Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người mua cần phải mua (người bán cần phải bán) một tài sản với giá đã được đặt trước và giao hàng tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
CÁCH THỨC LÀM VIỆC
Các tài sản thường được bán trong các hợp đồng tương lai bao gồm hàng hóa, cổ phần và trái phiếu. Các loại hạt, kim loại quý, điện, dầu, thịt bò, nước cam và khí ga thiên nhiên là ví dụ cơ bản của hàng hóa. Nhưng tiền tệ nước ngoài, băng thông và một số công cụ tài chính cụ thể ngày nay cũng có thể được xem là hàng hóa trên thị trường.
Có hai kiểu người bán chính đối với loại hợp đồng này. Loại 1 không tìm kiếm lợi nhuận thông qua hàng hóa mà nhắm tới đạt được sự ổn định doanh thu hoặc chi phí tiến hành kinh doanh. Lợi nhuận hoặc lãi thường sẽ bù đắp cho nhau ở một mức độ nào đó tùy theo lỗ và lãi trên thị trường đối với hàng hóa vật chất cơ sở.
Ví dụ, bạn dự định trồng 500 giạ lúa mì vào năm tới. Bạn có thể trồng lúa mì rồi bán với giá bất kì khi thu hoạch, hoặc bạn có thể khóa giá bằng cách bán một hợp đồng tương lai, giao ước bạn cần bán 500 giạ lúa mì với giá định trước. Thông qua khóa giá vào thời điểm hiện tại, bạn có thể tránh được rủi ro mất giá lúa mì. Mặt khác, nếu vụ mùa không được tốt đẹp lắm và nguồn cung lúa mì giảm, giá có thể sẽ tăng lên – nhưng bạn vẫn sẽ chỉ nhận được số tiền mà bạn đã khóa trong hợp đồng. Nếu bạn là nhà sản xuất bánh mì, có thể bạn sẽ mua hợp đồng tương lai này. Tuy nhiên, bạn có thể phải trả giá quá cao và (hi vọng) trả quá thấp cho lúa mì dựa trên thang giá thời điểm bạn nhận được lúa mì.
Loại người bán thứ 2 thường không hứng thú với tài sản cơ sở. Họ đặt cược vào giá trị tương lai của từng loại hàng hóa nhất định. Do đó, nếu bạn không đồng ý với đối tác là giá lúa mì sẽ giảm, bạn có thể mua hợp đồng tương lai. Nếu dự đoán của bạn đúng, giá lúa mì tăng, bạn sẽ kiếm lời từ hợp đồng tương lai. Loại 2 thường bị phê phán vì khiến giá lên xuống mạnh. Nhưng họ đem tới tính thanh khoản cho thị trường tương lai.
Các hợp đồng tương lai được chuẩn hóa nghĩa là, các hợp đồng này chỉ định rõ chất lượng, khối lượng và chuyển giao hàng hóa cơ sở để giá trị đó đồng đều với những người khác trên thị trường. Ví dụ, mỗi loại dầu thô (ví dụ: loại nhẹ) cần đáp ứng được những tiêu chí chất lượng nhất định để dầu thô từ nhà sản xuất này cũng tương tự với nhà sản xuất khác, và người mua biết rõ mình đang nhận được thứ gì.
Khả năng bán hợp đồng tương lai dựa trên thành viên thanh toán, bên quản lí thanh toán giữa người mua và người bán. Thành viên thanh toán có thể là một ngân hàng lớn hoặc công ty dịch vụ tài chính. Họ đảm bảo hợp đồng và do đó, yêu cầu các bên đặt cọc (hay còn gọi là biên) nhằm đảm bảo người mua có đủ vốn để xử lí những thiệt hại tiềm năng. Rủi ro tạo ra bởi bên thanh toán giúp yêu cầu về chất lượng, khối lượng và chuyển giao trong hợp đồng trở nên khắt khe hơn.
TẠI SAO HỢP ĐỒNG THÔNG MINH QUAN TRỌNG?
Hợp đồng thông minh là một trò chơi zero-sum game (người này có lợi, người kia bị thiệt). Nếu ai đó kiếm được một tỉ đô la, ai đó cũng đang thiệt hại một tỉ đô la. Và mặt trái này rất khó để hạn chế. Vì hợp đồng tương lai có thể được bán trên biên, nghĩa là nhà đầu tư mua hợp đồng với một phần nợ từ người môi giới, người mua có một lực đòng bẩy mạnh để mua được hợp đồng giá trị hợp đồng hàng ngàn hoặc hàng triệu đô la vơi rất ít tiền của mình.
Hơn nữa, hợp đồng tương lai yêu cầu sự thẩm định hằng ngày. Nghĩa là, nếu hợp đồng tương lai được mua trên biên out-of-the-money (bạn dự đoán giá tăng nhưng giá lại giảm) vào một ngày nhất định, người nắm giữ hợp đồng cần định lại sự thâm hụt ngày hôm đó. Sự thay đổi giá không lường trước đối với tài sản cơ bản và khả năng sử dụng biên khiến hợp đồng tương lai là một trò chơi mạo hiểm, yêu cầu nhiều kĩ năng, kiến thức và tinh thần chấp nhận rủi ro.