Xem thêm : [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Chương 1 – Phần 1 – Mục 2 – Tại sao và bằng cách nào Chính phủ ngăn cản sự phát triển của tiền riêng tư
Cách mạng Satoshi: Cuộc Cách mạng của hi vọng
Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác
Phần 1: Lắng nghe quá khứ – Phần 1 – Mục 3 -Tư tưởng và chính trị
Cách mạng Satoshi: Cuộc Cách mạng của hi vọng
Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác
Phần 1: Lắng nghe quá khứ
Tư tưởng và chính trị (Phần 1, Mục 3)
“Nhiều người ngay lập tức từ chối dùng tiền số hóa, xem nó là một điều vô bổ, vì biết đến những công ty từng thất bại trong lĩnh vực này kể từ năm 1990. Tôi hi vọng là mọi người nhận ra rằng chính bản chất kiểm soát tập trung của những hệ thống này khiến họ thất bại. Tôi nghĩ đây sẽ là lần đầu tiên chúng ta có một hệ thống phân tán, không dựa trên chữ tín.” – Satoshi Nakamoto
Bitcoin không gặp phải những vấn đề pháp lí như tiền riêng tư trước đó
(Cảnh báo: Tôi không có ý để Satoshi Nakamoto nhận hết công lao về những thành tựu của Cryptocurrency đâu, dù có vẻ là tôi đang làm thế. Từ trước thời của ông đã có những con người với tầm nhìn xa trông rộng đã khai phá những con đường mới. Ví dụ, quyển “Crypto Anarchist Manifesto” của Timothy C. May, xuất bản năm 1988, đã mở đầu với những dòng hết sức ấn tượng: “Một bóng ma đang ám ảnh thế giới hiện đại, bóng ma mang tên “Đế chế Crypto”.” Cái thiên tài của Nakamoto còn gấp đôi thế. Ông đã sáng lập một nền công nghệ hoàn toàn mới, đủ để đối đầu với công nghệ in ấn của Gutenberg và nhờ đó mà mô hình đế chế kinh tế Crypto mới được áp dụng; và ông đã nhìn thấu tầm quan trọng chính trị, tầm vóc cách mạng to lớn của nó. Chính vì thế, Nakamoto đã trở thành một biểu tượng, là hình mẫu lí tưởng cho những người đã và đang làm những công việc tương tự.)
Một phần thể hiện sự thiên tài trong ý tưởng của Satoshi Revolution nằm ở nó thực sự liên quan sâu sắc đến chính trị thay vì chỉ về mặt lí tưởng. Hầu hết mọi người chỉ nhìn ra sự khác biệt nho nhỏ giữa chính trị và tư tưởng. Vài người cho rằng: hệ tư tưởng là một hệ thống niêm tin và quan điểm – chúng quyết định bạn chọn theo quan điểm chính trị nào. Trong hầu hết trường hợp, họ đúng. Nhưng không phải tất cả. Đôi lúc lí tưởng và chính trị không đồng nhất với nhau.
Bitcoin liên quan đến chính trị – cũng giống như công nghệ in ấn của Gutenberg (1448)
Mặc dù công nghệ in ấn của ông không phải lần đầu tiên xuất hiện, Johannes Gutenberg (1400-1468) vẫn là người tạo ra nhiều cách tân sáng tạo không kém Nakamoto. Ví dụ như, ông sử dụng mực dầu bền thay vì mực nước, loại mực khá nhanh phai. Ông sử dụng một hợp kim chắc chắn để tạo ra tới gần 300 mẩu chữ riêng rẽ. Những mẩu chữ này có thể được sắp xếp lại tạo nên những bản in đồng nhất với nhau; những thợ in trước đó sử dụng các khuôn gỗ hoặc khắc chữ từng trang lên một bảng gỗ rồi nhúng mực. Gutenberg xuất hiện. Ông đã đem tới cho tất cả mọi người cơ hội bước vào thế giới vô cùng của thông tin, mọi người không cần tới chính phủ để biết đâu là sự thật. Công nghệ in ấn đã làm phân tán quyền kiểm soát thông tin từ tay chính phủ, trao nó cho dân thường, và kiến thức chính là sức mạnh. Gutenberg đem tới không chỉ một cách tân lĩnh vực công nghệ, ông đã đem tới cả kỉ nguyên những thay đổi xã hội và cách tân.
Những nhà cầm quyền muốn khả năng ngăn chặn một cuộc chuyển ngôi quyền lực bằng cách kiếm soát ý tưởng và quan điểm cá nhân của đám đông quần chúng bởi một đám đông quần chúng ít học và ít hiểu biết sẽ dễ kiểm soát hơn. Những thành phần công chúng trí thức, hiểu biết thì sẽ trở thành công cụ của những nhà dân túy và các nhà cải cách – những người có ảnh hưởng tới thế cục thời bấy giờ, chính vì thế nên quyền kiểm dịch vẫn tồn tại. Không may thay cho tầng lớp cai trị, trình độ trí thức càng ngày càng được cải thiện và công chúng đã có khả năng tự quyết định xem tôn giáo và thể chế nào là hợp lí nhất đối với bản thân họ.
Đây là một ví dụ về sự nổi loạn trong xã hội: Nếu không có hệ thống in ấn của Gutenberg, cuộc cải cách tin lành đã không diễn ra. Năm 1517, Martin Luther tổ chức cải cách bằng việc đính 95 luận đề của ông lên cánh cửa nhà thờ Nga. Tài liệu này sau đó được dịch từ tiếng La tinh ra tiếng Nga, phô tô và in lại. Luther lúc đầu chỉ có thể chạm tới những người trong cộng đồng mình. Luther, sau đó, khi sở hữu một tác phẩm in ấn rộng rãi, đã có thể truyền đạt ý tưởng của mình khắp Châu Âu chỉ trong vài tháng. Chỉ trong ba năm, hàng ngàn bản copy của luận đề của ông đã được in đi in lại hàng trăm bản. Giáo hội công giáo phản ứng lại bằng cách đuổi Luther khỏi nhà thờ tin lành, buộc ông phải bỏ trốn. Nhưng những ý tưởng thì không phải bỏ trốn, chúng vẫn cứ thế được truyền đi khắp nơi.
Công nghệ in ấn của Gutenberg là một công cụ chính trị quyền lực đến nỗi nó đã kích động dân chúng nổi dậy, khơi lên nhiều cuộc Cách mạng. Nhưng bản thân công nghệ in ấn không hề mang tư tưởng gì cả – ta có thể tập hợp bất kì ý tưởng nào rồi in ấn số lượng lớn cho tất cả mọi người đọc: Cơ Đốc giáo hay Đạo tin lành, chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa xã hội, Karl Marx hay Ayn Rand. Cỗ máy bản thân nó không hề mang bất cứ mục đích chính trị nào. Vài người xem rằng hệ thống in ấn đem tới những ảnh hưởng mạnh về mặt tư tưởng, vì nó đem tới cho cá nhân và quần chúng sức mạnh. Nói cách khác, hệ thống này tạo điều kiện cho những người theo chủ nghĩa dân túy. Nhưng chính quyền cũng không hề kém cạnh trong việc sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích của họ. Công nghệ in ấn càng phát triển, nó càng được tận dụng làm một công cụ để truyền tải cả điều tốt lẫn xấu, phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng.
Bitcoin cũng tương tự. Nó trao cho các nhân sức mạnh – điều này có vẻ chính trị thật. Nhưng bitcoin đem tới cho mọi người sự tự do lựa chọn hệ thống quan điểm của họ, còn bitcoin vốn không mang trên mình nó một quan điểm chính trị duy nhất. Đó là lí do những người theo chủ nghĩa cá nhân, người vô chính phủ và các nhà xã hội học đều sử dụng nó cho mục đích riêng của họ, theo đuổi đích đến của riêng mình. Amir Taaki, nhà phát triển Dark Wallet/Openbazaar là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ khá là gay gắt. Ông đến Rojava (Syrian Kurdistan) để giúp mọi người thành lập Nước cộng hòa dân chủ nhân dân qua việc giới thiệu Bitcoin. Rojava chịu ảnh hưởng “bởi lệnh cấm vận, nên tiền tệ không có cách nào lưu thông trong và ngoài nước”, ông giải thích “Vì thế, điều cần làm là tạo nên hệ thống bitcoin của riêng chúng tôi. Giờ đây, chúng tôi đã có công cụ cần thiết cho tất cả mọi người sử dụng mà không cần hệ thống liên bang. Vì bitcoin là đồng tiền không bị kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương”
Bitcoin đem tới một cơ chế giúp ta đạt được nhiều lợi ích – một điểm mạnh thật tuyệt vời.
Tại sao vậy?
Nếu muốn hiểu điều này, cần có một chút kiến thức lịch sử.
Một sự khác biệt cơ bản giữa những bước dịch mạnh mẽ của chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa cá nhân vào thế kỉ 19 và 20 là: thế kỉ 19 chỉ chú trọng tầm quan trọng của tiền riêng tư và làm chủ tài chính để có được tự do cá nhân. Trong khi chủ nghĩa cực đoan lại chú trọng vào quyền để các cá nhân được tạo ra tiền lưu hành và tự biến mình thành ngân hàng của chính mình. Nó cũng là một quyền cơ bản, giống như quyền tự do ngôn luận hay tự do tôn giáo vậy.
Những người ủng hộ tiền riêng tư vào thế kỉ 20 như Rothbard và Hayek cũng tìm tới cách tiếp cận tương tự. Rothbard từng viết “Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi này: Liệu những nguyên tắc tự do có quản lí và thiết lập được hệ thống tiền tệ? Liệu chúng ta có thể xây dựng một thị trường tự do cho tiền tệ như ta đã làm với các sản phẩm và các dịch vụ khác? Một thị trường như thế cụ thể sẽ như thế nào? Và ảnh hưởng của sự kiểm soát từ chính phủ là gì? Nếu chúng ta thực hiện ý tưởng đó, chúng ta muốn ngừng việc chính phủ xâm phạm vào sự riêng tư và tài sản của chúng ta, vậy thì điều quan trọng nhất chúng ta cần làm là tìm ra những cách thức và phương tiện để tạo nên một thị trường tự do tiền tệ (free market in money). Tuy vậy, hầu hết những người ủng hộ bitcoin gần đây lại lập luận từ quan điểm của chủ nghĩa quân bình hoặc các điều khoản chính sách công khai thay vì từ quan điểm tự do dân chủ.
Thế kỉ 19 xuất hiện những cá nhân thậm chí còn đề ra thuyết tiền tệ dựa trên quan điểm tự do chính xác hơn. Người vô chính phủ, theo chủ nghĩa cá nhân tên Benjamin Tucker tin rằng quyền được sử dụng tiền riêng tư có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến mức nó thậm chí có thể hủy hoại Liên bang. Liên bang duy trì quyền lực của mình và lấy đi của dân thường không chỉ tiền mà cả cơ hội tài chính của họ thông qua việc kiểm soát tiền gửi ngân hàng và độc quyền tiền tệ. Vì thế, chẳng có gì cấp thiết hơn việc chống lại quyền độc quyền tiền tệ của chính phủ.
Từng diễn ra hai sự kiện khắc họa nên tầm nhìn của những người vô chính phủ theo chủ nghĩa tự do. James J.Martin bình luận:
“Ít sự kiện nào trong lịch sử Hoa Kì có thể gây nên sự tò mò những vấn đề kinh tế và tài chính cho những người không chuyên và dân thường như cuộc hoảng loạn năm 1837. Tham nhũng ngân hàng được kiểm tra chặt chẽ, đem tới nhiều biện pháp cực kì triệt để để giải quyết vấn đề”
Sự kiện còn lại là cuộc nội chiến. Khi đó, phía Bắc đã dùng đến Pháp lệnh tiền tệ chính thức (Legal Tender Acts) và Đạo luật Ngân hàng năm 1863 hỗ trợ tài chính cho phe của mình. Qua việc dùng các pháp lệnh và đạo luật, Quốc hội đảm bảo vị trí tiền giấy của những ngân hàng được công nhận và phòng ngừa nợ nần. Đạo luật còn quy định đánh thuế 10% với những loại tiền không được cấp bởi Quốc hội.
Người theo chủ nghĩa cực đoan thế kỉ 19 đã phản ứng lại khi nhận thức được tiền riêng tư không chỉ có giá trị mà còn tồn tại tốt xuyên suốt cả một thế kỉ. Họ không chỉ đề ra lí thuyết, họ còn lưu hành tiền riêng tư và thử nghiệm nhiều hình thức kinh tế mới. Xem xét lại nỗ lực của họ cũng rất thú vị, tuy vậy, cũng đem tới nhiều bài học cảnh giác.
Vấn đề lớn mà những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân thế kỉ 19 ở nước Mĩ phải đối mặt là cố gắng liên hệ tiền riêng tư với học thuyết giá trị lao động. Theo học thuyết này, giá trị của hàng hóa là do lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, không phải do một nhà tư bản quy định hay ở mức giá mà người mua sẵn lòng trả. Những người theo chủ nghĩa cá nhân triệt để thời đó nhìn chung từ chối lợi nhuận từ vốn vì nó tạo nên giá trị nhiều hơn lực lượng lao động được bỏ ra để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Họ từ chối lợi nhuận kiểu đó theo ba kiểu: quan tâm đến tiền, tiền cho thuê, và lợi nhuận được hoán đổi – gọi chung lại là cho vay nặng lãi (usury). Nếu mục đích chính trị quan trọng của người cực đoan thế kỉ 19 là quay lưng lại với chính quyền, thì mục đích kinh tế của họ là hủy đi độc quyền tiền tệ của chính phủ (money monopoly). Thuật ngữ này đề cập đến ba loại hình độc quyền khác nhau nhưng có liên hệ với nhau: ngân hàng, lãi suất và quyền lưu hành tiền tệ. Tóm lại, khác với công nghệ in ấn của Gutenberg và Bitcoin, tiền riêng tư của họ bị chôn vùi trong các hệ tư tưởng và có vài hệ tư tưởng sai lệch. Vì thế, giá trị xã hội của tiền đã bị hạ thấp. Và khi học thuyết giá trị lao động trở nên lỗi thời, đồng tiền của họ đã mất đi sự tín nhiệm.
Josiah Warren đã liệt kê một ví dụ thực tế khi gắn liền một hệ tư tưởng với một lại tiền tệ. Warren được xem là người vô chính phủ người Mỹ đầu tiền. Quan điểm chính trị của ông chủ yếu dựa vào hai nền tảng phổ biến trong xê dịch của chủ nghĩa cá nhân thế kỉ 19. Nền tảng thứ nhất là “Chủ quyền của cá nhân” (Sovereignty of the Individual), nghĩa là mỗi người sinh ra đều có quyền tự chủ với quyền lực pháp lí kiểm soát những hành động ôn hòa của mình. Nền tảng thứ hai là Học thuyết giá trị lao động. (The labor theory of value)
Warren thử nghiệm một giải pháp cụ thể cho vấn đề độc quyền tiền tệ và mất cân bằng lãi suất qua Time Store, từ đó đặt ra Đơn vị tiền dựa trên sức lao động (Labour Note). Vào năm 1827, doanh nghiệp này mở cửa với tổng giá trị rau quả và đồ khô vào khoảng $300, rao bán với 7% chi phí được trả bởi Warren bù vào tổng giá. Sản phẩm chưa được đóng gói, chưa được cân, và người mua thường đến đây mặc cả với nhân viên bán hàng chứ không trả theo giá đính kèm. Cách tân của Warren thể hiện ở việc ông đính kèm giá cho sản phẩm khiến giá sản phẩm thậm chí thấp hơn vì giao dịch tốn ít thời gian hơn. Khách hàng trả bằng tiền truyền thống, và đền bù cho Warren khoảng thời gian ông bỏ ra với Labour Note. Labour Note yêu cầu khách hàng phải trả Warren một khoản tương đương với thời gian người mua bỏ ra. Ví dụ nếu người mua là thợ sửa ống nước, Labor Note buộc anh phải bán dịch vụ cho Warren một khoản X – tương đương thời gian người này đi sửa ổng nước. Labor Note sau đó được đưa vào lưu hành và trao đổi. Mục tiêu của Warren là tạo nên một nền kinh tế kiếm được lợi nhuận chỉ dựa vào việc trao đổi thời gian và sức lực.
Ở một mức độ nào đó, ông đã thành công. Mọi người đến từ hàng trăm dặm xa xôi mua đồ giá rẻ chỗ Warren. Vài năm sau đó, Warren tuyên bố: thí nghiệm đã thành công và đóng cửa hàng. Tuy nhiên, hơi khó nói cửa hàng có thực sự thành công hay không. Nếu là có thì là do giá rẻ hơn tiền Labour Notes, nên tiền của Warren gần như đã tạo nên một hệ thống trao đổi. Nhưng vấn đề là đồng tiền mới mẻ này liệu có ích trong một cộng đồng đông đúc nơi mọi người không quen biết nhau, hoặc trong những phi vụ giao thương mức độ lớn hơn. Sau tất cả, những người giao thương vẫn cần đặt lòng tin vào đối tác.
Vài người có thể tuyên bố, bài học rút ra từ việc gắn hệ tư tưởng vào một công cụ vì tự do chính trị là “Lần này làm ơn hãy xác định một hệ tư tưởng đúng đắn đi!”. Tôi không nghĩ đây là bài học đích thực. Mục đích của việc trao quyền cho tất cả mọi người là để họ có một công cụ để quyết định ý tưởng và cuộc đời chính họ, chứ không phải là truyền tải một thông tin đã được nhào nặn từ trước. Đây mới là bài học thực sự mà Gutenberg và Bitcoin để lại.
Đây cũng là một lí do cốt lõi về tầm nhìn của Bitcoin, vì quyền năng mà Nakamoto đem tới có thể được sử dụng cho cả mục đích tốt và xấu.
Bây giờ thì sao, Satoshi?
Nói một cách khác, theo George Bernard Shaw, tôi nghe tiếng tương lai đang gõ cửa. Và khi mở cửa, tôi bắt gặp Satoshi Nakamoto đang đứng trước cửa nhà tôi mỉm cười rạng rỡ, hỏi liệu có thể vào nhà được không. Ngay khi tôi vừa tạm biệt ông ấy, Murray Rothbard đột nhiên xuất hiện và đẩy Satoshi Nakamoto vào trong “Đừng vội thế, Saschik. Tôi có vài điều muốn nói với cô ấy đã!”. Và nếu như không có gì ngoài sự thật là ông đã đem tới những bước tiến tự do và hiện đại cho nền kinh tế Úc, có lẽ người bạn cũ của tôi và người hướng dẫn của tôi xứng đáng thực hiện bước tiến tiếp theo.
Bài 5: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Lý thuyết tiền tệ
Dịch giả: Hà Anh
Tác giả: Wendy McElroy
Theo Tapchibitcoin