Điều hướng không gian tiền điện tử là một thách thức. Cộng đồng ngày nay sử dụng Twitter khá nhiều, nơi sự khác biệt trong danh mục đầu tư thường dẫn đến tranh cãi và mất thông tin.
Đây là lý do tại sao một nhà phát triển phần mềm đã khéo léotạo ra một phần mở rộng trình duyệt mới để giúp công chúng nắm rõ chính xác những gì đang diễn ra. Nó được gọi là ‘Coinflict of Interest’.
Phần mở rộng này có một tiện ích bổ sung đơn giản, trình bày các ước tính về mức độ quan tâm của tác giả đối với bốn loại tiền điện tử: Bitcoin, Ethereum, Ripple và Bitcoin Cash.
Ý tưởng là kết hợp các lượt theo dõi từ Twitter của ai đó, để có thể biểu thị chỉ số về sở thích tiền tệ kỹ thuật số của họ. Nếu ai đó thường xuyên tương tác với một cộng đồng nhất định, họ có thể lọc thông tin để làm cho nó phù hợp với đối tượng cụ thể đó và do đó nảy sinh xung đột lợi ích.
Rủi ro này được bị trộn lẫn trong ngành công nghiệp blockchain, vì ranh giới giữa chuyên gia tiền điện tử và nhà đầu tư mạo hiểm thường bị xóa nhòa.
Có phải luôn luôn nên tin tưởng một cách mù quáng thông tin được cung cấp bởi một người có thể được đầu tư nhiều vào công nghệ cụ thể đó? Đây là câu hỏi Coinflict of Interest đang cố gắng giúp đưa ra câu trả lời.
Trong khi điều này là hoàn toàn tuyệt vời (và đôi khi vui nhộn), bản chất tính hữu ích của nó giúp người ta hiểu rõ mức độ đáng tin cậy của những xếp hạng quan tâm này.
“Vào thời điểm này, thực sự nó chỉ là một proof-of-concept” Luke Childs đã nói với Hard Fork. “Không nên quá xem trọng kết quả của ý tưởng này. Tôi nghĩ, nói chung, kết quả đủ chính xác để mang lại lợi ích. Nhưng có khá nhiều điều bất thường song vẫn có rất nhiều cơ hội để cải thiện chúng.
Coinflict of Interest dựa vào một dự án tiền điện tử khác, hive.one, cho việc nghiên cứu dữ liệu cộng đồng. Họ có một dịch vụ xếp hạng những người dùng của tiền điện tử trên sức ảnh hưởng trên Twitter của họ bằng cách đo số lượt chú ý với các bài tweet.
Nếu số lượng nhiều Bitcoiner thường xuyên tương tác với bài đăng của người nào đó, hive.one sẽ coi người đó có sức ảnh hưởng đến người dùng.
Adam Back là người đồng sáng lập và là CEO của Blockstream, một công ty phần mềm tập trung vào các dự án liên quan đến Bitcoin, vì vậy chẳng có gì bất thường khi người hâm mộ Bitcoin thường xuyên like, retweet và bình luận về những dòng trạng thái anh đăng.
“Tôi đang thực hiện một số xử lý hậu kỳ trên dữ liệu đó, chạy thử thông qua một thuật toán đơn giản để thử và suy luận ra sự quan tâm yêu thích từ sức ảnh hưởng của mọi người”, ông giải thích. Sau đó ông xác nhận rằng hiện tại không có đủ bối cảnh thực tế để xếp hạng hoàn toàn chính xác.
“Cần có một số loại phân tích tình cảm về nội dung tweet của người dùng để biết được rằng liệu họ tham gia theo cách tích cực hay tiêu cực. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ cải thiện kết quả đáng kể” anh ấy nói thêm.
Một tính năng thực sự tiện dụng của tiện ích mở rộng là cách nó hiển thị các xu hướng tiềm năng ngay cả trong các pop-up xuất hiện khi di chuột qua ảnh hồ sơ của một người dùng cụ thể. Nó làm cho việc tìm ra bối cảnh của một tweet nhất định đơn giản hơn nhiều.
- Vitalik chỉ trích “tư duy cá nhân” của cộng đồng tiền điện tử
- Tin vắn Crypto ngày 06/03: CEO Twitter tiết lộ thói quen mua Bitcoin cùng những tin tức khác về Ripple, Ethereum, Tron, Litecoin, Cardano, Maker, IOTA
Huyền Đinh
Theo Thenextweb