự tập trung quyền lực, sự tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến, và sự thờ ơ của người dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa mới, Hồi giáo, Mác xít, dân chủ,… đều có một điểm chung: Những người cai trị áp đặt tư tưởng và chính sách cho lợi thế riêng của họ. Điều đó có thể đúng là như vậy.

Tại sao tư tưởng chống đối nhà nước và cách mạng của crypto tạo ra các kết quả khác nhau?

Tính chất phi tập trung và cấu trúc ngang hàng của nó đảm bảo rằng, quyền lực không được trao cho các nhà lãnh đạo đáng tin cậy; nó được duy trì với những cá nhân theo đuổi quyền lợi bản thân, cho dù tư lợi ở đây được định nghĩa về mặt chính trị, tài chính hay bằng cách khác. Cuộc cách mạng crypto là trọng lượng tích lũy của những người phá bỏ chế độ độc quyền của nhà nước, không phải thông qua bạo lực mà đơn giản chỉ là không sử dụng hệ thống đó. Điều này phá hủy sự độc quyền và ám chỉ tính chất không liên quan của nó. Và nó không thể nổi lên nữa. Nhà nước không còn là một bên thứ ba đáng tin cậy được dẫn dắt bởi những người như Robespierre, Lenin, Pinochet, Mao, hay Castro. Nỗ lực xây dựng lại nhà nước bằng cách giết chết những người bất đồng chính kiến sẽ phải chịu sự thất bại vì không có người lãnh đạo cho việc ám sát, bỏ tù, hoặc tham nhũng.

Tự do cá nhân và cuộc cách mạng là những cách khác mà crypto dùng để xóa bỏ vấn đề về bên thứ ba đáng tin cậy.

Những phản ứng dữ dội chống lại chủ nghĩa lý tưởng và cách mạng

Những người tranh cãi về hiện trạng tài chính do nhà nước kiểm soát có thể được gọi là phản cách mạng. Động cơ của họ mới là vấn đề cần bàn tới. Một số người mới tiếp cận với crypto có thể không biết gì về lịch sử của bitcoin, vì vậy, xem thường tuyên bố rằng nó được sinh ra trong trạng thái vô chính phủ. Giáo dục có thể là một chiến lược thích hợp cho họ. Những người khác có thể ước tính thấp hơn sự tàn phá mà độc quyền nhà nước về tiền tệ “trút giận” lên của cải của họ. Một lần nữa, giáo dục và lập luận hợp lý có thể sẽ phù hợp nhất. Và, sau đó, có những người tin vào, hoặc được trao cho chính quyền nhà nước. Họ coi những người xem thường luật lệ đó là tội phạm, hoặc ít nhất là đủ ngây thơ một cách bất hợp pháp, để gây nguy hiểm cho xã hội. Chúng ta cần phải phản đối những tín đồ thật sự trong nhà nước, bởi vì họ chủ động ủng hộ việc áp đặt luật về hành vi hòa bình; họ muốn chĩa súng vào những người dùng crypto – những người không theo hệ tư tưởng của họ. Họ muốn trả lại crypto cho hoạt động chính trị của các bên thứ ba đáng tin cậy.

Nó không hề quan trọng đối với những tín đồ thật sự trong nhà nước rằng crypto mà họ sử dụng sẽ không bao giờ tồn tại mà không có tầm nhìn xa trông rộng. Nó không hề quan trọng với họ rằng chủ nghĩa duy tâm được xây dựng vào blockchain thông qua các đặc điểm như tính minh bạch và phi tập trung. Nó không quan trọng với họ rằng đại đa số người dùng là những người yêu hòa bình, sống cuộc sống của chính họ. Đó là cách mà thói quen về sự tin tưởng mang tính tín ngưỡng của các bên thứ ba đã trở nên mạnh mẽ như thế nào. Những người sẵn sàng để chĩa súng vào những người hàng xóm yêu hòa bình không có sự khoan dung cho sự lựa chọn khác biệt với của họ.

Sự khinh miệt những tín đồ hướng vào chủ nghĩa duy tâm được xem là một thước đo trong giai đoạn cuộc cách mạng crypto đã đạt tới. Gandhi lỗi lạc đã từng nói rằng, “Đầu tiên họ phớt lờ bạn, rồi họ cười bạn, sau đó họ chiến đấu với bạn, sau cùng thì bạn thắng.” Phản ứng hiện tại với cuộc cách mạng crypto là ở đâu đó giữa tiếng cười và chủ nghĩa bạo lực.

Sự chế nhạo sẽ tiếp tục tiếp diễn bởi các cuộc phản đối cách mạng là chính xác trên một phương diện; các nhà tư tưởng làm cản trở quá trình hòa nhập của crypto – tức là, nếu “trào lưu chính” được định nghĩa là sự chấp nhận và thông qua của nhà nước bởi các ngân hàng trung ương. Trong nghĩa thực, sự khinh miệt là khoảng thời gian yên tĩnh trước cơn bão.

Sự tự do kỹ thuật số không thể kìm nén, nhưng làm thế nào để vượt qua cơn bão?

Crypto cần phải trở về nguồn gốc của nó và có được một nhận thức mới mẻ về các thế mạnh chính trị của nó.

Trong những năm 80, các cypherpunks sử dụng mật mã học (cryptography) và công nghệ bảo mật khác để lật đổ chính phủ trong các lĩnh vực như công tác kiểm duyệt và đánh thuế. Chiến lược của các cypherpunk đã bắt nguồn từ sự phát triển bí mật và ẩn danh mật mã học của David Chaum, như được mô tả trong bài báo năm 1985 của ông, “Sự Bảo mật không có nhận dạng: Hệ thống giao dịch để làm cho Big Brother trở nên lỗi thời” . Một thời gian sau đó, các cryptoarnachist (người vô chính phủ lĩnh vực mật mã hóa) đã bắt đầu lảng tránh tình trạng này và đảm bảo tự do bằng cách sử dụng cryptography và công nghệ bảo mật khác. Timothy May đã nắm bắt được điều cốt lõi của tình trạng vô chính phủ kỹ-thuật-số này vào năm 1988 ‘Bản tuyên ngôn về Crypto của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ’ (crypto anarchist manifesto). Ông May đã viết, “Công nghệ máy tính đang trên công cuộc cung cấp khả năng cho các cá nhân và các nhóm giao tiếp và tương tác với nhau một cách hoàn toàn ẩn danh … Những phát triển này sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất các quy định của chính phủ, khả năng đánh thuế và kiểm soát tương tác kinh tế, khả năng giữ bí mật thông tin, và thậm chí sẽ làm thay đổi bản chất của lòng tin và sự uy tín.”

Nhưng sức mạnh của cuộc cách mạng crypto không chỉ tồn tại trong gốc rễ của nó. Nó được rút ra từ sự rõ ràng về định nghĩa tự do của nó, mà giao thức của nó thực thi. Hơn nữa, sức mạnh mang tính cách mạng của nó mở rộng vượt xa các bên thứ ba đáng tin cậy được gọi là các nhà lãnh đạo. Những đặc điểm bổ sung nào có thể đảm bảo rằng tiền mã hóa sẽ là cuộc cách mạng không giống với bất kỳ điều gì mà thế giới từng thấy?

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

MỚI CẬP NHẬT

Tin vắn Crypto 02/05: Bitcoin nhấp nháy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ cùng...

Từ nhận định Bitcoin xuất hiện hai tín hiệu phục hồi tiềm năng đến Ripple tái cân bằng nguồn cung lưu hành XRP. Sau...

Tương lai của Solana sẽ dựa vào 4 nền tảng quan trọng này

CEO Vibhu Norby của Drip Haus đã cung cấp thông tin phản ánh chi tiết về quỹ đạo của Solana, cùng với những hiểu...
Chuyên gia chia sẻ cái nhìn sâu sắc về Memecoin Milei Moneda ($MEDA) mới

[QC] Chuyên gia chia sẻ cái nhìn sâu sắc về Memecoin Milei Moneda ($MEDA)...

  Milei Moneda ($MEDA) là lựa chọn đầu tư tiền điện tử tốt nhất, chuẩn bị ra mắt vào ngày 21 tháng 5 năm 2024. NEAR...
stablecoin

Khối lượng stablecoin vẫn tăng khi FDUSD đạt mức cao kỷ lục, trong khi...

Khối lượng stablecoin được chốt bằng USD hàng tháng trong tháng 4 giảm so với tháng trước mặc dù First Digital USD (FDUSD) vượt...

BONK lật FLOKI để leo lên vị trí thứ 5 khi các memecoin hệ...

Trong bối cảnh memecoin đang có màn comeback ấn tượng, phần lớn trong top 10 token lớn nhất hệ Solana tính theo vốn hóa...

Giao dịch Solana và Bitcoin NFT đạt kỷ lục trong tuần trước

Thị trường NFT của Bitcoin và Solana đã đạt kỷ lục về số lượng trader hoạt động hàng ngày (DAT) vào tuần trước. Trong...
tiền điện tử

Các nhà đầu tư vào dự án tiền điện tử yêu thích của chủ...

Với thị trường tiền điện tử đang suy thoái, danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tiền điện tử cũng bị ảnh...

Khả năng lập trình Bitcoin theo phong cách Ethereum có thể xuất hiện sau...

Ngày càng có nhiều dự án tìm cách khai phá tiềm năng của blockchain Bitcoin để triển khai những chức năng mà trước đó...
dự đoán tăng gấp 30 lần cho đợt presale mới của Rebel Satoshi

[QC] Các nhà phân tích nhấn mạnh vào dự đoán tăng gấp 30 lần...

  Sau sự hợp tác gần đây với Kado Money, các nhà phân tích dự báo Bonk (BONK) sẽ tăng lên 0,000035 USD trước cuối...

Memecoin dường như đang trở lại

Pump.fun đã ghi nhận doanh thu 521.150 đô la vào ngày 24/4, thiết lập ngày có doanh thu cao thứ hai từ trước đến...

MicroStrategy đang xây dựng ‘ID phi tập trung’ trên Bitcoin

Sau khi triển khai chiến lược tập trung vào BTC nhiều năm qua, mới đây, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành MicroStrategy...

BlackRock IBIT lần đầu tiên bị thoái vốn kể từ khi ra mắt khi...

Sau chuỗi kỷ lục 71 ngày chứng kiến dòng vốn vào liên tiếp, iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock đã chứng kiến 5 ngày...

LayerZero sắp ra mắt token ZRO và airdrop khi hoàn thành snapshot giai đoạn...

LayerZero Labs, lực lượng tiên phong về khả năng tương tác đa chain, đã hoàn thành snapshot giai đoạn đầu tiên vào ngày 1...

Build on Bitcoin (BOB) ra mắt mainnet: BTC thúc đẩy mùa hè DeFi, chấm dứt...

Dự án Build on Bitcoin (BOB) đã công bố khởi động giai đoạn đầu tiên vào thứ Tư, cho phép các ứng dụng phi tập...

Block của Jack Dorsey đang bị điều tra, bao gồm cả hoạt động kinh...

Trong bối cảnh các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đang gia tăng đàn áp ngành công nghiệp tiền điện tử, các công tố...
Top 5 đồng Coin DeFi có khả năng tăng 5.000%

[QC] Buy the Dip – Top 5 đồng Coin DeFi có khả năng tăng...

 Thị trường tiền điện tử đã trải qua thời kỳ suy thoái gần đây khi tổng vốn hoá đã giảm xuống còn 2,43 nghìn...