Staking thanh khoản là gì và nó hoạt động như thế nào?

Updated: 02/05/2024 at 6:00

Trong bối cảnh hoạt động staking – nhằm bảo mật và xác thực các giao dịch trên blockchain – ngày càng trở nên phổ biến khiến cho lượng nắm giữ tiền điện tử của người dùng trở nên kém thanh khoản, một số sáng kiến mới đã được tung ra nhằm khai thác thanh khoản của những token vốn kém thanh khoản này.

Staking thanh khoản là một trong số đó, cho phép staker duy trì tính thanh khoản của token đã stake bằng cách sử dụng token dự phòng mà họ có thể sử dụng để kiếm thêm lợi nhuận thông qua giao thức DeFi.

Trước khi đi sâu vào staking thanh khoản, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về staking tiền điện tử và các vấn đề liên quan.

Staking là một quá trình trong đó các cá nhân khóa tiền điện tử (“stake”) để hỗ trợ tính bảo mật và hoạt động của mạng blockchain. Khi người dùng stake token, về cơ bản họ đang giúp bảo mật và xác thực các giao dịch trên blockchain.

Lượng nắm giữ tiền điện tử của người dùng sẽ trở nên kém thanh khoản hơn vì coin bị ràng buộc trong quá trình staking, không thể trao đổi hoặc chuyển nhượng.

Staking thanh khoản cho phép hodler tiền điện tử tham gia staking mà không từ bỏ quyền kiểm soát đối với khoản nắm giữ của họ. Điều này đã thay đổi cách người dùng tiếp cận staking.

Các dự án như Lido đã giới thiệu tính năng staking thanh khoản, cung cấp đại diện được token hóa cho tài sản đã stake dưới dạng token và các công cụ phái sinh. 

Nó cho phép người dùng tận dụng lợi thế của staking đồng thời vẫn giữ được tính linh hoạt khi giao dịch trong các ứng dụng DeFi hoặc chuyển chúng cho người dùng khác.

Sự khác biệt giữa staking được ủy quyền và staking thanh khoản

Trong hệ thống Delegated Proof-of-Stake (DPoS), người dùng mạng bỏ phiếu để chọn ra đại diện mà họ ưa thích. Tuy nhiên, mục đích của staking thanh khoản là cho phép các staker né tránh cơ chế ngưỡng staking và các token bị khóa tối thiểu.

Mặc dù DPoS mượn các khái niệm cơ bản từ proof-of-stake nhưng quá trình triển khai lại khác. Trong DPoS, người dùng mạng được trao quyền bầu chọn các đại biểu, được gọi là “*witnesses” hoặc “nhà sản xuất block” để xác thực block. Số lượng đại biểu tham gia vào quá trình đồng thuận bị hạn chế và có thể được điều chỉnh thông qua biểu quyết. Người dùng mạng trong DPoS có thể gộp các token của họ vào staking pool và sử dụng quyền biểu quyết kết hợp để bỏ phiếu cho đại biểu ưu tiên.

*Witnesses có thể ám chỉ đến các thực thể hoặc cơ quan có trách nhiệm quan sát và xác nhận các giao dịch trên mạng blockchain. 

Mặt khác, staking thanh khoản được thiết kế để hạ thấp ngưỡng đầu tư và cung cấp cách cho staker phá vỡ cơ chế của các token bị khóa. Blockchain thường có yêu cầu ngưỡng staking tối thiểu. Ví dụ: Ethereum yêu cầu bất kỳ ai muốn thiết lập node xác thực phải stake tối thiểu 32 Ether. Ngoài ra, nó cũng yêu cầu thiết bị phần cứng và nắm giữ tài sản tích lũy thêm để thanh toán chi phí vận hành node.

Staking-as-a-service là gì?

Staking-as-a-service (Saas) là một nền tảng hoặc dịch vụ cho phép người dùng ủy quyền tài sản tiền điện tử của họ cho bên thứ ba để thay mặt họ tham gia staking, thường để đổi lấy một khoản phí hoặc một phần phần thưởng.

JP Morgan lưu ý rằng đến năm 2025, lĩnh vực dịch vụ staking sẽ mở rộng lên con số khổng lồ 40 tỷ USD. Dịch vụ staking tiền điện tử sẽ đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế mới nổi này và staking thanh khoản sẽ là một phần không thể thiếu trong đó.

Các nền tảng Saas có thể được phân loại thành có quyền giám sát và không giám sát dựa trên mức độ phân cấp của chúng, đóng vai trò chính trong việc bảo vệ lợi ích tốt nhất của các bên liên quan và duy trì tính minh bạch. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản trị phi tập trung, các quyết định quan trọng được đưa ra bởi một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). 

Custodial staking-as-a-service cung cấp dịch vụ tham gia staking cho khách hàng mà không yêu cầu họ tự quản lý private key (khóa riêng) hoặc token của mình. Cụ thể, người dùng gửi tiền vào một nền tảng hoặc dịch vụ và nhận lại lợi tức từ việc tham gia vào quá trình staking mà không cần lo lắng về việc quản lý private key hay thực hiện các hoạt động kỹ thuật liên quan đến việc tham gia mạng lưới blockchain. 

Dịch vụ staking được cung cấp bởi các sàn giao dịch tiền điện tử có tính chất giám sát. Phần thưởng trước tiên sẽ được chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ staking sau đó mới được phân phối giữa các staker.

Trong khi đó, noncustodial staking-as-a-service là một dịch vụ cho phép người dùng tham gia vào quá trình staking trên một blockchain mà không cần phải giao token hoặc quản lý private key thông qua một bên thứ ba. Thay vì gửi tiền vào một nền tảng hoặc dịch vụ, người dùng có thể tham gia vào việc staking trực tiếp từ ví của họ mà vẫn nhận được lợi tức từ việc tham gia vào mạng lưới blockchain. Điều này cung cấp cho người dùng sự kiểm soát hoàn toàn và độc lập hơn đối với tài sản của họ, trong khi vẫn có thể tham gia vào quá trình staking một cách thuận tiện.

Trong mô hình này, trình xác thực sẽ tính phí hoa hồng cho bất kỳ ai muốn tham gia staking. Trong các mạng PoS hỗ trợ ủy quyền gốc, phần thưởng của staker sẽ được gửi trực tiếp đến ví của họ mà không có sự tham gia của trình xác thực. 

Staking thanh khoản hoạt động như thế nào?

Staking thanh khoản được thiết kế để loại bỏ ngưỡng staking và cho phép hodler kiếm lợi nhuận bằng token thanh khoản.

Staking pool cho phép người dùng hợp nhất các khoản stake nhỏ bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh, cung cấp token thanh khoản tương ứng (đại diện cho khoản stake của họ trong pool) cho mỗi staker.

Staking thanh khoản mở ra cách mới để trở thành staker bằng cách loại bỏ ngưỡng staking tối thiểu và cho phép staker kiếm được thu nhập gấp đôi. Một mặt, họ kiếm tiền từ các token đã stake và mặt khác, họ kiếm được lợi nhuận bằng các token có tính thanh khoản cao bằng cách thực hiện các hoạt động tài chính như giao dịch, cho vay hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà không ảnh hưởng đến vị thế staking ban đầu của họ.

Có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của staking thanh khoản thông qua nghiên cứu Lido.

Lido là một giải pháp staking thanh khoản cho các loại coin PoS, hỗ trợ một số blockchain PoS, bao gồm Ethereum, Solana, Kusama, Polkadot và Polygon. Lido cung cấp một giải pháp sáng tạo để mở khoá các hạn chế do staking PoS truyền thống gây ra bằng cách giảm bớt các rào cản gia nhập một cách hiệu quả và các chi phí liên quan đến việc khóa tài sản của một người trong một giao thức duy nhất.

Nguồn: Blog.lido.fi

Lido là một staking pool dựa trên hợp đồng thông minh. Lido cho phép hodler ETH stake các phần nhỏ của ngưỡng tối thiểu (32 ETH) để kiếm phần thưởng block. Khi gửi tiền vào hợp đồng thông minh staking pool của Lido, người dùng sẽ nhận được Lido Staked ETH (stETH), một token tương thích ERC-20, được đúc khi gửi và đốt khi rút tiền.

Giao thức phân phối ETH đã stake cho trình xác thực (nhà vận hành node) trong mạng Lido và sau đó, nó được gửi vào Ethereum Beacon Chain để xác thực. Những khoản tiền này sau đó được bảo vệ trong một hợp đồng thông minh mà trình xác thực không thể tiếp cận được. ETH được gửi qua giao thức Lido staking được tách thành các nhóm 32 ETH giữa các nhà vận hành node hoạt động trên mạng.

Các nhà vận hành node sử dụng khóa xác thực công khai để xác thực các giao dịch liên quan đến tài sản đã stake của người dùng. Cơ chế này cho phép phân phối tài sản đã stake của người dùng trên nhiều trình xác thực, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các điểm lỗi duy nhất và staking cho một trình xác thực duy nhất. 

Các staker gửi token của Solana (SOL), Polygon (MATIC), Polkadot (DOT) và Kusama (KSM) với một bộ hợp đồng thông minh trong Lido sẽ nhận được stSOL, stMATIC, stDOT và stKSM tương ứng. StTokens có thể được sử dụng để kiếm lợi nhuận DeFi, cung cấp tính thanh khoản, giao dịch trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và nhiều trường hợp sử dụng khác.

Rủi ro liên quan đến các nền tảng staking thanh khoản

Giống như bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào trong không gian tiền điện tử, cần phải tính đến các mối đe dọa kỹ thuật và sự biến động của thị trường khi tham gia staking thanh khoản.

Mối đe dọa kỹ thuật

Blockchain PoS vẫn còn tương đối mới và luôn có khả năng xảy ra lỗi giao thức hoặc lỗ hổng bảo mật dẫn đến mất tài sản hoặc bị exploit. Việc phụ thuộc vào trình xác thực để staking cũng gây ra rủi ro đối tác.

Rủi ro thị trường

Staking thanh khoản sẽ mở khóa các tài sản được stake, cho phép staker kiếm được phần thưởng từ các ứng dụng DeFi. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra nguy cơ thua lỗ trên hai mặt trận khi thị trường suy thoái.

Việc duy trì nền tảng staking thanh khoản có nguồn mở và được kiểm toán thường xuyên sẽ giúp bảo vệ khỏi các mối đe dọa ở một mức độ nào đó. Việc có chương trình tiền thưởng cho nền tảng cũng giúp giảm thiểu lỗi. 

Việc tiến hành thẩm định toàn diện là rất quan trọng để chống lại các rủi ro liên quan đến biến động của thị trường. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu dữ liệu lịch sử thị trường, đánh giá tình hình tài chính của các khoản đầu tư tiềm năng, hiểu rõ bối cảnh pháp lý và phát triển chiến lược đầu tư đa dạng.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin 

Itadori

Theo Cointelegraph

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử đang chịu áp lực điều chỉnh chung, phần lớn các meme coin đã ghi nhận mức suy giảm trong ngày hôm nay. Dẫu vậy, một số cái tên đã cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại – thậm chí một vài... ...

Giá XRP đang hình thành mô hình nêm giảm trên biểu đồ ngày, một mô hình kỹ thuật thường gắn liền với động lực tăng giá mạnh sau khi breakout theo hướng đi lên. Liệu thiết lập kỹ thuật này, kết hợp với việc Ủy ban Giao dịch và Chứng... ...

Sui đang đưa ra tín hiệu kỹ thuật mạnh mẽ cho khả năng tăng giá 100% trong vài tuần tới, được hỗ trợ thêm bởi hàng loạt cập nhật tích cực, chẳng hạn như việc Nasdaq nộp hồ sơ quỹ ETF gần đây với Ủy ban Chứng khoán và Giao... ...

Chainlink (LINK) đã vượt qua ngưỡng kháng cự kéo dài sáu tuần vào ngày 8 tháng 5, nhưng diễn biến sau đó lại khá mờ nhạt. Kể từ đó, giá LINK duy trì quanh mức kháng cự cũ là 15,5 đô la. Trong nửa cuối tháng 5, LINK dao động... ...

Số dư Solana trên các sàn giao dịch tập trung đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2022, hiện chỉ còn khoảng 27,01 triệu SOL. Mức giảm 27,4% so với con số 37,22 triệu SOL vào đầu tháng 3 là một tín hiệu rõ ràng... ...

Tại Hội nghị Bitcoin 2025 đang diễn ra ở Las Vegas, một tuyên bố mạnh mẽ từ một trong những tên tuổi hàng đầu của Phố Wall đang thu hút sự chú ý. Robert Mitchnick, Giám đốc Điều hành tại BlackRock, đã khẳng định rằng Bitcoin sở hữu “tiềm năng... ...

Trong ba ngày qua, Pi Network (PI) đã duy trì giao dịch dưới mức 0,8 đô la, hiện đang trong giai đoạn hợp nhất ngay trên mức hỗ trợ quan trọng. Các chỉ báo kỹ thuật hiện tại cho thấy bức tranh thị trường đang có xu hướng thận trọng,... ...

Dogecoin hiện vẫn chưa thể lấy lại mức cao nhất mọi thời đại (ATH) trước đó là 0,74 đô la đạt được vào năm 2021. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích vẫn lạc quan cho rằng mức giá 1 đô la có thể là mục... ...

Gần đây, HBAR đã mất đà tăng trưởng, với diễn biến giá không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt trong vài ngày qua. Sự suy giảm của altcoin này đã làm xói mòn các mức tăng trước đó, báo hiệu sự mất đi động lực tăng giá. Điều này... ...

James Wynn, một nhà đầu tư lớn trong thị trường tiền điện tử, đặc biệt là các đồng meme, vừa hoàn tất việc bán toàn bộ vị thế Pepecoin (PEPE) của mình, thu về khoản lợi nhuận ấn tượng lên đến 25,19 triệu USD. Tổng cộng, các giao dịch liên... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode