Trang chủ Tạp chí Tin tức Scam -Hack Mô hình Ponzi là gì ? Mô hình Kim tự tháp là...

Mô hình Ponzi là gì ? Mô hình Kim tự tháp là gì ?

Phần lớn các cá nhân đầu tư vào Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác – hoặc quyết định đầu tư vào các ICO hoặc STO thường quan tâm đến 2 vấn đề. Đầu tiên là Hệ số thu nhập trên đầu tư (Return of Investment – ROI) đại diện cho số lợi nhuận họ có thể thu về từ khoản đầu tư ban đầu. Sau đến vấn đề thứ hai là tỷ lệ rủi ro có thể khi thực hiện khoản đầu tư đó. Khi tỷ lệ rủi ro quá cao, các nhà đầu tư có thể mất một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư của mình, khi đó chỉ số ROI sẽ có giá trị âm .

Về bản chất, bất cứ khoản đầu tư nào đều mang một tỷ lệ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ này đối với các khoản đầu tư vào các mô hình Ponzi hay Kim tự tháp bất hợp pháp là cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Do đó, việc tìm hiểu về bản chất và cách thức hoạt động của mô hình này là cực kỳ quan trọng.

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi hay còn gọi là Kế hoạch Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi, một kế toán tại Boston, người đầu tiên đưa ra mô hình lừa gạt này năm 1919. Từ một kẻ vô danh và rỗng túi, hắn trở nên nổi tiếng và giàu có toàn nước Mỹ. Ponzi nổi tiếng đến mức “Ponzi scheme” và “Ponzi Finance” có mặt trong giáo trình tất cả các trường đại học ở Mỹ và Ponzi có hẳn 1 website dành cho mình là http://www.mark-knutson.com/.

Đầu những năm 1920, Ponzi với mô hình của hắn tồn tại hơn một năm đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nạn nhân. Về cơ bản, mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo đầu tư hoạt động theo cách lấy tiền của người đến sau trả cho người đến trước. Điểm mấu chốt của nó là những người đến sau cùng thường sẽ không nhận được một xu nào cả. Bitconnect, Ifan, Pincoin, Onecoin Việt Nam… là những ví dụ điển hình của mô hình Ponzi trong thế giới tiền ảo.

mo-hinh-ponzi-la-gi

Mô hình Ponzi hoạt động như thế nào.

  1. Sẽ có một thành viên khởi xướng đầu tiên đứng ra quảng cáo về cơ hội đầu tư trong đó người tham gia phải đóng góp $1000. Người này được hứa hẹn sẽ nhận được lại toàn bộ khoản đầu tư ban đầu kèm theo đó là 10% lợi nhuận sau một chu kỳ đầu tư nhất định (90 ngày chẳng hạn).
  2. Giả sử nhà đầu tư này kêu gọi được thêm 2 nhà đầu tư nữa tham gia trước khi thời hạn 90 ngày kết thúc. Khi đó người khởi xướng sẽ trích $1100 từ khoản $2000 thu được từ người thứ 2 và thứ 3 để trả lại cho người thứ nhất. Khi đó, nhà đầu tư thứ nhất sẽ bị hấp dẫn và nhiều khả năng tái đầu tư tiếp với khoản $1000 ban đầu.
  3. Bằng cách lấy tiền từ những nhà đầu tư mới, kẻ lừa đảo sẽ có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những nhà đầu tư đến sớm và thuyết phục họ tái đầu tư kèm theo việc kêu gọi theo nhiều người khác tham gia.
  4. Khi hệ thống đã phát triển, người khởi xướng bắt buộc phải tìm kiếm thêm các nhà đầu tư mới gia nhập mô hình để có thể duy trì được khả năng trả lãi đã hứa.
  5. Cuối cùng khi hệ thống đạt tới mức không thể duy trì được nữa, người khởi xướng hoặc sẽ bị bắt hoặc sẽ biến mất cùng với số tiền thu được từ các nhà đầu tư.

6 dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi

Khái niệm về mô hình lừa đảo Ponzi không kết thúc vào năm 1920. Công nghệ thay đổi và mô hình Ponzi cũng thay đổi. Vào năm 2008, Bernard Madoff bị tố cáo sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi để tạo ra các báo cáo giao dịch giả mạo, nhằm chứng minh với nhà đầu tư rằng quỹ đầu tư của mình có lợi nhuận.

Trong lĩnh vực tiền điện tử, nhiều người dựa vào công nghệ Blockchain để vẻ ra rất nhiều dự án sử dụng mô hình Ponzi, mục đích để lôi kéo, lừa đảo các nhà đầu tư tham gia. Vd như dự án Skyway, Onecoin,… đã có vô số người tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung mất tiền vì đầu tư vào các dự án đa cấp biến tướng này. Vì thế, bạn cần có kiến thức để nhận biết các dự án đang hoạt động theo mô hình này, từ đó tránh xa chúng. Dưới đây là 6 dấu hiệu giúp bạn xác định một mô hình Ponzi:

  • Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro
  • Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao
  • Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền có uy tín
  • Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc được mô tả rất rắc rối
  • Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức cho các khoản đầu tư của họ
  • Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức

Mô hình Kim tự tháp là gì?

Mô hình kim tự tháp là một mô hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trong đó các thành viên được hứa hẹn về lợi nhuận hoặc các phần thưởng bằng cách gia nhập mô hình và giới thiệu thêm người mới gia nhập.

Mô hình Ponzi là gì ? Mô hình Kim tự tháp là gì ?

Ví dụ, một người khởi xướng lừa đảo giới thiệu tới Tí và Tèo một cơ hội mua lại quyền phân phối trong một công ty với giá $ 1000 mỗi người. Khi đó họ sẽ có quyền tự mình bán lại các quyền phân phối này và kiếm được hoa hồng khi giới thiệu được thêm thành viên mới gia nhập. Số tiền $ 1000 họ kiếm được từ mỗi lần bán được quyền phân phối sẽ được chia đều 50/50 giữa họ và người khởi xướng.

Trong ví dụ trên, Tí và Tèo mỗi người cần phải bán được quyền phân phối 2 lần nhằm thu lại được khoản đầu tư ban đầu của họ, vì mỗi lần họ sẽ thu lại được $ 500. Khi đó, gánh nặng phải bán lại 2 quyền phân phối khác nhằm thu lại số vốn ban đầu sẽ được chuyển sang các khách hàng của họ. Mô hình này cuối cùng cũng sẽ sụp đổ bởi sẽ càng ngày càng có nhiều người phải tham gia vào quy trình đó. Sự phát triển không bền vững là nguyên nhân chính làm cho mô hình này mang tính bất hợp pháp.

Hầu hết các mô hình kim tự tháp đều không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào cả mà chỉ duy trì dựa trên số tiền thu được từ việc tiếp nhận thêm người mới. Tuy nhiên, có một số mô hình kim tự tháp được giới thiệu dưới danh nghĩa các công ty đa cấp (multi-level marketing MLM) bán sản phẩm và dịch vụ một cách hợp pháp. Đây chỉ là một cách che giấu bản chất lừa đảo vốn có của mô hình này mà thôi. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều công ty MLM có vấn đề sử dụng mô hình kim tự tháp, nhưng không phải công ty MLM nào cũng là lừa đảo. Những công ty như Amway, Thiên Ngọc Minh Uy, Lô Hội… tại Việt Nam là sử dụng hình thức lừa đảo Kim tự tháp này, bằng cách nâng giá nhưng “sản phẩm chức năng” lên mức ” đỉnh tháp” và chia dần các tháp nhỏ cho các leader vàng bạc kim cương…và nạn nhân “bơi” vào cuối cùng sẽ được ăn “vàng nổi”.

So sánh mô hình Ponzi và mô hình Kim tự tháp

Điểm chung

Cả 2 mô hình này đều là một dạng lừa đảo tín thuyết phục nạn nhân đầu tư bằng cách hứa hẹn mức lợi nhuận rất cao.

Cả hai đều cần có dòng tiền liên tục đến từ các nhà đầu tư mới để có thể duy trì hoạt động và thành công.

Thông thường đều không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào cả.

Khác biệt

Mô hình Ponzi thường được giới thiệu là dịch vụ quản lý đầu tư, trong đó người tham gia tin rằng lợi nhuận họ nhận được là kết quả có được từ các khoản đầu tư hợp pháp. Kẻ lừa đảo thực chất là cướp tiền của người này để trả cho người khác.

Mô hình kim tự tháp dựa nên nền tảng marketing mạng lưới và yêu cầu người tham gia phải tuyển thêm người mới vào hệ thống thì mới kiếm được tiền. Từ đó, mỗi thành viên sẽ nhận được một khoản hoa hồng trước khi toàn bộ số tiền còn lại được chuyển dần lên đỉnh kim tự tháp.

Cách phòng tránh cạm bẫy Ponzi và Kim Tự Tháp.

Luôn đặt ra nghi vấn. Bất cứ cơ hội đầu tư nào hứa hẹn lợi nhuận ở mức cao và chóng gọn với khoản đầu tư ban đầu không lớn đều có dấu hiệu không trung thực. Điều này đặc biệt đúng với những vấn đề ít phổ thông hoặc khó nắm bắt. Cơ hội không thể tin nổi, thường là không thể tin được thật!

Cẩn trọng trước các cơ hội trên trời rơi xuống. Luôn thận trọng đặc biệt trước những lời mời trời ơi đất hỡi vào các cơ hội đầu tư dài hạn.

Phải điều tra thật kỹ người bán. Thực thế đứng ra quảng bá cơ hội đầu tư cần phải được tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Một cố vấn tài chính danh tiếng, một broker, hay công ty môi giới chứng khoán sẽ được đăng ký và quản lý tại các tổ chức hợp pháp.

Không dựa vào niềm tin, dựa vào xác thực. Các khoản đầu tư hợp pháp cần được đăng ký một cách hợp pháp. Việc đầu tiên cần phải thực hiện là yêu cầu các thông tin đăng ký kinh doanh. Nếu cơ hội đầu tư này không có đăng ký thì cần có lời giải thích và bằng chứng hợp lí cho việc đó.

Hiểu rõ bản chất khoản đầu tư. Không bao giờ đầu tư vào những gì bạn không nắm rõ. Phải tận dụng hết các tài nguyên có thể và thận trọng với các khoản đầu tư “bí mật”.

Tố cáo. Khi phát hiện có người bị dụ dỗ tham gia mô hình Ponzi, cần báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ nhà đầu tư trước hình thức lừa đảo này.

Bitcoin có phải một mô hình kim tự tháp không?

Một số người cho rằng Bitcoin chính là một mô hình kim tự tháp khổng lồ, điều này đơn giản là hoàn toàn sai lầm. Bitcoin cơ bản chỉ là tiền, một loại tiền tệ số phân tán được bảo mật bằng các thuật toán và mã hóa được nhiều người sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ. Cũng giống như tiền giấy, tiền mã hóa cũng được sử dụng trong các mô hình kim tự tháp (hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác), nhưng không phải vì thế mà tiền mã hóa hay tiền giấy lại trở thành mô hình kim tự tháp được.

Bitcoin không phải là mô hình lừa đảo đa cấp, chỉ những kẻ lợi dụng Bitcoin và công nghệ Blockchain để quảng bá coin rác của mình mới là lừa đảo.

Tại sao đa cấp tiền ảo, Ponzi và Kim Tự Tháp có thể hoành hành tại Việt Nam?

Thị trường tiền điện tử tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang rất phát triển và là cơ hội kiếm tiền rất tiềm năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiếm tiền được từ thị trường này. Bạn cần phải có kiến thức, khả năng đánh giá, nhìn nhận và kỹ năng phân tích,..để nhận biết được dự án nào nên tham gia, dự án không nên tham gia, thời điểm tham gia cũng thời điểm rút vốn…

Nếu bạn đang tìm hiểu về các dự án tiền ảo đầu tư theo mô hình đa cấp thì nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia, sở dĩ các tệ nạn liên quan hoành hành tại Việt Nam là vì:

  • Nhà đầu tư không am hiểu nhiều về thị trường tài chính, kiến thức kinh tế hạn chế.
  • Nhà đầu tư thiếu kiến thức về tiền ảo, công nghệ Blockchain.
  • Nhà đầu tư mờ mắt về cơ hội làm giàu nhanh chóng, lợi nhuận cao gấp hàng chục lần so với lãi suất tiền gửi ngân hàng, cộng với hoa hồng khi giới thiệu thêm người chơi, lòng tham đã khiến họ mờ mắt.
  • Nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, “mù tịt” về công nghệ thông tin.

Xem thêm: Tiền ảo Onecoin có phải mô hình Ponzi không?

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

MicroStrategy hoàn tất việc huy động 3 tỷ đô la để mua thêm Bitcoin khi MSTR giảm 25%

MicroStrategy hoàn tất việc huy động 3 tỷ đô la để mua thêm Bitcoin

MicroStrategy (MSTR) hoàn tất đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi 3 tỷ USD với lãi suất 0%, đáo hạn vào tháng 12/2029, dự...

Tài sản ròng của các quỹ Bitcoin ETF tại Hoa Kỳ chính thức vượt...

Các quỹ Bitcoin ETF của Hoa Kỳ đã phá vỡ 100 tỷ đô la tài sản ròng lần đầu tiên vào ngày 21 tháng...

47 tỷ USD BTC có thể chảy vào Bitcoin L2 vào năm 2030 –...

Bộ phận nghiên cứu của Galaxy Digital ước tính rằng khoảng 47 tỷ USD thanh khoản Bitcoin có thể được chuyển vào mạng lưới...

Chỉ số memecoin tăng vọt khi các đợt niêm yết mới tiếp tục thúc...

Lĩnh vực memecoin dẫn đầu đà tăng trưởng thị trường trong tuần qua giữa xu hướng tăng giá rộng rãi. Chỉ số GMMEME, tăng 3,94%,...

Chủ tịch SEC Gary Gensler chính thức thông báo sẽ từ chức

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler, nổi tiếng với lập trường cứng rắn về quy định...
hack

Hoa Kỳ buộc tội 5 thủ phạm trong âm mưu hack 11 triệu đô...

Các công tố viên Hoa Kỳ vừa buộc tội 5 người thuộc một nhóm tội phạm đã tham gia hack hàng chục doanh nghiệp...
Kẻ lừa đảo trên Coinbase tuyên bố kiếm được 5 con số mỗi tuần

Kẻ lừa đảo Coinbase tuyên bố kiếm được 5 con số một tuần nhắm...

Các nhóm lừa đảo phishing trong lĩnh vực crypto đang kiếm được thu nhập đáng kinh ngạc, lên đến năm con số hàng tuần,...
Bitcoin

MARA Holdings hoàn tất đợt chào bán nợ 1 tỷ đô la để mua...

Vào thứ 5, MARA Holdings thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 1 tỷ đô la tín phiếu kỳ hạn đến 10 năm...

Cơn sốt memecoin giúp Solana đạt doanh thu kỷ lục 8,35 tỷ USD

Với việc memecoin ngày càng trở nên phổ biến, doanh thu hàng ngày và phí giao dịch trên Solana đã chạm mức kỷ lục....

DWF Labs ra mắt quỹ 20 triệu USD để hỗ trợ các dự án...

DWF Labs, nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường Web3 có trụ sở tại Dubai, đã ra mắt quỹ 20 triệu USD...
CHILLGUY

Memecoin TikTok CHILLGUY tăng vọt 101% bất chấp lời đe dọa pháp lý của...

Thị trường crypto rơi vào hỗn loạn sau khi Phillip Banks, người tạo ra meme “Chill Guy” nổi tiếng, tuyên bố kế hoạch phát...

Giá Bitcoin tiến gần $100.000, OI CME lần đầu tiên vượt 215.000 BTC

Bitcoin (BTC) lần đầu tiên tiến gần đến mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD sau khi giá tăng thêm $30.000 kể...
Aave

Khối lượng cho vay của Aave tăng gấp 3 lần so với đầu năm,...

Giao thức DeFi hàng đầu Aave đã đạt cột mốc đáng chú ý 10 tỷ đô la trong các khoản vay đang hoạt động,...
eth-stablecoin-thanh-khoan

Ethereum thống trị thanh khoản của stablecoin với thị phần hơn 52%

Mặc dù các blockchain như TRON và Solana đang tạo ra sự chú ý với các đợt phát hành stablecoin mới, nhưng Ethereum vẫn...

Tin vắn Crypto 21/11: Bitcoin có thể không chứng kiến ​​sự điều chỉnh cho...

Từ nhận định Bitcoin có thể không chứng kiến ​​sự điều chỉnh cho đến khi vượt mốc $100.000 đến BitGo ra mắt công ty...

Giá SUI giảm 11% khi blockchain Sui ngừng hoạt động hơn một giờ

Vào ngày 21 tháng 11, blockchain layer 1 Sui, được thiết kế nhằm triển khai các hợp đồng thông minh một cách nhanh chóng,...