Blockchain, Cryptocurrency, Facebook – Tuần trước, trang web EWN đã báo cáo về một tin đồn xuất hiện trong ngành rằng Facebook, “gã khổng lồ” mạng xã hội với hơn 2 tỷ người dùng, đang trong quá trình phát triển một loại tiền mã hóa stablecoin mới. Chi tiết về token bao gồm sự nhấn mạnh vào việc nó sẽ được sử dụng để thanh toán qua dịch vụ nhắn tin WhatsApp, đặc biệt tập trung vào việc mở rộng sang thị trường thanh toán kỹ thuật số phần lớn chưa được khai thác của Ấn Độ.
Một số chuyên gia đã sử dụng sự phát triển của Facebook như một cơ hội để “ném đá” vào ngành công nghiệp tiền mã hóa rộng lớn hơn, với lập luận rằng Big Tech hiện đang kiểm soát blockchain. Trái ngược với việc tiền mã hóa được sử dụng như một công cụ nhằm lật đổ ngành công nghiệp công nghệ, theo cách tương tự mà phía tài sản kỹ thuật số có khả năng “đàn áp” tiền fiat truyền thống, sự trỗi dậy của Facebook Coin đang đưa câu chuyện về sự tự do vào dòng chảy.
Tuy nhiên, việc chấp nhận tiền mã hóa bởi một công ty lớn và cố thủ trong hệ thống xã hội toàn cầu như Facebook là một dấu hiệu cho thấy công nghệ này đang đạt đến một điểm quan trọng của việc xác nhận, trái ngược với việc bị “nuốt chửng” bởi các nền tảng thành lập. Giống như tất cả các loại công nghệ khác, con đường đến Main Street được “lát” bằng sự hội nhập, chứ không phải là sự thống trị. Tiền mã hóa và bằng chứng cơ bản của blockchain là một khái niệm đa diện, được tạo thành từ các nguyên lý về khả năng sử dụng và niềm tin.
Liệu những người thuộc chủ nghĩa vô chính phủ crypto có lo lắng khi mà một tập đoàn chính thống đang tích hợp công nghệ yêu thích của họ? Có thể. Sự ra đời của Google và các tập đoàn internet đã không làm chậm quá trình chia sẻ dữ liệu cho những người coi công nghệ này như một chiếc cổng để phân phối thông tin một cách tự do. Tiền mã hóa sẽ tìm thấy một nền tảng tương tự cho các nhóm khác nhau dựa trên nhu cầu cần thiết của họ. Stablecoin cung cấp cho Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội ‘có cùng chí hướng’ một phương tiện an toàn để chuyển giao giá trị trên toàn cầu, đồng thời cung cấp sự đổi mới của tiền kỹ thuật số thực sự. Bitcoin, giống như nhiều loại tiền mã hóa khác, giữ một vị trí riêng biệt như một loại tài sản kỹ thuật số, một loại tiền có thể được giao dịch tự do, đầu cơ và được coi là một tài sản đầu tư bên cạnh tiền tệ.
Nếu tiền mã hóa tiếp tục khẳng định được vị trí trong các tập đoàn chính thống – một sự phát hiện rằng ít nhà đầu tư trong ngành sẽ buồn khi thấy sự gia tăng của các đồng coin riêng tư có thể là một phần mở rộng hợp lý. Trong khi Facebook, Twitter và các tổ chức thông thường khác sẽ thích sự thiếu biến động được tìm thấy trong stablecoin, những người dùng crypto khác có thể tìm kiếm nó như một phương tiện giao dịch cá nhân, tìm kiếm nhiều tiện ích hơn trong các đồng coin ẩn danh như Monero và tương tự.
Watermark của Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đang được sử dụng để mua cà phê tại Starbucks, chứ không phải dùng để lật đổ các chính phủ. Facebook sẽ không tước đoạt từ ngành công nghiệp bằng cách xây dựng đồng tiền riêng của họ – mà họ đang góp phần vào sự công nhận rằng ngành công nghiệp này là một công nghệ hợp pháp và cung cấp sự xác nhận cho việc sử dụng nó.
Các đặc tính về sự tự do và vô chính phủ đã gắn liền với tiền mã hóa kể từ khi quan niệm của nó mới chỉ là cấp tiến, đam mê chính là “nhiên liệu” cần thiết để thắp lên ngọn lửa của sự phát triển. Sẽ không phải là mối quan tâm thông thường nếu khiến ai đó tin vào một ngành công nghiệp đã giảm hơn 600 tỷ đô la trong một năm, mà là chính niềm tin vào tiềm năng của công nghệ và tầm nhìn tương lai về những gì nó có thể trở thành trong xã hội. Việc áp dụng của Facebook chính là sự hội nhập mà từ đó dẫn đến sự phổ biến của crypto, chứ không phải là “cái đinh trong quan tài” mà mọi người vẫn nghĩ.
Xem thêm:
Điều gì đã làm bốc hơi 18 tỷ USD crypto trong 2 ngày qua?
Bảy xu hướng tiền mã hóa cần chú ý trong năm 2019
Theo TapchiBitcoin/ethereumworldnews