Trang chủ Tạp chí Thế lực đen tối của Blockchain

Thế lực đen tối của Blockchain

Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) là một câu chuyện vô cùng hấp dẫn về một đứa trẻ có tên là Anakin Skywalker. Được mệnh danh là “Người được chọn” (the Chosen One), Anakin là Đấng cứu thế của saga này, người nắm giữ lời hứa hẹn vĩ đại về việc mang lại sự cân bằng cho thần lực và đảm bảo hòa bình cho toàn bộ ngân hà.

Mang luoi quy toan cau chuyen sang Blockchain

(CẢNH BÁO SPOILER)
Có điều anh ta lại không đạt được sứ mệnh của mình.

Sau này, sự phức tạp cá nhân, sự thiếu kỷ luật và kinh nghiệm của Anakin cuối cùng đã biến anh ta trở thành Darth Vader, một nhân vật không có gì ngoài sự hiện thân của cái ác.

Có một số điểm tương đồng được tìm thấy với blockchain. Nó thường được quảng cáo như là “chén thánh” của thời đại chúng ta, hay các tên khác như: Internet 2.0; câu trả lời cuối cùng cho tất cả các vấn đề của chúng ta; một “vị chúa Jesus” của ngành công nghệ.

Và nó thực sự có thể đúng là như vậy. Mặc dù có nhiều cách sử dụng khác nhau, thế nhưng blockchain chắc chắn không phải là “ánh dương và cầu vồng”. Nó có những thiếu sót riêng. Và chúng nhiều hơn là “một vài”.

Kỹ thuật phức tạp

Hiểu được blockchain và mật mã học đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao cấp. Việc áp dụng nó để cung cấp các giải pháp thực tế là điều vô cùng khó khăn. Lĩnh vực này vẫn còn trong giai đoạn non trẻ và sự phức tạp của nó là một trong những lý do chính ngăn cản nó trở nên phổ biến. Lĩnh vực crypto đang rất cần các chuyên gia. Ở cấp độ chính phủ, vấn đề này thậm chí còn nổi bật hơn do xu hướng tự nhiên của phạm vi công cộng đi sau tiến bộ công nghệ.

Tính bất biến của sổ cái là một rào cản kỹ thuật. Giả sử rằng, một khi thông tin được đưa vào chứa trong một blockchain sẽ hiện ở đó mãi mãi, khi đó việc phát triển các tiêu chuẩn xử lý thích hợp là một việc làm then chốt. Ví dụ, các hacker cũng có thể tận dụng bằng cách khai thác các sai sót vốn có trong code phía sau một mạng lưới.

Khả năng mở rộng

Blockchain hoạt động trên một mô hình phân tán, nơi dữ liệu được lưu trữ đồng thời trên nhiều máy tính. Mỗi máy tính tham gia (node) duy trì cùng một bản ghi để đảm bảo thời gian chết (downtime) là bằng 0 và tính liên tục và bất biến của mạng lưới. Các mục nhập dữ liệu mới sẽ tiếp tục được sự chấp thuận chung của các node tham gia, khiến cho nó trở thành một quá trình có lặp đi lặp lại cao. Vì chỉ có một node được thưởng khi một khối được hoàn tất, bạn có thể đưa ra lập luận rằng có rất nhiều công việc bị “lãng phí”.

Những đặc điểm này đóng góp cho các rào cản thực tế sau đây trong việc chấp nhận blockchain hàng loạt.

1. Lưu trữ thông tin trên các blockchain đòi hỏi sức mạnh tính toán đáng kể để vận hành nhiều hơn là sử dụng bản sao tập trung của chúng.

2. Mạng lưới Blockchain yêu cầu kích thước đủ lớn để có thể hoạt động đúng cách. Bitcoin hiện có thể xử lý không quá 7 giao dịch mỗi giây. VISA, mặt khác, hơn 24.000 giao dịch mỗi giây trong khi trung bình là 150 triệu mỗi ngày. Sự khan hiếm của các node không chỉ dẫn đến việc giao dịch chậm hơn, mà còn có thể làm tăng chi phí khi nhu cầu tăng còn nguồn cung thì trì trệ.

3. Đối với những người bạn “ôm cây” của chúng tôi – đừng lo lắng. Blockchain có thể hoạt động một cách tối ưu trên quy mô công nghiệp khi chúng ta có một nền kinh tế thiết thực trong đó ‘thân thiện với môi trường’, hoặc với sự bổ sung các phương thức làm việc đặc trưng ít tốn kém năng lượng hơn là proof of work.

Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng các điểm trên chỉ là sản phẩm phụ của giai đoạn phát triển ban đầu của blockchain và các giải pháp đang sắp xuất hiện!

Được giới thiệu bởi Thaddeus Dryja và Joseph Poon nhằm giải quyết vấn đề khả năng mở rộng, đó là Lightning Network – một lớp giao thức bổ sung tạo ra một mạng lưới các kênh nằm ngoài blockchain về các thanh toán vi mô được sử dụng để giao dịch rẻ hơn và nhanh hơn. Lightning Network là câu trả lời cho khả năng mở rộng của Bitcoin, nhưng ứng dụng của nó chắc chắn không phải “tỏa sáng một lần rồi thôi” – chức năng của nó đang được thử nghiệm cho Ethereum, Litecoin, Stellar và nhiều đồng coin khác.

Khi nói đến lưu trữ, Siacoin và Storj là hai ví dụ chính cho các dự án đang cố gắng tận dụng ổ đĩa cứng chưa được sử dụng nhằm đạt được hiệu quả. Các sáng kiến khác như Golem và GridCoin thậm chí còn tiến thêm một bước nữa bằng cách sử dụng blockchain như một phương tiện để tạo thành một máy tính liên mạng toàn cầu nhằm tăng công suất tính toán trên toàn thế giới.

Các giải pháp thay thế cho thuật toán proof of work không thân thiện với môi trường cũng đang nổi lên. Khả năng mở rộng của Ether đã được Vitalik Buterin giải quyết hồi đầu năm nay với sự chuyển đổi sang một giao thức khai thác proof-of-stake hiệu quả hơn.

Việc quản lý

Việc ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của Blockchain vừa là giải pháp, vừa là vấn đề. Nó có thể loại bỏ quyền lực từ người giám sát trung tâm, nhưng vẫn đưa ra câu hỏi về khả năng chung trong việc cung cấp một phản ứng thích hợp. Đợt hard fork năm 2016 của Ethereum là một ví dụ điển hình về một tình huống mà sự bất đồng trong cộng đồng đã gây ra nhiều tranh cãi về tính dân chủ đằng sau các blockchain.

Trong bối cảnh của các blockchain khép kín, vấn đề quản lý thậm chí còn nổi bật hơn vì bản chất của chúng giả định một sự thiếu hụt vốn có về tính minh bạch và sự tin tưởng liên quan đến quá trình ra quyết định được sử dụng trong đó.

EOS đưa ra một giải pháp thay thế thú vị cho việc ra quyết định dựa trên cộng đồng – việc sử dụng 21 bộ truyền tin Block Propagator (BP) để xử lý tất cả các giao dịch.

Đợi đã, cái gì cơ? Tôi tưởng cái thứ blockchain này chỉ nhằm làm giảm sự tập trung hóa thôi ?!

Bạn cũng có lý. Mô hình quản trị EOS đúng là khiến nhiều người phải ngạc nhiên vì cơ bản nó đi ngược lại với blockchain. Nếu bạn quan tâm đến nhiều chi tiết hơn về những thiếu sót của ‘sát nhân Ethereum’, hãy xem qua bài nghiên cứu chi tiết hơn của Thijs Maas về chủ đề này.

Quyền riêng tư và nhận dạng

Blockchain có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể được tập trung vào tính minh bạch để làm sáng tỏ các hành động đằng sau những “tấm màn kín” của chính phủ – như Canada, quốc gia cho phép truy cập công khai vào dữ liệu gây quỹ hoặc thay vào đó chúng có thể được thiết lập riêng tư – như Monero đến hứa hẹn người dùng về sự bảo mật, không thể theo dõi được các giao dịch ẩn danh.

Điều này khiến cho blockchain bị phơi nhiễm với việc bị lạm dụng cho các mục đích bất hợp pháp. Trở về cái thời mà bạn thường sẽ phải đến thăm Thụy Sĩ cho lý do đó, nhưng bây giờ nền kinh tế của chúng ta đang được số hóa, việc rửa tiền hoặc trốn thuế có thể được thực hiện ngay trên mạng.

Mức độ khó khăn trong việc theo dõi các giao dịch trong một số mạng (như Monero, ZCash và Dash) có khả năng trở thành vấn đề trong bối cảnh tội phạm quốc tế, vì nó có khả năng cho phép các tên tội phạm lấy các khoản tiền huy động thông qua các token tương ứng của các mạng lưới đó.

Các ví dụ đáng chú ý nhất của việc sử dụng blockchain để phá vỡ luật pháp thường liên quan đến Bitcoin. Silk Road là một thị trường web đen khét tiếng, nơi Bitcoin được sử dụng để mua ma túy một cách bất hợp pháp. Arthur Budovsky, người sáng lập Liberty Reserve, đã thiết lập nên sàn giao dịch và rửa hàng triệu đô la. Ngay cả ngày hôm nay, Europol ước tính rằng khoảng 5 tỷ đô la tiền phạm pháp ở châu Âu đang được rửa thông qua cryptocurrency.

Các nhà quản lý đang dần đuổi kịp. Hầu hết các sàn giao dịch hiện nay được kỳ vọng để tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về AML và KYC, điều này sẽ gây khó khăn cho những tên tội phạm sử dụng những nền tảng này để chuyển đổi các quỹ bất hợp pháp. Tỷ lệ hoạt động bất hợp pháp liên quan đến Bitcoin đang giảm dần khi các hành động thực thi liên tiếp xuất hiện trên chiếc bàn của thẩm phán.

Bảo mật

Blockchain chắc chắn là một sự đổi mới cho bảo mật và an toàn, nhưng nó vẫn có “Kryptonite” riêng của nó. Cái mà được gọi là cuộc tấn công 51% được nhắc đến trong Bitcoin Whitepaper của Satoshi Nakamoto được cho là lỗ hổng bảo mật lớn nhất của hệ thống. Nó cho phép các hacker thay đổi bản ghi blockchain với cường độ khủng khiếp, dẫn đến việc mạng lưới yêu cầu tất cả những người tham gia phải để mắt thật kỹ đến quá trình khai thác.

51% lỗ hổng chỉ được coi là một khả năng dựa trên lý thuyết và sự xuất hiện của chúng khá là hiếm. Các hacker ngày càng trở nên sáng tạo hơn. Chỉ trong tháng 5, Monacoin, Bitcoin Gold, Verge và Litecoin Cash đã dính phải kiểu tấn công này. Hơn 500,000 đô la Zencash cũng đã bị bốc hơi bởi một lỗ hổng đầu tháng này.

Nền kinh tế token

Để quản lý một blockchain, bạn cần xây dựng một mô hình token xung quanh nó để thưởng cho các node khai phá – thông qua một cryptocurrency. Giá trị của bất kỳ loại tiền tệ nào, có thể là Euro hoặc Đô la Mỹ, dựa trên hiệu suất của nền kinh tế của quốc gia tương ứng. Những nền kinh tế đó thường trưởng thành, ổn định và được quy định để bảo vệ những người tham gia.

Các nền kinh tế token vẫn còn rất non trẻ, không ổn định và không được kiểm soát, và giá trị của token không nhất thiết phải được minh họa bằng giá của nó so với các loại tiền tệ khác (fiat). Tính biến động chính là cái tên của trò chơi này. Việc giá cả hàng tuần giảm hoặc tăng hơn 20% là chuyện bình thường.

Bạn có thể trở thành một triệu phú chỉ qua một đêm. Đặc biệt là nếu bạn đã quen với việc đếm đến hàng tỷ.

Một vấn đề khác là sự kỳ thị xung quanh crypto. Khi chúng ta đang dần tiến tới sự tiếp nhận hàng loại, mọi người ở ngoài kia đang đi theo phong trào, đầu tư vào những dự án mã hóa thường là vô giá trị mà họ không nhất thiết phải hiểu. Các kế hoạch pump and dump ngày càng dồi dào khi các doanh nhân lén lút tìm cách kiếm lợi nhuận lớn trên lưng các nhà đầu tư lạc quan quá mức.

Chúng ta đã thấy điều này xảy ra trước đây – đó chính là Bong bóng Internet.

Và chuyện gì đã xảy ra sau đó? Chúng ta thấy những gã khổng lồ công nghệ nổi lên – Google, Yahoo, Amazon, eBay. Bong bóng vỡ là một phản ứng thị trường tự nhiên mà về cơ bản là “sàng lọc” cái tốt ra khỏi cái xấu.

Điều tôi đang cố gắng nói ở đây là chúng ta không nhất thiết phải sợ bong bóng sắp xảy ra. Giả sử tiền sẽ bị mất trên quy mô lớn, nhưng trong bức tranh lớn chúng ta có thể thấy một môi trường được “thanh tẩy”, ổn định hơn, nơi giá trị là “người phán xử”, chứ không phải nỗ lực marketing.

Một lý do vì sao Anakin đã không thể đi theo con đường mà sứ mệnh đã đặt ra là vì anh ta đã kìm nén tất cả sự giận dữ trong lòng, và cứ giữ chúng cho riêng mình. Bản chất của blockchain là phi tập trung – chúng không có nghĩa là phải để riêng cho chúng, mà các blockchain đang ở trong tay của nhiều người, và nội dung của chúng được nhìn thấy bởi những người quan tâm.

Chắc bạn đang nghĩ: “Thằng cha này đang nói về cái khỉ gì thế?!”

Tôi đang đề cập đến sự minh bạch của chúng để cho mọi người thấy. Và chúng ta thường sửa chữa những gì chúng ta biết là đang bị hỏng, đúng không nào?

Xem thêm:

Bitcoin và Satoshi Nakamoto đã thay đổi thế giới như thế nào

Bill Gates: Tiền tệ kỹ thuật số sẽ giúp đỡ những người nghèo

Theo TapchiBitcoin.vn/hackernoon

MỚI CẬP NHẬT

doge

Elon Musk ủng hộ Trump và Dogecoin thông qua Department of Govt Efficiency (D.O.G.E)

Trong một bài đăng, CEO Elon Musk của Tesla đã nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với ứng cử viên Tổng thống...

Tháng 10 đang đến và Bitcoin đã sẵn sàng cho “Uptober”

Trong tuần qua, đồng tiền điện tử hàng đầu đã ghi nhận mức tăng khoảng 4,4%, nhảy vọt từ dưới 63.000 đô la lên...

Ripple đã đúc lượng stablecoin RLUSD khổng lồ trong 24 giờ

Trong một động thái mang tính đột phá, Ripple đã đúc 350.000 stablecoin RLUSD trong vòng 24 giờ, được thực hiện qua hai giao...

Giá Ethereum sắp giảm khi 2 tổ chức này bán ETH?

Dữ liệu onchain từ Lookonchain cho thấy hai tổ chức lớn, được cho là Cumberland và ParaFi Capital, đã chuyển hàng triệu ETH đến...

Tin vắn Crypto 28/09: Bitcoin sẵn sàng bùng nổ trong quý 4/2024 cùng tin tức...

Từ nhận định Bitcoin sẵn sàng bùng nổ trong quý 4/2024, các quỹ Bitcoin ETF giao ngay tiếp tục ghi nhận dòng tiền ròng...

Canada gia hạn thời hạn tuân thủ tiền điện tử giữa những lo ngại...

Canada đã quyết định gia hạn thời hạn tuân thủ quy định về tiền điện tử đến cuối năm 2024, nhằm tạo điều kiện...

Putin: Nga xem xét tiền kỹ thuật số cho hệ thống thanh toán độc...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Nga đang nghiên cứu việc sử dụng tiền kỹ thuật số quốc gia để triển khai...

Giá RNDR tăng 26% nhưng vẫn tụt hậu hơn đối thủ – Tiếp theo...

Giá Render (RNDR) đã tăng 26% trong tuần qua, khẳng định vị thế của nó như một nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực...

Tại sao MicroStrategy ETF đòn bẩy là lựa chọn mạo hiểm cho nhà đầu...

Các nhà đầu tư Mỹ dường như đang dần lấy lại niềm tin vào các sản phẩm đầu tư rủi ro, khi các quỹ...

CEO nền tảng tiền điện tử Zort bị bắt với cáo buộc tống tiền,...

CEO nền tảng tiền điện tử Zort, Adam Iza, đã bị bắt do nhiều cáo buộc nghiêm trọng, bao gồm tội tống tiền, âm...

5 altcoin đáng chú ý bạn nên theo dõi trong tháng 10

Tháng 10 đang cận kề, và các trader đang háo hức chờ đợi đợt tăng giá thường thấy của thị trường vào thời điểm...

FBI thu giữ 6 triệu USD liên quan đến các âm mưu lừa đảo...

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thu giữ hơn 6 triệu USD tiền điện tử từ các kẻ lừa đảo có trụ...
dYdX sẽ loại bỏ nền tảng Version 3

dYdX sắp ngừng hoạt động V3, chuyển sang phiên bản ‘Unlimited’

dYdX Trading Inc., công ty tiên phong trong thị trường giao dịch phi tập trung cung cấp giao dịch ký quỹ và giao dịch...

Được thúc đẩy bởi dòng tiền từ crypto, tài sản ETF của Mỹ đạt...

Tổng tài sản của các quỹ ETF tại Hoa Kỳ đã lần đầu tiên vượt qua mốc $10 nghìn tỷ vào ngày 27 tháng...
bnb-tang-gia

Giá BNB vượt $600 khi nhiều nhà phân tích dự đoán giá sẽ tăng...

BNB, token gốc của BNB Chain, đã tăng vọt lên mức $614 vào ngày 28 tháng 9, đánh dấu mức tăng 25,7% trong ba...

Bolivia chứng kiến mức tăng 100% trong giao dịch tài sản ảo kể từ...

Ngân hàng Trung ương Bolivia (BCB) vừa công bố báo cáo cho thấy giao dịch trung bình hàng tháng tài sản ảo đã tăng...