MIT Technology Review đã đăng tải một bài báo ngày hôm nay, 2 tháng 1, lập luận rằng năm 2019 sẽ là năm mà blockchain trở nên “bình thường”. Tạp chí này là một tạp chí độc lập nhưng thuộc sở hữu hoàn toàn của Viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ (MIT).
Bài báo đưa ra một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về lịch sử gần đây của blockchain, cho rằng công nghệ này là “một cuộc cách mạng được cho là sẽ phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu” vào năm 2017, nhưng đó lại là một sự thất vọng vào năm 2018 – trong bối cảnh về sự sụt giảm đáng kể trong việc định giá của hầu như tất cả các tài sản và tiền tệ dựa trên blockchain.
Tuy nhiên, tạp chí này biện luận rằng, vào thời điểm năm mới, nhiều “dự án nghe có vẻ sáng tạo vẫn còn hoạt động và thậm chí còn sắp mang lại kết quả tốt”. Cùng với kế hoạch khởi động các dự án lớn dựa trên blockchain của một số tập đoàn lớn trong năm nay, năm 2019 được cho là sẽ trở thành “năm mà công nghệ blockchain cuối cùng cũng trở nên bình thường”.
Khi lấy một ví dụ về sự thay đổi sắp diễn ra trong lĩnh vực này, Tạp chí trích dẫn ra một số tay chơi lớn sắp ra nhập vào không gian tiền mã hóa của Phố Wall như Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), chủ sở hữu sàn giao dịch xuyên châu lục (ICE), và công ty đầu tư khổng lồ Fidelity.
Ngay cả khi sự cường điệu hóa xung quanh blockchain được tuyên bố là đã giảm xuống, Tạp chí này vẫn cho rằng những lời đề nghị của họ về các chính sách đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý đối với tiền mã hóa là một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đưa ngành này trở thành xu hướng.
Một ví dụ nữa mà Tạp chí này tiếp tục đưa ra, đó là sự cải tiến trong công nghệ hợp đồng thông minh, sự cải tiến này sẽ giúp cho hợp đồng có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh pháp lý – làm cho châm ngôn về mã hóa “code là luật pháp” (code is law) một bước gần hơn để trở thành hiện thực được chấp nhận.
Luận điểm cuối cùng mà bài viết đưa ra là việc bình thường hóa công nghệ và lĩnh vực này sẽ đòi hỏi một sự tái định hình đáng kể về hệ tư tưởng mà đã trao cho tiền mã hóa và blockchain những động lực đầu tiên. Mã hóa bắt nguồn từ một phong trào chống chính phủ đang trong quá trình bị dập tắt, bài báo khẳng định, do sự ra đời của tiền mã hóa quốc gia – cho dù đó là đồng tiền mã hóa của Venezuela, Venezuela đã tung ra loại tiền mã hóa được hỗ trợ bởi dầu mỏ gây tranh cãi, hay các kế hoạch của các quốc gia khác cho việc đảm bảo giá trị đồng tiền của chính quốc gia mình.
Một ví dụ nữa được đưa ra là sự xác thực trong việc khám phá ra vụ việc các loại tiền mã hóa được hỗ trợ bởi ngân hàng trung ương (CBDCs) do người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là Christine Lagarde thực hiện vào mùa thu này.
Gần một năm trước, vào giữa tháng 1 năm 2018, Cointelegraph đã đưa ra một bài phân tích về sức nóng xung quanh cuộc cách mạng blockchain – được gói gọn bởi khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp sử dụng công nghệ như một từ thông dụng trong tên của họ để kiếm tiền trên thị trường bị thổi phồng này.
Xem thêm:
Facebook, tiền mã hóa và tương lai của thương mại di động
Ngân hàng trung ương Trung Quốc lo ngại về mức độ sụt giảm trong hoạt động thanh toán bằng tiền mặt