1. Ở Châu Âu và Mỹ, phong trào và xu hướng crypto như thế nào?
Theo Bloomberg News, Châu Á đặc biệt là những nước Hàn Quốc, Nhật, Hong Kong, Trung Quốc và Việt Nam là nơi crypto phát triển mạnh mẽ nhất. Ở Châu Âu và Mỹ cũng rất nhiều người quan tâm và đầu cơ, nhưng không thể so với Châu Á. Đặc biệt ở Mỹ thì quan tâm nhiều hơn về những mục đích mà blockchain đem lại cho nền kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần là tiền điện tử crypto. Ví dụ công nghệ này giúp bảo vệ bản quyền, giúp lưu trữ thông tin, xóa bỏ quan liêu bao cấp trong chính phủ, khuyến khích tạo và dùng năng lượng mặt trời (solarcoin) xóa đói giảm nghèo ở những nước Châu Phi (ethereum)…Crypto chỉ là một phần nhỏ của công nghệ blockchain.
Theo ý kiến riêng của tôi khi trải nghiệm và nghiên cứu đa văn hóa, thì thấy người châu Á có khuynh hướng “thích rủi ro”, “liều” và “ đầu cơ” cao hơn người Âu Mỹ. Bằng chứng là khi đi bất cứ sòng bài casino nào trên thế giới từ Macao, Las Vegas, San Diego, cho đến một nơi hẻo lánh như Biloxi ở tiểu bang Mississippi… thì cũng thấy người châu Á nhiều hơn, mặt dù tỉ số ratio người châu Á sống ở những nơi này so với người bản xứ rất thấp.
2. Crypto và chứng khoán có giống nhau?
Chỉ có một vài điểm cơ bản giống: chịu sự ảnh hưởng của cung và cầu, buy & sell. Nhưng crypto biến động cực kỳ cao, cực kỳ nhanh, nhiều rủi ro, nhiều mạo hiểm và chịu ảnh hưởng nặng nề của một nhóm nhỏ những người sở hữu phần lớn các đồng coin. Khi bạn mua chứng khoán của Apple, bạn sở hữu một phần một công ty bằng xương bằng thịt. Khi bạn giữ đồng coin, bạn chấp nhận cuộc chơi digital của thế giới ảo. Tài sản của bạn hoàn toàn lệ thuộc vào công nghệ và thuật toán. Bạn không cầm nắm sờ mó và kiện tụng bất kỳ ai vì không ai là chủ, không ai chịu trách nhiệm theo một cơ chế “ phi trung ương”. Ngoài cung cầu, buy & sell, giá của chứng khoán chịu rất nhiều tác động khác như chính trị, kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường, thương hiệu, sức “kinh doanh” của cố phiếu đó trên thị trường thật. Trái lại, crypto sẽ dễ bị “giật dây”, ảnh hưởng bởi một cộng đồng nhỏ của những người nắm giữ nhiều đồng coin nhất. Những điều kiện khác lại không ảnh hưởng nhiều lắm. Đặc biệt trong tình hình coin vẫn chưa phát hành rộng, thì việc “giật dây” của một nhóm người sở hữu đồng coin khủng – tạm gọi là cá voi (whale) cực kỳ hiệu quả.
Một vài suy ngẫm trong ngày sóng gió của Bitcoin và hơn 100 loại đồng coin khác. Lý do của sự trượt dốc của giá crypto có thể như sau:
• Những người nắm giữ nhiều đồng coin nhất ở Nhật, có nhiều ảnh hưởng nhất ở Nhật đã bán ra một lượng lớn đồng coin. Theo Bloomberg News, hiện có khoảng 1000 “cá voi”. Khi các cá voi mua bán, trao đổi, chuyển ra thành tiền fiat… thì biển sóng bị chòng chành ngay. Điều này càng gây hiệu hứng lan tỏa cho cộng đồng ( những cá nhỏ hơn), dẫn đến hiện tượng mua bán bỏ chạy do các yếu tố tâm lý sợ, hay ham muốn càng mạnh mẽ.
• Vì sức mạnh vũ bão không gì kềm chế nổi của crypto, một số đất nước đã cấm giao dịch bằng cryto. Điều này dẫn đến nổi sợ hãi mua bán và lưu trữ nó.
• Nhiều chiến dịch giả tạo như truyền thông giả tạo, cộng đồng đưa tin tạo nên “bong bóng” và gây sự chú ý của các nhà đầu tư truyền thống. Và theo quy luật, bong bóng lên to quá thì bong bóng sẽ bị “xẹp”.
• Bitcoin bị hạn chế về vận tốc khi có quá nhiều người sử dụng, thương vụ ồ ạt kéo đến. Có lẽ Bitcoin được thiết kế theo cấu trúc ngày càng chậm dần? Việc luân chuyển, đào tiền… ngày càng khó dần?
• Mùa lễ tết nên các nhà đầu tư bán ra nhiều để nhận tiền mặt đi mua sắm.
Xem thêm: Hodl Coin là gì?
Sưu tầm