Trang chủ Kinh nghiệm Trade Coin “Xuân này con không về” – Thủ thuật cưỡng hiếp tiền của...

“Xuân này con không về” – Thủ thuật cưỡng hiếp tiền của “Coin đa cấp”, Sau Bitconect sẽ là ai?

Trong các ứng dụng của tiền điện tử, ICO – hình thức kêu gọi vốn bằng cách phát hành tiền theo công nghệ blockchain – đang rất phổ biến và hiệu quả nhưng dần biến tướng thành “coin đa cấp”.

“Như tất cả các loại hình đầu tư khác, ICO và lending coin cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Nếu đầu tư nhầm vào các dự án ICO biến tướng, người chơi có nguy cơ mất trắng tài sản. Và dĩ nhiên, những mất mát này sẽ không được pháp luật bảo vệ”.

Trong thời đại phát triển của công nghệ tiền ảo, người Việt đã có thêm một kênh đầu tư mới mẻ và hiệu quả. Thế nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo, hiểu biết để đem hết số vốn dành dụm rót vào sân chơi mạo hiểm này.
Người đầu tư sẽ giữ một con số có giá trị rất lớn nhưng bán không ai mua.

Từ huy động vốn…

ICO là hình thức huy động vốn từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành các mã token, một dạng trái phiếu điện tử. Hiểu một cách đơn giản, chủ dự án đang bán một thứ không có giá trị và hứa hẹn nó sẽ có giá trị bằng các dự án kinh doanh.

Thường các dự án liên quan đến dịch vụ IoT (Internet of Things) thường sử dụng hình thức huy động này. Các ứng dụng điện thoại là một ví dụ.

Số tiền người chơi nạp vào sẽ được dùng đầu tư cho các dự án kinh doanh để sinh lời. Khi lời đã đủ, các mã token sẽ được dùng để đổi lấy đồng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain. Sau đó, tiền này được niêm yết lên các sàn giao dịch quốc tế.

Nhưng trong quá trình huy động vốn, lượng token này cũng được người chơi mua bán tại sàn nội bộ riêng hoặc bắt người chơi cho bên phát hành vay lại số coin đó. Việc làm này trong giới gọi là “lending”.

Việc bắt buộc lending cũng là một cách khiến người chơi không thể rút được vốn. Ngoài ra, các sàn còn đặt giá tối thiểu được bán ra nhằm hạn chế việc rút vốn.

“Khi được mua bán trên sàn nội bộ, mọi diễn biến tăng giảm giá thường được người phát hành token quyết định. Đa phần các dự án ICO lừa đảo đều chết yểu trước khi đủ mạnh để lên sàn quốc tế hay kết thúc giai đoạn lending”, anh Hoàng nhận định về tỷ lệ thành công của các dự án ICO mà người Việt đang hào hứng tham gia.

Đến mô hình Ponzi thời công nghệ

Thực chất trong giai đoạn kêu gọi vốn, hình thức biến tướng này không khác gì mô hình Ponzi, lấy tiền người vào sau nuôi người trước. Vì thế tình trạng chào mời, lôi kéo người khác tham gia chuỗi phát triển rầm rộ tương tự mô hình đa cấp. Thuật ngữ trong giới gọi những đồng này là “coin đa cấp”.

Nhiều diễn đàn đã dự báo cái chết của các đồng ICO từ lâu, người chơi biết được nhưng không tài nào rút vốn ra.

Dựa trên mô hình kinh tế Ponzi nhưng lending coin biến tướng thu hút người chơi vì nguồn tiền được nạp vào để đầu tư chủ yếu sử dụng hai kênh là Bitcoin và Ethereum, hai đồng tiền điện tử sở hữu tính ẩn danh, đang phát triển mạnh mẽ, tiện lợi.

Sau khi người chơi nạp tiền hoàn tất, việc còn lại là ngồi chờ hệ thống trả lãi. Lãi suất không được quy định trước nhưng người tham gia vững tin do bản chất lending coin trả lãi rất cao, trên 40% mỗi tháng. Nhiều trường hợp chỉ sau vài tháng số tiền vốn được nhân lên vài chục lần.

Bằng nhiều mánh lới kêu gọi lòng tin từ người đầu tư, các sàn xây dựng được một cộng đồng vững tin vào tương lai của dự án (thường là kinh doanh dịch vụ công nghệ). Việc còn lại, họ chỉ cần thao túng giá cả của các mã token nhằm kéo dài sự sống cho dự án. Một số dự án sử dụng tiền của người đầu tư để mua Bitcoin và giao dịch kiếm lời để trả lãi cho người chơi.

Ngoài ra, giá trị thặng dư để trả lãi còn đến từ việc người mua tăng nhanh, người sau tự nuôi người trước. “Nếu một cộng đồng lending coin không được xây dựng từng ngày, không có người mới vào chắc chắn nó sẽ chết”, anh Quốc – một nhà đầu tư ICO chia sẻ.

Ẩn danh ‘Cá Mập’ thao túng thị trường

Ở giai đoạn đầu đời của dự án, chủ sàn dùng mọi cách để tạo nên các cơn sốt đầu tư. Họ tự lập các trang chợ đen, niêm yết mức giá cao (10-20 USD/token), hứa hẹn tương lai thành công của dự án, mở các buổi hội thảo ở nơi sang trọng, khoe khoang những thành công của bản thân và nói về tương lai. Người chơi mới thấy dự án được niêm yết giá cao, hạ tầng cao cấp thường nghĩ dự án có giá trị nên mua vào.

Sau khi có một lượng người mua nhất định, họ thành lập ra các sàn nội bộ, một dạng sàn giao dịch nơi người chơi mua bán mã token mà mình có để kiếm lời. Không chỉ người chơi, chủ sàn, người nắm giữ một lượng lớn token cũng tham gia giao dịch trong sàn nhằm thao túng giá. Chủ sàn thực hiện thủ thuật xả mã token số lượng lớn khiến giá giảm mạnh núp bóng “cá mập”.
Chủ sàn thường là người đứng sau quá trình làm giá đồng ICO để trục lợi.

Khi số người chơi và lượng mã token đã đến mức giới hạn, chủ dự án tiếp tục duy trì nó bằng một số thủ thuật thao túng giá trị. Để thực hiện việc này, các dự án thường không phát hành quá 3 triệu mã token vì nếu vượt quá số lượng này, các thủ thuật bơm/xả vốn khó được chủ sàn kiểm soát.

“Trường hợp chủ sàn bán quá 70% số token sẽ không thể điều phối giá trị đồng tiền. Lúc này họ thực hiện thủ thuật ‘rung cây dọa khỉ’. Chỉ cần chủ sàn thông báo bị hack, bảo trì vài ngày, người chơi sẽ hoang mang, bán tháo số token mà họ đang nắm giữ với giá rẻ mạt. Chủ sàn lại tiếp tục quy trình mua giá rẻ bèo, bơm tin tốt và bán lại với giá tăng dần.

Cứ như thế, quá trình bán nhiều mua ít là nguồn lợi nhuận trả lãi đều đặn cho những người sở hữu token ICO.

Dùng tiền đổi lấy những con số

Khi đã kêu gọi đủ số vốn cũng là lúc nguồn thu chi đã vững mạnh, chủ dự án sẽ niêm yết lên các sàn quốc tế, kết thúc quá trình lending, ngưng trả lãi cho nhà đầu tư.

Lúc này giá trị đồng tiền của dự án được chính những người sở hữu, người đầu tư quyết định thông qua việc mua bán. Nếu dự án thực sự có nền tảng, làm ăn sinh lãi để trả lợi tức cho người tham gia thì coi như dự án ICO đã thành công mỹ mãn.

Sau khi kết thúc quá trình lending, đồng Bitconnect suy sụp chỉ trong 2 giờ.

Tuy nhiên, đa phần các dự án ICO biến tướng được lập ra với mục đích lừa đảo hoặc đầu tư những lĩnh vực mạo hiểm. Nếu thành công thì lợi nhuận cao dư sức trả cho người chơi, nếu thất bại họ dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm.

Thậm chí ở giai đoạn đã lên sàn giao dịch, những đồng này cũng chỉ được mua bán bởi chính chủ sàn. Họ tự mua, tự bán mỗi ngày với tổng giá trị giao dịch chỉ vài trăm nghìn USD đổ lại để tạo sự sống ảo cho đồng tiền ảo của họ.

Đến cuối cuộc chơi, bong bóng ICO chính thức vỡ khi người đầu tư sở hữu trong tay số lượng coin có giá trị rất cao nhưng bán không ai mua. Lúc này họ rơi vào tình cảnh dùng tiền thật để đổi lấy những con số được gán cho giá trị rất cao nhưng không sử dụng được. Ngoài ra, còn có tình trạng một số người chơi giữ mã token giá trị thấp hơn lúc mua kèm theo lời an ủi của chủ sàn “khi nào lên giá thì bán”.

Thời gian tồn tại của ICO dễ nhận biết thông qua lãi suất trả cho người chơi và độ biến động giá cả của token. Dự án nào trả lãi thấp, có kế hoạch kinh doanh, sản phẩm cụ thể và có biểu đồ giá ổn định thường có thời gian tồn tại lâu hơn và xác suất thành công cao hơn.

Chỉ trong ngày 17/1, giá đồng Bitconnect, đồng tiền được cảnh báo từ lâu đã giảm từ 331 USD xuống 7 USD. Điều này là minh chứng cụ thể cho mô hình ICO đa cấp lừa đảo, không có mô hình kinh doanh cụ thể.

Sau Bitconnect tiếp theo sẽ là ai?

=> Quan điểm cá nhân, tôi dự đoán là HEX vì ngày xưa, chính các lead bên HEX đã từng vỗ ngực xưng “Hex là mô hình của Bitconnect” vạn tuế. Xin hỏi, Hex giờ ra sao rồi, có ai biết không?

=> Không đâu bằng 48%/tháng. Và cứ đem con số 48% ấy đập vào tâm trí những người không biết gì, cuốn họ đi theo những vòng xoáy do chính các leader team, lead group đã thấy được trước ngày mà “mặt trời sẽ lặn”.

=> Sau khi sụp, người chơi có kẻ trụ được, có kẻ ngủ gầm cầu, và có những kẻ chỉ để lại duy nhất “đôi dép” trên bờ sông…
Không sao, các lead vẫn sống “tốt”. Sống chết là chuyện của giời, ngu thì chịu – làm gì tau???

 

MỚI CẬP NHẬT

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...
hype-tang-gia

Hyperliquid (HYPE) lập kỷ lục mới, điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng đột...

Hyperliquid đã đạt được một cột mốc quan trọng với khối lượng giao dịch đạt 11,5 tỷ USD và khối lượng thanh lý lên...

Nhà sáng lập Hex, Richard Heart, bị Interpol và Europol truy nã vì trốn...

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã phát hành "Thông báo Đỏ" đến các quốc gia thành viên theo yêu cầu của Phần...
mua-altcoin

Cơ hội mùa altcoin giảm, nhưng 3 chỉ số chỉ ra tiềm năng hồi...

Ngày 4 tháng 12, chỉ số mùa altcoin đã đạt mức 88, gợi ý rằng các tiền điện tử ngoài Bitcoin có thể sẽ...

Điểm tin tuần 16/12-22/12: Bitcoin điều chỉnh mạnh về dưới $93.000 sau khi lập...

Bitcoin và thị trường tiền mã hóa rộng lớn đã chứng kiến sự sụt giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)...
eth-dieu-chinh

ETH lao dốc mạnh khi không thể giữ mức $4.000, liệu có cơ hội...

Giá Ethereum có thể sẽ tiếp tục dao động ở giữa hai mức tâm lý quan trọng trong ngắn hạn, khi nó gặp khó...

[QC] Bỏ lỡ đợt tăng giá 600% của XRP năm 2024? Đừng bỏ lỡ...

Dù năm 2024 chưa kết thúc, nhưng không thể phủ nhận rằng XRP đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Sự thăng hoa này...

Mainnet Agglayer của Polygon sẽ được ra mắt vào đầu năm 2025

Agglayer, một hệ sinh thái blockchain mô-đun đầy hứa hẹn, vừa đạt được một cột mốc quan trọng trong quá trình thử nghiệm. Trong...

Người dùng Trust Wallet hoảng sợ khi số dư biến mất một cách bí...

Nhà cung cấp ví tiền điện tử Trust Wallet đã thông báo khắc phục thành công sự cố khiến số dư token của người...

Hơn 2,3 tỷ đô la bị đánh cắp trong các vụ hack và gian...

Các vụ hack và gian lận crypto đã gây ra thiệt hại hơn 2,3 tỷ đô la trong năm nay, phản ánh sự tồn...

AI agent trong lĩnh vực crypto là gì?

AI agent trong lĩnh vực tiền điện tử là các hệ thống tự động được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để xử...
ena

Arthur Hayes dump 8,4 triệu đô la ENA vài giờ sau khi khen Ethena...

Cựu CEO Arthur Hayes của BitMEX và là một trong những người chơi nổi tiếng trên thị trường crypto vừa thực hiện một động...

Dự báo năm 2025: Tương lai của top 5 tiền điện tử hàng đầu

Thị trường crypto đã khởi đầu năm 2024 với những tín hiệu trái chiều. Trong đó, Bitcoin dẫn trước các các loại tiền điện...

Liệu ETH có thể cán mốc $5.000 trước năm 2025 khi cá voi tăng...

Ethereum (ETH) đã cho thấy dấu hiệu phục hồi sau đợt suy thoái mạnh của thị trường, với hoạt động của cá voi tăng...

Altcoin tăng giá mạnh nhất trong tuần thứ ba của tháng 12 năm 2024

Vào tuần thứ ba của tháng 12 năm 2024 khi tâm lý thị trường có vẻ bi quan, tuy nhiên một đợt tăng giá...

Tin vắn Crypto 21/12: Bitcoin vẫn có khả năng chạm mốc $200.000 vào năm...

Từ nhận định Bitcoin vẫn có khả năng chạm mốc $200.000 vào năm 2025 đến Thượng viện Brazil lên lịch họp thảo luận về...