Việc công bố whitepaper Libra của Facebook ngay lập tức đã gặp phải sự phản đối chính trị ở châu Âu.
Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire và một thành viên Đức của Nghị viện Châu Âu Markus Ferber kêu gọi xem xét kỹ lưỡng về dự án blockchain của gã khổng lồ mạng xã hội.
Facebook, với hơn 2 tỷ người dùng, có thể trở thành một siêu ngân hàng bóng tối, một ngân hàng không cần bất kỳ trụ sở hoặc nhân viên ngân hàng nào (cũng như Uber là hãng taxi lớn nhất thế giới không sở hữu bất kì chiếc xe nào hay Airbnb là hãng cho thuê nhà lớn nhất thế giới mà không sở hữu căn nhà nào), ngân hàng này có thể phát hành tiền tệ riêng, tự định giá trị và có toàn quyền tăng giảm lãi suất, một ngày nào đó nó sẽ là đối thủ của FED, khi mà một quyết định tăng giảm định lượng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo, hoặc ít nhất, cũng sẽ khiến vài quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, ông Ferber cảnh báo.
Các tập đoàn đa quốc gia như Facebook không được phép hoạt động trong một niết bàn quy định khi giới thiệu các loại tiền kỹ thuật số, ông nói, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan quản lý xem xét kỹ hơn.
Facebook sẽ trở thành một đế chế kiểm soát tất cả những thứ của 3 tỷ người, từ sở thích, hành vi mua sắm tới tài chính cá nhân, một đế chế ngang ngửa đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn mà không sở hữu bất kì đội quân xâm lược nào.
Le Maire lặp lại điều này trong một cuộc phỏng vấn với Radio 1, khi kêu gọi các Thống đốc ngân hàng trung ương trong nhóm G7 (Group of Seven Central Bank) chuẩn bị báo cáo về dự án của Facebook trong cuộc họp tháng 7 của họ.
Mối quan tâm của ông ta là Libra có thể phát triển để thay thế các loại tiền tệ truyền thống. Những lo ngại tương tự đã được đưa ra bởi Thủ tướng Ý Matteo Salvini, những sự thịnh hành gần đây xung quanh mini-BOT, một loại tiền tệ quốc gia được đề xuất mà một số nhà phân tích dự đoán sẽ làm lung lay nền tảng của Liên minh châu Âu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Libra sẽ trở thành một loại tiền tệ có chủ quyền, theo ông Le Maire, nói thêm:
Đây là điều không thể và không được xảy ra.(“Can’t and must not work”).
Có lẽ, nghị viện Châu Âu đang lo sợ vị thế của đồng Euro một ngày nào đó sẽ bị đánh bại bởi Libra, đồng tiền có nghĩa là “tự do” trong tiếng Pháp.
Sáng kiến Libra của Facebook để xây dựng một hệ sinh thái tài chính có thể gắn kết và trao quyền cho hàng tỷ người, chính thức được công bố vào hôm qua sau nhiều tháng đồn đoán. Libra là một stablecoin được thiết kế để chế chống lại sự biến động của tiền điện tử và do đó rất hữu ích cho giao dịch hàng ngày. Trong quá trình phát triển, Facebook đã hợp tác với một số tên tuổi lớn nhất trong thanh toán và công nghệ, chẳng hạn như Visa, Uber và Coinbase.
Facebook có kỳ vọng lớn đối với đồng Libra, nhưng những lo ngại về quyền riêng tư của người tiêu dùng hoặc các rào cản pháp lý có thể gây ra những rào trở ngại đáng kể.
Facebook hy vọng sẽ không chỉ tạo thêm sức mạnh cho các giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu mà còn cung cấp cho người tiêu dùng không thông qua ngân hàng quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính lần đầu tiên.
Cái tên “Libra” hay “Thiên Bình” được lấy cảm hứng từ phép cân trọng lượng La Mã, một dấu hiệu trong khoa chiêm tinh học phương Tây mang nghĩa công lý, và trong tiếng Pháp còn có nghĩa là tự do, David Marcus, cựu giám đốc PayPal, người đứng đầu dự án của Facebook cho biết.
“Tự do, công lý và tiền bạc, đó chính xác là những gì chúng tôi đang cố gắng làm ở đây”, ông nói.
Cổ phiếu Facebook có giao dịch tích cực nhất trên các sàn chứng khoán của Hoa Kỳ, tăng 2,6% lên 194 đôla.
Như Tạp Chí Bitcoin vừa thông tin, Dân biểu Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ đang yêu cầu Facebook tạm dừng phát triển tiền điện tử của mình, Libra.
Trong tuyên bố của mình, Maxine Waters giải thích:
Trước đây, công ty đã gặp khá nhiều rắc rối, tôi yêu cầu Facebook đồng ý với một lệnh cấm đối với bất kỳ chuyển động nào trong việc phát triển tiền điện tử cho đến khi Quốc hội và các nhà quản lý có cơ hội kiểm tra các vấn đề này và thực hiện hành động.
Tuy nhiên, Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Anh, đã giữ một tâm trí cởi mở (open mind) với nó.
Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã được kêu gọi trước Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2018 để giải quyết các cáo buộc về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Việc triển khai blockchain có thể giúp gã khổng lồ mạng xã hội đặt các mối quan tâm về quyền riêng tư lắng xuống. Tuy nhiên, chính giải pháp này đã làm dấy lên một nghi ngờ hoàn toàn mới trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu và các nhà lập pháp cũng dự kiến sẽ gặp Giám đốc điều hành từ các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, để giải quyết các thay đổi do FATF đề xuất vào cuối tháng này. Sự không chắc chắn về quy định xung quanh tiền điện tử cuối cùng cũng có thể sớm kết thúc.
Thạch Sanh