Quy định về Thị trường tiền điện tử (MiCA) của EU đối với stablecoin hiện đã có hiệu lực, trong đó chỉ những stablecoin theo quy định mới được phép sử dụng trong khối. Khung pháp lý mới yêu cầu một loạt hành động đối với nhiều công ty và người dùng muốn phát hành hoặc sử dụng stablecoin trong EU.
Theo CEO YouHodler, Ilya Volka, điều quan trọng hiện nay đối với người dùng stablecoin ở EU là chuyển đổi các stablecoin không tuân thủ sang các loại được quản lý như USDC.
Ilya Volka – CEO YouHodler
Volka nói rằng:
“Việc chuyển đổi này đảm bảo sự ổn định tối đa và sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của tài sản kỹ thuật số”.
Volka nói thêm các nhà đầu tư nắm giữ stablecoin ở EU không nên chuyển stablecoin của họ sang các nền tảng nước ngoài.
“Bằng cách sử dụng nền tảng tuân thủ MiCA, người dùng sẽ được bảo vệ bởi các quy định mới nhất của thị trường. Sử dụng stablecoin không được kiểm soát trên nền tảng nước ngoài có thể rất nguy hiểm vì nó khiến người dùng gặp rủi ro pháp lý và tài chính, bao gồm cả khả năng chính quyền đóng băng tài sản”, CEO YouHodler nói thêm.
Volka nhấn mạnh việc chuyển đổi stablecoin không được kiểm soát sang loại được quản lý sẽ không bị lỗ.
“Ví dụ, khi bạn chuyển đổi USDT sang USDC, tài sản của bạn sẽ giữ nguyên số tiền đô la”.
Tether quan ngại về quy định MiCA của EU
Vào đầu tháng 6, Binance tuyên bố sẽ bắt đầu hạn chế quyền truy cập vào các stablecoin “trái phép” trong khối giao dịch 27 quốc gia vào cuối tháng trước. Tuy nhiên, CEO Tether Paolo Ardoino bày tỏ mối quan ngại về MiCA và tác động của nó đối với stablecoin.
“Tether đã tích cực tham gia vào các cuộc tham vấn về tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định trong những tháng qua và vẫn lo ngại MiCA có một số yêu cầu có vấn đề.
Những yêu cầu này không chỉ khiến công việc của nhà phát hành stablecoin trở nên cực kỳ phức tạp mà còn khiến các stablecoin được EU cấp phép trở nên cực kỳ dễ bị tổn hại, rủi ro hơn khi hoạt động. Giống như bất kỳ khung pháp lý nào ở quy mô này, các cuộc thảo luận sâu hơn về tiêu chuẩn triển khai kỹ thuật là rất quan trọng để mang sự rõ ràng đến với thị trường theo những quy định nhất định,” ông nói thêm.
Ngoài các yêu cầu cấp phép, MiCA còn đưa ra sự không chắc chắn khác thông qua các hạn chế phát hành stablecoin của mình. Theo Điều 23 của luật, các công ty không thể phát hành thêm stablecoin trong khối nếu stablecoin của họ vượt quá ngưỡng 1 triệu giao dịch hàng ngày dưới dạng phương tiện trao đổi hoặc tổng khối lượng giao dịch hàng ngày vượt 200 triệu euro (khoảng 215 triệu đô la).
Khung MiCA của EU là một ví dụ cho các khu vực pháp lý khác
Volka cho biết, bất chấp những thách thức, MiCA là một ví dụ để các khu vực pháp lý khác học hỏi và noi theo. Trưởng bộ phận chiến lược của Coincover Eleanor Gaywood đồng tình với quan điểm này và nói rằng việc triển khai điều khoản của MiCA đối với stablecoin sẽ đặt EU đi đầu trong quá trình chuyển đổi để đón nhận những đổi mới từ lĩnh vực tiền điện tử.
“Trong vài tuần qua, chúng tôi đã thấy một số sàn giao dịch hủy niêm yết một số stablecoin nhất định trước thời hạn triển khai, điều này đối với tôi cho thấy các công ty tiền điện tử vẫn nhầm lẫn về cách tuân thủ các quy tắc mới. Trước mắt, tôi hy vọng ESMA hợp tác với ngành trong việc giúp các công ty tuân thủ thay vì điều chỉnh thông qua hành động cưỡng chế như phạt tiền hoặc hình phạt”, Gaywood nói thêm.
Vào ngày 30/6, MiCA đã được áp dụng một phần cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử và các yêu cầu xác minh danh tính, chống rửa tiền. Mặt khác, việc tuân thủ đầy đủ khung pháp lý mới của khối sẽ được yêu cầu vào tháng 12.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Vitalik Buterin gợi ý về mô hình mới có thể tăng tốc giao dịch Ethereum
- MiCA của Châu Âu sẽ sớm có hiệu lực – Đã đến lúc Hoa Kỳ phải hành động?
- Khung quy định stablecoin của MiCA có hiệu lực trong bối cảnh bất ổn
Đình Đình
Theo The Block