Một báo cáo được công bố bởi Mosaic cho thấy khu vực châu Á đang gây ảnh hưởng hàng đầu trong thế giới tiền mã hóa, bất chấp việc Trung Quốc liên tục đàn áp các nền tảng tài sản kỹ thuật số. Nghiên cứu cho thấy các sự kiện tin tức châu Á có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của giá BTC và làm nổi bật số lượng giao dịch tiền mã hóa ngày càng tăng đang nhắm vào các nhà giao dịch châu Á.
Sự kiện tin tức châu Á gây tác động đáng kể đến giá cả
Báo cáo khẳng định rằng các sự kiện tin tức lớn ở châu Á có ảnh hưởng đáng kể đến biến động giá BTC, ước tính từ năm 2013, “11 headline ‘khủng’ đến từ khu vực châu Á đã chịu trách nhiệm cho biến động giá [BTC].”
Sự chuyển động của giá xảy ra trong vòng 10 ngày kể từ các sự kiện tin tức đã dao động trong khoảng 0,5% đến 57,5%, với sự dao động giá trung bình được nhìn nhận là khoảng 18,5%. Theo bài viết này, biến động trung bình hàng ngày đối với BTC là khoảng 5,5% trong 30 ngày qua và 3,5% trong 252 ngày qua.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các nước châu Á đối với lĩnh vực khai thác, khẳng định rằng châu Á là nơi có khoảng hai phần ba hashrate trên thế giới và 11 trong số 17 pool khai thác lớn nhất bởi hashrate.
Một phần ba các sàn giao dịch mới trong năm 2018 có trụ sở tại châu Á
Theo báo cáo, trong số 37 sàn giao dịch ra mắt trong năm 2017, 20 trong số đó được phát hiện đã đăng ký tại các quốc gia châu Á. Khu vực pháp lý được tìm kiếm nhiều nhất là Singapore với 8 sàn giao dịch tiền mã hóa mới, tiếp theo là Hồng Kông với 4 sàn giao dịch, và Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục với 2 sàn.
Tuy nhiên, Mosaic lưu ý rằng sự gia tăng của các sàn giao dịch mới ở khu vực châu Á có thể đã được thúc đẩy bởi sự đàn áp của Trung Quốc trên các sàn giao dịch tiền mã hóa, làm nổi bật sự chậm lại về số lượng sàn giao dịch mới ở châu Á trong nửa đầu năm 2018. Trong số 9 sàn giao dịch được xác định theo báo cáo đã được đưa ra trong năm 2018, chỉ có 3 sàn đăng ký ở châu Á, với Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Singapore, mỗi nơi có một sàn giao dịch mới duy nhất.
Tiếng Hoa phổ thông là ngôn ngữ được hỗ trợ nhiều thứ hai trên các sàn giao dịch tiền mã hóa
Báo cáo khẳng định rằng tính đến cuối tháng 7 năm 2018, đã có 86 sàn giao dịch tiền mã hóa lưu trữ các cặp BTC trực tiếp. Họ hỗ trợ 24 ngôn ngữ khác nhau, chín trong số đó là tiếng châu Á – bao gồm tiếng phổ thông, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Quảng Đông, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hindi, tiếng Indonesia và tiếng Malay.
Tiếng Hoa phổ thông được nhận thấy là ngôn ngữ được hỗ trợ nhiều thứ hai, với 65% sàn giao dịch hỗ trợ tiếng phổ thông là ngôn ngữ mặc định hoặc ngôn ngữ phụ trên nền tảng của họ. Tiếng Anh là ngôn ngữ được hỗ trợ phổ biến nhất trong số các sàn giao dịch, với 97%. Tiếng Hàn là tiếng thứ ba được hỗ trợ nhiều nhất với 33%, tiếp theo là tiếng Nga với 30% và tiếng Nhật với 23%.
Xem thêm:
Thị trường Crypto 2018: The Good, the Bad and the Ugly
Chuyện gì đã xảy ra với tiền mã hóa trong năm nay?
Theo TapchiBitcoin/news.bitcoin