Sự lừa dối tràn lan trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Các sàn giao dịch crypto phi đạo đức công khai cho phép wash trading (giả mạo khối lượng ) một thực tế mờ ám từ lâu đã vượt ra khỏi ngành tài chính chính thống. Việc loại bỏ các khối lượng giao dịch giả mạo này để phân biệt bản chất thực sự của nền kinh tế tiền điện tử tạo ra kết quả đáng kinh ngạc.
Hầu hết volume đều giả mạo lên tới 90%
Bitcoin loại tiền điện tử lớn nhất thị trường với mức vốn hóa thị trường 91 tỷ đô la, được CoinMarketCap tính là có 11 tỷ đô la khối lượng giao dịch trong 24 giờ tại thời điểm viết bài . Tuy nhiên, OpenMarketCap ,một nhà tổng hợp dữ liệu khác , chỉ tổng hợp dữ liệu từ các sàn giao dịch không cho phép wash trading (rửa giao dịch) và các hoạt động mờ ám khác , đã báo cáo rằng khối lượng BTC chỉ ở mức 600 triệu đô la. Đó là một con số cực kỳ khác biệt và cho thấy rằng có tới hơn 94,5% khối lượng BTC được báo cáo là giả mạo.
Ngoài Bitcoin, hầu hết tất cả các đồng tiền hàng đầu khác đều bị fake khối lượng , bao gồm :
Loại coin | Volume ảo | Volume thực | Phần trăm chênh lệch (khoảng) |
Bitcoin | 11 tỷ đô la | 600 triệu đô | 94,5% |
Ethereum | 5,1 tỷ đô la | 148 triệu đô | 97% |
Ripple | 800 triệu đô | 46 triệu đô | 94% |
Litecoin | 2,5 tỷ đô | 68 triệu đô | 97,2% |
Bitcoin Cash | 1,3 tỷ đô | 97 triệu đô | 92,5% |
EOS | 2,3 tỷ đô | 61 triệu đô | 97,3% |
Binance Coin (BNB) | 177 triệu đô | 97 triệu đô | 45% |
USDT | 10 tỷ đô | 300 triệu đô | 97% |
TRON | 347 triệu đô | 16 triệu đô | 95,4% |
Cardano | 68 triệu đô | 18 triệu đô | 73% |
Hầu hết đều là volume giả lên tới trên 90%, đáng chú ý là đồng BNB của Binance có khối lượng giao dịch ảo thấp nhất, chỉ 45%.
Tại sao sàn giao dịch phải giả mạo volume giao dịch
1.Phí niêm yết
Trở thành một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới có nghĩa là có quyền quyết định loại token nào có thanh khoản và loại nào không. Và bất kì một token nào cũng mong muốn được niêm yết trên những sàn đó, ngoài việc tăng thanh khoản cho đồng coin của mình, mà giá thường “bay” khi có tin niêm yết sàn, cơ hội xả hàng , hoặc ít ra là giữ được lời hứa “lên sàn xyz” khi dự án tiến hành ICO.
Tất nhiên, điều này có nghĩa là các sàn giao dịch có thể tính một khoản phí khổng lồ cho việc niêm yết coin .
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện minh bạch Blockchain, giá trung bình để niêm yết một token trên một sàn giao dịch là hơn 50,000 đô la. Nhưng thường là 1 triệu đô la với những sàn có tên tuổi.
2. Makerting 0 đồng
Khi được xếp hạng những sàn giao dịch có khối lượng lớn, điều đó đồng nghĩa với việc được sự quan tâm của giới truyền thông , sẽ được khá nhiều các cuộc phỏng vấn, phân tích thị trường…mà sàn được nhắc tên , vô hình chung sàn được quảng bá qua các kênh truyền thông chính thông với một cái giá cực rẻ .
3. Ảnh hưởng giá lên các phân tích kỹ thuật
Đối với một trader, để xác định giá của một đồng coin nói riêng, hoặc toàn bộ thị trường nói chung, thì yếu tố khối lượng giao dịch là một chỉ báo cực kì quan trọng để ra quyết định mua bán. Nhưng nó sẽ chỉ thực sự chính xác khi khối lượng đó phản ứng “cung cầu” có thực của thị trường, còn khi các số liệu này là giả thì phân tích kỹ thuật chỉ để cho vui và thêm chút động lực vào lệnh mà thôi. Khi đó , sàn sẽ có nhiều cơ hội thao túng coin hơn.
4. Dễ dàng làm giá coin sàn
Những sàn giao dịch thường tự tạo ra đồng coin sàn của mình như một đồng coin nền tảng khác cho giao dịch, một phần tạo thanh khoản cho coin sàn, một phần là dễ dàng làm giá các đồng coin khác nếu muốn, đặc biệt là các đồng coin IEO được sàn hỗ trợ. TOP/HT của sàn Houbi là một ví dụ, giá được bơm lên x10 chỉ trong thời gian ngắn và dễ dàng.
Khi thu hút được sự chú ý bằng giá x5 x10 (đồng BTMX của sàn Bitmax là ví dụ) thì sẽ có các con bạc khát nước nhảy vào hòng kiếm lợi nhuận, đó là lúc sàn âm thầm bán ra thu tiền tươi thóc thật về, một hình thức in coin bán lấy tiền dễ dàng.
Lên và xuống chỉ trong một nốt nhạc, có khá nhiều nhà đầu tư ham lợi nhuận đã đu đỉnh coin này không ít.