Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 5: Cuộc cách mạng Satoshi – Lý thuyết tiền...

Bài 5: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Lý thuyết tiền tệ

Xem thêm:[Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Chương 1 – Phần 1 – Mục 3 – Tư tưởng và chính trị
Cuộc cách mạng Satoshi: Cách mạng của hi vọng
Chương 1: Vấn đề bên thứ ba ủy thác
Phần 2: Thuyết tiền tệ
Tiền tệ tạo ra Tự do, Văn minh… hay Áp bức ? (Phần 2, mục 1)
“Xét về mặt lịch sử, tiền là một trong những khoản đầu tiên được kiểm soát bởi chính phủ, và cách mạng thị trường tự do vào thế kỉ 18 và 19 không tạo nên thay đổi gì nhiều về mặt tiền tệ. Vì thế, giờ là lúc chúng ta cần thực sự chú ý đến nhân tố quyết định nền kinh tế của chúng ta- tiền.“ – Murray Rothbard, Chính phủ đã tác động như thế nào đến tiền của chúng ta?

Tiền tệ lưu hành đem đến Tự do, Văn minh … hay Áp bức?

Lúc ấy, tôi mới bảy tuổi và tôi phát hiện ra, bố mẹ tôi không hiểu hết về một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc đời. Lúc ấy, tồi ngồi ghế sau xe ô tô, tay cầm một gói kẹo mua từ của hàng bên đường, vốn để giúp tôi giữ trật tự. Nhưng mà không được. Bỗng dưng tôi buột miệng hỏi “Tại sao chúng ta phải trả tiền cho mọi thứ vậy mẹ?” “Sao mọi người không đến cửa hàng và tự do lấy những thứ họ muốn?”

Mẹ tôi trả lời “Ăn trộm là không tốt con ạ”

Tôi giải thích “Ý con không phải là ăn trộm. Ý con là, sao chúng ta không đưa tiền cho mọi người thay vì chia sẻ tất cả mọi thứ?”. Bố mẹ tôi không trả lời.

Tôi hỏi lại lần nữa và mẹ tôi cau mặt, quay lại, nói “Đừng hỏi vớ vẩn nữa”

Tôi ngay lập tức nhận ra, bố mẹ tôi không biết trả lời tôi thế nào. Tôi bực, vì rõ ràng họ thảo luận về tiền suốt, nhưng không thể trả lời được câu hỏi tại sao chúng ta cần tiền. Làm sao để kiếm tiền, đủ để sửa xe, thay mái nhà, khám răng, giáng sinh? Dù tiền xuất hiện mọi khía cạnh cuộc sống của mình, nhưng bố mẹ tôi không thể trả lời câu hỏi tối cơ bản: vì sao chúng ta cần tiền.

Cuối cùng bố mẹ tôi cũng giải thích: “Tiền đơn giản là cách thế giới này hoạt động”, “vì có tiền ta mới mua được những thứ ta cần để sống, để tồn tại”. Tôi không nghĩ đây là câu trả lời xác đáng, vì cuối cùng, nó lại quay vòng về câu hỏi đầu tiên: tại sao chúng ta lại phải mua đồ mà không chia sẻ với nhau? Tại sao chúng ta lại phải dùng tiền để mua đồ, và tại sao mọi người lại bán đồ cho chúng ta để có tiền? Tôi không biết rằng khi ấy, mình đang cố hiểu thứ gọi là thuyết tiền tệ, và từ đó, tôi luôn trăn trở về câu hỏi đó.

Trong cuốn sách tuyệt vời của mình “Chính phủ tác động gì đến tiền của chúng ta? (What has Government Done to our Money?), Murray Rothbard không dùng thuật ngữ “bên thứ ba được ủy thác” (trusted third party) hay từ đồng nghĩa. Tôi được biết ông không bao giờ dùng thuật ngữ đó trong văn viết hay văn nói của mình. Đối với tôi, Murray vừa là người bạn, vừa là người thầy; tôi ngờ là ông không xem bên thứ ba là một vấn đề, vì ngân hàng tư nhân có thể cung cấp được sự bảo đảm. Với ông, vấn đề với tiền hiện đại bắt đầu là chính phủ, và kết thúc là thị trường tự do – nơi các cá nhân được tự do lưu hành tiền. Murray tự đặt tên đồng tiền tới từ giả thuyết của mình là “the Rothbard”

Đó là những điều xảy ra trước khi Bitcoin xuất hiện hàng thập kỉ. Những cá nhân cực đoan về tiền tệ từng giải quyết vấn đề bên thứ ba bằng việc yêu cầu tiền tệ tự do và hệ thống ngân hàng. Họ làm vậy vì họ chỉ chú trọng vào bên thứ ba duy nhất – chính phủ. Giải pháp này chưa đủ sâu, vì hệ thống thị trường tự do vẫn phụ thuộc vào lòng tin. Và khi ta yêu cầu lòng tin hay chữ tín, không phải lúc nào cũng nhận được sự đảm bảo. Ta hoàn toàn có thể bị phản bội. Nhưng trên thực tế, riêng tư hóa, cá nhân hóa (privatization) vẫn là giải pháp toàn vẹn của vấn đề. Lúc ấy, chưa có blockchain, mọi người chưa thể biến mình thành người làm chủ ngân hàng của mình.

Cuốn sách “Chính phủ đã tác động như thế nào tới tiền của chúng ta” ra đời trước khi Bitcoin xuất hiện, nhưng cuốn sách đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của tiền số hóa. Trong cuốn sách, Rothbard giải thích về nguồn gốc của tiền và tầm quan trọng bậc nhất của nó để đưa ta tới tự do và văn minh. Đồng tiền tự do (free-market money) gắn chặt với nhu cầu của con người. Nếu thực vậy, thì lập luận cho rằng lưu hành bitcoin chỉ là chuyện nhỏ và đem tới rất nhiều lợi ích sẽ trở thành một lời nói dối. Nếu tự do và văn minh phụ thuộc vào một loại tiền tự do thì tiền số hóa không được lưu thông sẽ cực kì quan trọng với phúc lợi xã hội.

Tiếp đó, Rothbard mô tả ảnh hưởng xấu của chính phủ lên tiền tệ, như là chính phủ hủy đi tự do và ngăn cản bước tiến của văn minh. Đây chính là những nguy cơ của trò chơi. Rothbard đưa ra viễn cảnh nơi mà tự do tuyệt đối sẽ là blockchain và đối thủ của nó, sự áp bức tuyệt đối là thuyết tiền tệ hiện đại.

Cuốn sách là bài luận có vẻ “đơn giản” về trò lừa đảo được thực hiện tầm cỡ bậc nhất thế giới: lạm phát. Lí do trò lừa đảo này vẫn tiếp tục là vì, tất cả chúng ta đều cần bên thứ ba ủy thác tiền tệ, và chính phủ hợp pháp tiếp quản vị trí đó qua hệ thống ngân hàng trung ương. Nhưng giờ đây khi bên thứ ba không còn cần thiết nữa, ta cuối cùng cũng có thể nói lời tạm biệt với trò lừa đảo đó.

Để hiểu hậu quả khủng khiếp của lạm phát, ta cần hiểu về bản chất và tầm ảnh hưởng của đồng tiền. Cần giải thích thuyết tiền tệ bằng những thuật ngữ được đơn giản hóa, nếu không sự phức tạp sẽ khiến nhiều người không hiểu được và cảm thấy bối rổi thậm chí với những câu hỏi đơn giản, như bố mẹ tôi vậy. Người ta cố tình làm nó phức tạp, vì con người đôi lúc lảng tránh những câu hỏi phức tạp. Trường học dạy ta những bài kinh tế học mà ai cũng biết cả rồi. Chính phủ và các cơ quan tài chính thì lại có vẻ rất minh bạch, không che giấu điều gì, nhưng Cục Dự trữ liên bang lại mơ mơ hồ hồ trong việc kiểm toán. Các chính sách tài chính đáng lẽ nên được viết bằng thứ tiếng Anh rõ ràng chứ không phải được quan liêu hóa với những số liệu khó hiểu. Nhưng những điều trên sẽ không xảy ra đâu. Chính phủ cần dân chúng mù mờ một chút, như thế chính phủ sẽ kiểm soát tiền dễ dàng hơn.

Những điều cơ bản cần biết về Tiền

Sản phẩm và dịch vụ được trao đổi qua lại trong xã hội. Con người cần trao đổi để tồn tại. Đó chính là cỗ máy điều hành đời sống kinh tế. Trao đổi cũng là nguồn cội của sự thịnh vượng. Trao đổi không phải là một trò chơi người này ăn thì người kia thiệt như cách một số nhà kinh tế học kết luận. Ví dụ, một người đổi cá lấy một ổ bánh mì, không có nghĩa là giá trị của một con cá tương đương với một ổ bánh mì với mọi người giao dịch. Người ta trao đổi với nhau vì đối với người này, ổ bánh mì giá trị hơn và ngược lại. Mỗi người đều kiếm lời từ việc trao đổi, nếu không thì họ đã chẳng trao đổi làm gì. Tương tự, các bên cũng hợp tác với nhau, và cùng làm việc với thiện ý (đôi lúc). Tất cả điều này nghĩa là, nền tảng của xã hội là trao đổi.

Con người nhìn chung rất đa dạng, nên kĩ năng của người này người kia có thể khác biệt nhau rất lớn. Trao đổi những kĩ năng và sản phẩm tạo ra bởi kĩ năng tạo ra lợi thế sinh tồn cho mỗi người hoặc nhóm người. Nhưng trao đổi trực tiếp hay đổi chác mắc phải rất nhiều nhược điểm. Rothbard cho rằng “Hai vấn đề cơ bản là “không thể phân chia” (indivisibility) và “nhu cầu không tương đồng” (lack of coincicence of wants). “Không thể phân chia” nghĩa là đôi lúc, không thể xé lẻ sản phẩm trao đổi được, ví dụ như cái cày để đổi nhiều thứ lẻ tẻ khác. Khi đó, không có vụ trao đổi nào thực hiện được cả. Còn nhu cầu không tương đồng là khi Smith có giày và Jones có trứng, nhưng Smith lại muốn đổi giày lấy bơ. Khi đó, hai người cũng không thể trao đổi với nhau.

Trao đổi gián tiếp có thê phần nào giải quyết vấn đề đổi chác. Smith có thể đổi giày của mình để lấy trứng của Jones, sau đó đổi trứng để lấy bơ qua một người thứ ba. Khi đó, tiền xuất hiện. Trao đổi gián tiếp đã thúc đẩy nhu cầu có một phương tiện trao đổi một cách tự nhiên. Vì sao vậy? Người mua một sản phẩm để đổi một thứ khác thường lựa chọn những sản phẩm dễ tiêu thụ, dễ trao đổi rộng rãi. Những sản phẩm dễ tiêu thụ thường có xu hướng là dễ phân chia, có sức bền, có thể thay thế được và dễ vận chuyển. Một đồng tiền tốt cũng có những đặc điểm y hệt, đây không chỉ là một sự tình cờ.

Lúc đầu, người ta ưa những sản phẩm dễ tiêu thụ vì giá trị tiêu dùng của nó. Rothbard liệt kê một vài sản phẩm lúc đó được xem như đơn vị tiền: thuốc lá ở thuộc địa Virginia, đường ở Liên bang Tây Ấn, muối ở Abyssinia, gia súc ở Hy Lạp cổ đại, đinh ở Scotland, đồng ở Ai cập cổ đại, và các loại hàng hóa khác như các loại hạt, trà, vỏ ốc, thóc, lưỡi câu. Nhu cầu cho một loại sản phẩm tốt đã tạo ra “một xoắn ốc: Dễ tiêu thụ hơn thì được sử dụng rộng rãi hơn, được sử dụng rỗng rãi thì sẽ dễ tiêu thụ hơn. Cuối cùng, một hay hai loại hàng hóa đã được chọn làm phương tiện trao đổi chung trong hầu hết các vụ đổi chác, và những loại hàng hóa này được gọi là tiền.” Dựa trên cơ sở này, Rothbard có lẽ không xem bitcoin là một đơn vị tiền, vì nó không xuất phát điểm là một loại hàng hóa có thể tiêu dùng. Lập luận bác bỏ quan điểm này đã được đưa ra từ đầu phần 2.

Đồng tiền được số đông công nhận giúp loại bỏ nhu cầu trao đổi gián tiếp, vừa lạc hậu, tốn thời gian lại bị giới hạn địa lí. Sau đó, tiền tệ đã tạo nên một thị trường tự do phức tạp, cho phép hàng triệu người tiêu thụ sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Sự giàu có cũng từ đó mà xuất hiện. Tóm lại, tiền đã thúc đẩy nhân loại không chỉ sinh tồn mà còn suy nghĩ, sáng tạo, theo đuổi các mối quan hệ, phát minh, và cả lãng phí thời gian nữa. Hay nói cách khác, tiền đã tạo điều kiện để xã hội văn minh phát triển. Marktain đã từng nói “Nghèo đói là nguồn gốc của mọi tội lỗi.” (The lack of money is the root of evil.)

Đến lượt chính phủ bước vào cuộc chơi. Tiền – ban đầu đóng vai trò giải phóng con người và đem lại văn minh, giờ đây được tận dụng để biến họ thành nô lệ và kìm hãm họ.

Lạm phát, tên cướp khét tiếng nhất thời đại

Khác với các cá nhân, chính phủ không trao đổi hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tiền dựa trên sự tự nguyện của đôi bên. Thay vào đó, chính phủ chiếm đoạt từ những người có khả năng lao động, bắt họ trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ, dù muốn hay không muốn. Thuế là loại hình cướp bóc trắng trợn nhất, nhưng vẫn còn vô số loại hình khác như độc quyền sản xuất tem và cấp quyền cho xe hơi.

Công cụ bóc lột quyền lực nhất của chính phủ là độc quyền lưu hành tiền tệ. Rothbard cho rằng “Sự xuất hiện của tiền, vừa đem lại lợi ích cho nhân loại, nhưng đồng thời cũng mở ra một con đường cho chính phủ bóc lột… Nếu chính phủ có thể cạnh tranh làm giả tiền, chính phủ có thể nhanh chóng sản xuất tiền của mình mà không cần giao bán các dịch vụ. Sau đó, chính phủ có thể chiếm đoạt các nguồn tài nguyên trong thầm lặng mà không cần tạo sự thù địch thường thấy khi đánh thuế”

Ai cũng hiểu rõ về thuế má, vì có đủ các thể loại giấy tờ cần điền, phải viết phiếu trả tiền hoặc trả tiền bảo hiểm. Không có gì là lạ khi chống đối và bạo loạn chống lại việc trả thuế lại là một vấn đề phổ biến đến như vậy ở Mỹ kể từ Cách mạng Mỹ. Nhưng lạm phát thì lại quá phức tạp, không đủ để khiến người ta phẫn nộ, nó qua mắt số đông, cho đến khi lạm phát vượt quá kiểm soát. Lúc ấy đã quá muộn. Nếu thuế má là một khẩu súng, thì lạm phát lại giống như một kẻ trộm lén lút. Điều này là lí do ta cần phải hiểu rõ bản chất của phát.

Lạm phát là khi nguồn cung tiền và tiền cho vay tăng. Lạm phát thường gắn với chính phủ, nhưng lạm phát vẫn có thể xảy ra ở thị trường tự do. Ví dụ, nguồn cung vàng vì vài lí do nên tăng lên. Nhưng có một sự khác biệt rõ rệt giữa lạm phát của chính phủ và lạm phát thị trường tự do. Vàng được sử dụng cho nhiều mục đích chứ không chỉ tiền tệ, và việc thuê nhân công sẽ tăng vì giá vàng giảm. Nghĩa là, lạm phát vàng đem lại lợi ích xã hội kể cả khi lạm phát có thể tạm thời làm giảm giá trị vàng. Nhu cầu sử dụng vàng cho các mục đích phi tiền tệ tăng nhanh, hấp thu nguồn cung bị thừa, và tăng giá trị tiền tệ. Tóm lại, lạm phát ở thị trường tự do có thể được điều chỉnh, mang tính tạm thời và đi kèm nhiều lợi ích cho xã hội. Hơn nữa, giảm giá vàng là cơ hội cho các đồng khác tăng giá, ví dụ như bạc.

Trái lại, tiền của chính phủ chỉ được dùng cho các mục đích tiền tệ, nghĩa là không có cơ chế tự điều chỉnh nào ở đây. Thị trường thế giới có thể phản ánh tiêu cực và làm mất giá đồng tiền thường. Nếu như vậy thì chính phủ sẽ dùng ngành công nghiệp in ấn và tạo ra một vòng tuần hoàn đáng ngờ để tăng thêm nhu cầu tiền tệ. Người thường thì không có nhiều sự lựa chọn, họ buộc phải sống chung với lạm phát vì luật cấm cạnh tranh tiền tệ với chính phủ. Nhìn chung, lạm phát tiền gây ra bởi chính phủ không hề đem tới bất kì lợi ích xã hội nào, chỉ có hủy hoại xã hội và sự áp bức.

Lạm phát thường được xem là đồng nghĩa của từ “sự tăng giá cả” ( a rise in prices), nhưng thực tế, tăng giá là hậu quả của lạm phát, không phải nguyên nhân của lạm phát và hai từ này hoàn toàn không đồng nhất với nhau. Nguyên nhân của lạm phát thực tế là do nguồn cung tiền và tiền cho vay tăng lên. Sự khác biệt giữa hai từ đó không chỉ là về mặt ngữ nghĩa. Nếu đánh đồng lạm phát với việc giá cả tăng lên, ta sẽ bỏ qua rất nhiều tác hại lạm phát gây ra. Ví dụ, lạm phát cướp đi sự giàu có của người thường đem tặng cho người nắm quyền trong xã hội. Điều này là do những tờ tiền mới in thì ban đầu cũng có giá trị tương tự với những tờ tiền khác được in trước đó thôi. Nếu ta nhân đôi nguồn cung tiền chỉ trong một đêm thì tờ tiền sẽ mất đi giá trị mua bán, nhưng những người đầu tiên dùng tiền này sẽ được hưởng lợi từ thứ gọi là tiền-lạm-phát (pre-inflation), vì lúc đó, việc tăng giá chưa ảnh hưởng được đến nền kinh tế chung. Những người đầu tiên sử dụng tiền này thường là chính phủ, ngân hàng, các cơ quan kinh tế, hoặc các doanh nghiệp được mời mọc cho vay. Người cuối cùng trong chuỗi lưu hành tiền sẽ phải nhận tiền đã bị giảm giá trị mua bán, vì lúc này nó đã đi vòng quanh hệ thống. Người dùng này thường là dân thường, người sẽ chịu hoàn toàn hậu quả của lạm phát. Lúc đó, giá trị của đồng tiền anh ta nhận được đi xuống trong khi giá cả mọi thứ xung quanh tăng dần.

Do luật đồng tiền pháp định và việc ngừng sử dụng bản vị vàng, gần như chẳng còn lại gì để kiểm tra xem chính phủ có bơm tiền không, sử dụng lãi suất để căn chỉnh lại mọi thứ. Dường như mọi thứ đều theo phe lạm phát. Lạm phát đem tới lợi nhuận cực lớn cho chính phủ và gần như không dân thường nào nhìn ra vấn đề, đặc biệt là khi lạm phát mới nhen nhóm. Một người ủng hộ thị trường tự do tên John Maynard Keynes hiểu điều này rất rõ. Ông viết trong cuốn sách “Hậu quả kinh tế gây ra bởi Hòa bình” (The Economic Consequences of Peace – 1919): “Qua chu trình lạm phát, chính phủ có thể tịch thu một phần lớn tiền tài của thường dân, một cách bí mật và tránh được mọi tai mắt”

Hậu quả của lạm phát cứ thế lăn bánh và tiếp tục lăn bánh. Rothbard đã chú ý tới một điểm ít người để ý “Lạm phát xuyên tạc gốc rễ của nền kinh tế: Tính toán trong kinh doanh (Business calculation). Vì giá cả không đồng loạt thay đổi cùng lúc với cùng tốc độ, các doanh nghiệp rất khó dự đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Và cả chi phí để công ty hoạt động. Ví dụ, giá của một sản phẩm được ghi chép lại bằng với khoản tiền mà doanh nghiệp trả để có được sản phẩm. Nhưng khi lạm phát chen chân vào, khoản tiền để thay thế sản phẩm khi nó lỗi thời sẽ tốn hơn rất nhiều với giá đã được lưu lại vào sổ sách. Kết quả là, kế toán doanh nghiệp sẽ báo cáo quá mức lợi nhuận của họ xuyên suốt thời kì lạm phát, và thậm chí còn lạm vào tiền vốn trong khi dường như họ đang kiếm được lợi nhuận”

Ngân hàng Trung Ương hứng chịu sự đả kích khủng khiếp vì trò cướp trắng trợn của họ, đi kèm với những trò xuyên tạc lạm phát. Ở Mĩ, Cục dữ trữ liên bang đôi lúc được gọi là “Chí Phèo”, chuyên ăn vạ tiền của dân. Lí do thứ nhất, Ngân hàng dự trữ địa phương là một công ty liên doanh tư nhân sở hữu bởi các ngân hàng thành phần. Nhưng thực tế thì khác. Cục dự trữ Liên bang được thành lập bởi quyết định của Quốc hội (1913) và bắt đầu có quyền lực từ việc độc quyền lưu hành tiền tệ do chính phủ cho phép. Hệ thống này nghe có vẻ giống một công ty tư nhân, nhưng theo Robard, hệ thống ngân hàng “luôn được chỉ thị bởi các viên chức chính phủ và hoạt động vì lợi ích của chính phủ.”

Cục dự trữ liên bang tạo điều kiện cho lạm phát xảy ra theo hai cách: không cho phép kiểm tra lạm phát và tự điều hành lạm phát. Rothbard đưa ra một ví dụ của chiến thuật thứ nhất của Cục: “Cục dự trữ bắt buộc các ngân hàng phải giữ tỉ lệ dự trữ và tiền gửi ngân hàng ở mức thấp nhất, và kể từ năm 1917, số tiền dự trữ chỉ bao gồm tiền gửi ngân hàng ở Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Các ngân hàng không được phép dự trữ vàng, mà phải gửi vào Ngân hàng Dự trữ liên bang”

Theo Rothbard, chiến thuật thứ hai có thể hiểu là “Qua việc quản lí khoản dự trữ của các ngân hàng. Ngân hàng có xu hướng giữ một tỉ lệ nhất định giữa dự trữ và tổng khoản tiền gửi của họ. Ở Mĩ, sự kiểm soát được nới lỏng ra bằng cách đặt ra một chuẩn tỉ lệ thấp nhất cho các ngân hàng tuân thủ. Nhờ đó, Ngân hàng Trung Ương có thể kích thích lạm phát bằng cách đổ khoản dự trữ vào hệ thống ngân hàng, và thông qua việc giảm bớt tỉ lệ dự trữ, rồi cho phép một khuếch trương tín dụng qua ngân hàng quốc tế”

Lạm phát tiền thường có thể đánh bại thị trường tự do hoàn toàn. Chính phủ càng nằm được nhiều quyền hành với tiền tệ, những cuộc giao dịch dựa trên tự do và văn minh càng bị kìm hãm. Tiền riêng tư truyền thống đã đấu tranh với chính phủ theo kiểu cách đáng ngưỡng mộ như David-Goliath, nhưng đáng buồn thay, nó không loại bỏ được lỗ hổng để lạm phát có thời cơ nảy nở. Lỗ hổng đó mang tên bên thứ ba được ủy thác. Đến tận khi blockchain lách khỏi quyền năng của chính phủ và loại bỏ đi thứ gọi là lòng tin khi giao dịch, tiền tệ mới cuối cùng cũng tìm lại được vị thế của nó, khi nó đóng vai trò là phương tiện đem tới tự do và văn minh cho tất cả mọi người.

Bài 6: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Khi công nghệ gặp Chủ nghĩa vô chính phủ

Dịch giả: Hà Anh
Tác giả: Wendy McElroy

Tap chí Bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Token Ethena (ENA) tăng mạnh sau khi Deribit tích hợp USDe

Deribit, một trong những sàn giao dịch phái sinh crypto lớn nhất thế giới, có kế hoạch tích hợp USDe của Ethena làm tài...
phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật tối ngày 22 tháng 11: XRP, ADA, OP, SOL và...

Tuần này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về Ripple (XRP), Cardano (ADA), Optimism (OP), Solana (SOL) và Dogecoin (DOGE). Phân tích kỹ thuật...
tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử liên tiếp thiết lập kỷ lục vào...

Khối lượng giao dịch tiền điện tử hàng ngày trên các sàn giao dịch đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng là 117...
eth

CryptoQuant: OI hợp đồng tương lai ETH đạt mức cao kỷ lục mới hơn...

Thị trường phái sinh Ethereum (ETH) có lẽ đang báo hiệu động lực tăng giá khi hợp đồng mở (OI)* hợp đồng tương lai...

Texas đang thảo luận về dự luật dự trữ chiến lược Bitcoin

Theo thông tin từ nhóm vận động phi lợi nhuận Satoshi Action Fund (SAF), dự luật dự trữ chiến lược Bitcoin đang được thảo...

Tin vắn Crypto 22/11: Bitcoin mới chỉ bắt đầu giai đoạn parabol trong chu...

Từ nhận định Bitcoin "mới chỉ bắt đầu giai đoạn parabol trong chu kỳ hiện tại" đến CFPB loại ví tiền điện tử ra...

Mùa Altcoin đầy sôi động: Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các...

Thị trường tiền điện tử vài tuần gần đây liên tục ghi nhận đà tăng trưởng bùng nổ mạnh mẽ. Đồng Bitcoin (BTC) gần...

Tập đoàn Charles Schwab cân nhắc giao dịch crypto, tân CEO ‘cảm thấy ngớ...

Charles Schwab, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Hoa Kỳ, có kế hoạch tham gia thị trường crypto giao ngay khi...

Giá Popcat giảm mạnh, CatSlap bùng nổ ngày ra mắt. Meme coin hệ mèo...

Hãy quên Popcat đi! Một meme coin mới có tên CatSlap ($SLAP) vừa chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành cái tên...
Sandeep Nailwal của Polygon cảnh báo Rug Pulls memecoin

Các vụ kéo thảm memecoin như QUANT có thể thu hút sự đàn áp...

Sandeep Nailwal, đồng sáng lập mạng Ethereum layer-2 Polygon, cảnh báo rằng sự gia tăng các vụ lừa đảo liên quan đến memecoin có...

Các vụ kiện của SEC sẽ “âm thầm khép lại” sau khi Gensler từ...

Nhiều vụ kiện liên quan đến chứng khoán nhằm vào các công ty crypto tại Hoa Kỳ có khả năng sẽ “âm thầm khép...

[QC] Dogizen, ICO Đầu Tiên Trên Telegram, Thu Hút Được 1,4 Triệu USD Khi...

Trong thời gian ngắn, Dogizen đã thu hút sự chú ý trên khắp thế giới tiền điện tử, huy động được hơn 1,4 triệu...

The Graph (GRT) giới thiệu tiêu chuẩn GRC-20 cho cấu trúc dữ liệu Web3

The Graph, một hệ thống lập chỉ mục phi tập trung tương tự Google dành cho blockchain, đã giới thiệu một tiêu chuẩn dữ...
xrp-chau-au

Giá XRP tăng hơn 30% sau khi nhà quản lý tài sản toàn cầu...

Công ty quản lý tài sản Wisdomtree đã thông báo vào thứ Năm về việc ra mắt sản phẩm giao dịch hoán đổi (ETP)...

Tòa án Hoa Kỳ ra phán quyết SEC vượt quá thẩm quyền, hủy bỏ...

Một tòa án liên bang đã hủy bỏ quy định gây tranh cãi liên quan đến 'dealer - đại lý' của Ủy ban Chứng...
TruthFi

Trump Media tiết lộ tham vọng về giao dịch và thanh toán tiền điện...

Công ty truyền thông xã hội Trump Media and Technology Group (TMTG) của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tiết lộ tham vọng...