Trang chủ Tạp chí Bài 28: Cách mạng Satoshi – Đừng quốc hữu hóa sự...

Bài 28: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Đừng quốc hữu hóa sự riêng tư của bạn một cách thụ động

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Chương 6: Sự riêng tư là điều tất yếu đầu tiên trong nhân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Đừng quốc hữu hóa sự riêng tư của bạn một cách thụ động (Chương 6, Phần 7)

“Nếu tôi có một thế giới của riêng mình, mọi thứ trong đó sẽ trở nên vô nghĩa. Chẳng có gì theo đúng nghĩa của nó cả, bởi vì tất cả đều trở thành thứ mà nó không phải. Và theo lý lẽ “khác thường”, cái gì đáng ra phải thế này, thì nó lại không phải. Cái gì không phải như thế, thì nó lại như thế. Bạn có hiểu không?”

–Lewis Carroll, Alice ở xứ sở Thần tiên

Thế giới của Lewis Carroll là chính phủ, nơi mà các thế giới vận hành trái ngược hoàn toàn với bản chất của chúng. Chiến tranh thì đem lại hòa bình. Sự đa dạng lại phải tuân theo nhu cầu của máy tính. Sự an toàn đòi hỏi sự cướp đoạt quyền riêng tư và quyền công dân được pháp luật bảo vệ. Sự phụ thuộc lại chính là sự tự do.

“Hiện thực” của chính phủ đảo lộn sự thật. “Sự riêng tư đã chết”, chính phủ chắc như đinh đóng cột khi đưa ra lời tuyên bố trên. Chỉ có điều nó không phải là sự thật. Sự riêng tư đang bước vào một kỷ nguyên vàng – hoặc đó là cho các cá nhân đang tư hữu hóa dữ liệu của họ thay vì để danh tính của mình bị quốc hữu hóa. Quá trình quốc hữu hóa danh tính xảy ra khi chính phủ tự tuyên bố quyền sở hữu trong việc sử dụng thông tin cá nhân của mọi người, trong đó các cá nhân không có quyền nào để nắm giữ. Chính phủ sở hữu giấy khai sinh, hồ sơ y tế, học bạ, báo cáo giám sát, hồ sơ của tòa án và cảnh sát, thông tin tài chính… Họ sở hữu các dữ liệu mà chính các cá nhân không thể truy cập được.

Việc sự riêng tư vẫn đang tồn tại và phát triển được thể hiển bởi sự kiên quyết mà qua đó các quan chức và đồng minh của họ cố gắng thuyết phục mọi người điều ngược lại. Chính phủ muốn đàn áp quyền tranh luận bởi vì các cá nhân có thể sẽ nhận ra mình có bao nhiêu quyền kiểm soát đối với thông tin của họ. Các cá nhân có thể bắt đầu tư hữu hoá sự riêng tư của mình thông qua tính “phong phú” của công nghệ, cho phép các cá nhân sử dụng mã hóa, ký danh, đa danh, cryptocurrency ẩn danh, sàn giao dịch phi tập trung, phần mềm xáo trộn (scrambling software) và một loạt các chiến thuật về kỹ thuật số.

cach-mang-satoshi-bai-28

Nhưng những gì công nghệ cho đi, thì công nghệ cũng có thể lấy lại. Có thể ngày mai một số chiến lược về riêng tư sẽ trở nên lỗi thời. Sớm thôi, người thay đổi cuộc chơi sẽ xuất hiện. Ví dụ, nếu điện toán lượng tử cho ra kết quả, thì sự mã hóa có thể bị vỡ vụn như một hạt óc chó. “Máy tính lượng tử, theo các quy luật của vật lý lượng tử, có thể đạt được công suất xử lý khổng lồ thông qua khả năng thực hiện ở nhiều trạng thái, và để thực hiện các nhiệm vụ bằng tất cả các phép hoán vị có thể trong cùng một lúc.” Cách tiếp cận “nằm ngoài khuôn khổ” đến phương pháp xử lý dữ liệu có thể cách mạng hóa giao thức vận hành và tốc độ.

Hướng dẫn từng bước để quốc hữu hóa sự riêng tư

Có một khuôn mẫu chung về cách mà chính phủ quốc hữu hóa các danh tính và sự riêng tư.

Một cuộc khủng hoảng luôn được tuyên bố, cho dù nó là thật hay được tạo ra đi chăng nữa. Một cuộc khủng hoảng thực sự có thể là một cuộc chiến tranh hoặc một cuộc khủng bố, như vụ 9/11; còn cuộc khủng hoảng được tạo ra có thể là một vụ xả súng tại trường học để dấy lên sự kích động, mặc dù các vụ xả súng đó rất hiếm hoi và ít khi xảy ra. Đôi khi chính sách của chính phủ cũng tạo ra khủng hoảng, như sự bùng nổ của Bolivar ở Venezuela. Bất kể nguyên nhân nào, một thông điệp cũng sẽ được đưa ra công chúng, nói rằng: Đó không phải là lỗi của chính phủ. Ai là người đáng để đổ lỗi? Các quốc gia thù địch, các cá thể quẫn trí, các nhóm người xấu xa, thị trường tự do trở nên mất kiểm soát – đây chính là những “kẻ tình nghi” thông thường được tập hợp lại. Sau đó, chính phủ tự tuyên bố mình chính là giải pháp.

Đây là thời điểm mà các quyền lợi bị thay thế bởi các đặc quyền.

Quyền lợi là gì? Quyền lợi tự nhiên, như quyền tự do ngôn luận, là sự mở rộng về phạm vi quyền hạn mà cá nhân có được đối với thân thể của họ, họ được tự do sử dụng nó bằng bất cứ hình thức ôn hòa nào. Quyền lợi không phải là thứ kiếm được hoặc được cấp phát; nó tồn tại bởi vì chủ sở hữu là một con người với cùng một tuyên bố về tự do cá nhân như bất kỳ người nào khác. Một cách tiếp cận khác với khái niệm này: chỉ có ba khả năng về người sở hữu thân thể của một cá nhân: thứ nhất, chính cá nhân đó – đây là quyền tự sở hữu bản thân; thứ hai, người khác – đây gọi là sự chiếm hữu nô lệ; thứ ba, thân thể là tài sản không có người nhận, như hành lý nằm trong khu “đồ thất lạc” vậy. Phương án hợp lý nhất chính là quyền tự sở hữu bản thân.

Đặc quyền là gì? Đặc quyền là một lợi thế hoặc sự miễn trừ được cấp cho một người cụ thể hoặc cho một nhóm người, thường nhỏ về số lượng, không áp dụng cho những người khác. Chính phủ trao các đặc quyền cho những người mà họ ủng hộ bởi sự trung thành, sự phục vụ của họ, hoặc một số đặc điểm khác mà các nhà chức trách thấy hữu ích. Đây là hai sự khác biệt chính giữa quyền lợi và đặc quyền: Quyền lợi mang tính phổ quát, trong khi đặc quyền lại có giới hạn cụ thể; quyền lợi không cần đến sự cho phép để thực hiện, trong khi đặc quyền phải gắn liền với sự cho phép.

Dần dần, quyền sử dụng của mỗi cá nhân đối với thân thể của họ trở thành vấn đề về đặc quyền của chính phủ chứ không phải là vấn đề về quyền lợi. Việc thu thập dữ liệu cá nhân là rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi này. Cơ sở dữ liệu không quan trọng đối với các cá nhân thực hiện quyền lợi của mình vì họ tự quyết định cho mình cách hành động. Nhưng cơ sở dữ liệu là điều cần thiết để thừa nhận hoặc từ chối các đặc quyền. Chính phủ cần biết người nào để khen thưởng cho hành vi “tốt” và người nào để trừng phạt cho hành vi “xấu”. Ai sở hữu súng và có thể là mối nguy hiểm? Ai gửi tiền ra nước ngoài hoặc không báo cáo dòng thu nhập? Những người này sống ở đâu? Cần có một lượng thông tin khổng lồ để chính phủ nhắm mục tiêu vào các cá nhân cụ thể hoặc các nhóm người để ban cho đặc quyền hoặc để trừng phạt. Sự riêng tư phải được lấy ra khỏi các cá nhân và được quốc hữu hoá.

Adrenaline của một cuộc khủng hoảng rất hữu ích đối với chính phủ trong sự nỗ lực này bởi vì công chúng đang dần trở nên dễ tiếp thu hơn đối với an ninh cấp cao, trong đó bao gồm cả sự giám sát. Tuy nhiên, khi Adrenaline giảm xuống, sự thúc đẩy về an ninh sẽ được thay thế bằng các chiến thuật “luộc ếch” (boiling-frog).

Chiến thuật luộc ếch là một câu chuyện trong đó chứa đựng một bài học quý giá. Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ giãy dụa và nhảy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết. Con ếch bị luộc ở đây là phép ẩn dụ cho những người “vô tình” chịu đựng một loạt những thay đổi đang dần lớn lên cho đến khi kết quả cuối cùng trở nên chết chóc. Quá trình này còn được gọi là “rò rỉ tính tiêu chuẩn”; một sự thay đổi to lớn được chấp nhận như “tiêu chuẩn” vì nó được đưa ra qua những bước nhỏ, mỗi bước đó đều được ủng hộ, hoặc ít nhất là không bị chống đối. Kết quả cuối cùng có thể không được tán thành – hoặc nó chắc chắn sẽ bị như vậy nếu nó xuất hiện chỉ sau một cú nhảy vọt – nhưng nó sẽ xuất hiện từng bước từng bước một. Quá trình xói mòn chậm rãi của sự tự do đã trở thành một sự kiện diễn ra hàng ngày. Còn một khoảng trống nữa để điền vào trong mẫu đơn; máy bay muốn hạ cánh thì cần phải có thẻ tiêu chuẩn do nhà nước cấp; cảnh sát dừng xe ô tô hoặc người đi bộ để yêu cầu thẻ ID.

Và để đảm bảo càng nhiều dữ liệu càng tốt, chính phủ sẽ tuyển dụng các tổ chức “có mỗi quan hệ mật thiết” – ví dụ như các ngân hàng trung ương – hoạt động như các điểm tập trung thu thập dữ liệu. Sau đó chính phủ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh thị trường tự do không hành động như bộ máy quan liêu. Vòng lặp đã đóng lại. Bất cứ ai sử dụng dịch vụ của chính phủ, từ trường học đến an ninh xã hội, đều phải từ bỏ dữ liệu của họ để làm việc đó. Bất cứ ai sử dụng dịch vụ thị trường tự do, từ du lịch hàng không đến ngân hàng, đều phải từ bỏ dữ liệu của mình để làm vậy. Thứ mà vòng lặp đóng lại xung quanh chính là cá nhân.

Khi một tiêu chuẩn bị bóp méo được thiết lập và chấp nhận, “chiếc găng tay” của chính phủ sẽ được bỏ ra. Xã hội luôn được quản lý đến từng chi tiết nhỏ (micromanage – quản lý vi mô). Ở Trung Quốc, quá trình quản lý vi mô được gọi là “hệ thống tín nhiệm xã hội” theo đó các công dân được xếp hạng bởi nhà nước. Những người có điểm số cao sẽ được tiếp cận các đặc quyền, chẳng hạn như đi du lịch và ăn uống tại nhà hàng cao cấp. Những người có điểm số thấp, có lẽ do đi ẩu hoặc có thái độ phản động, sẽ trở thành công dân hạng hai.

Nhà bình luận về tài chính và xã hội, Doug Casey, cho rằng hệ thống này là “cực kỳ khôn ngoan” vì … “một điểm số xã hội cao mang lại rất nhiều lợi ích và đặc quyền cho công dân. Còn điểm số thấp sẽ gây bất lợi cho họ theo rất nhiều cách. Mọi người sẽ bắt đầu cạnh tranh để trở thành những “chú cừu ngoan ngoãn”. Nói theo cách khác, hình thức kiểm soát xã hội này được cho là “cực kỳ khôn ngoan ” bởi vì những con người bình thường sẽ trở thành những người ép buộc theo chính sách của chính phủ vì lợi ích cá nhân của họ. Những người có điểm số xã hội cao là những nhân viên, vợ chồng, thành viên trong gia đình, bạn bè, khách hàng, hàng xóm, sinh viên đại học và các bên đối tác. Những người có điểm số thấp đều bị ghét bỏ và khả năng của họ có sự giới hạn. Nói tóm lại, mọi người sẽ kiểm soát và kiểm điểm bản thân để đạt được điểm số cao, điều này sẽ đem lại địa vị và cơ hội. Họ sẽ xa lánh những người có điểm số thấp – những người được giao phó với những cấp bậc thấp hơn trong kinh tế.

Các nước phương Tây đang áp dụng các hệ thống đánh giá riêng của họ, và xu hướng này sẽ được tăng tốc. Casey dự đoán rằng, “TSA có thể sẽ khiến bạn phải … sàng lọc dựa trên điểm số của bạn [hoặc những vấn đề trong hồ sơ của bạn]. IRS … [sẽ xem xét] tài chính của bạn. Tương tự với cảnh sát, các công tố viên, và những-gì-sở-hữu-bạn , kể cả với Sở quản lý cơ giới (DMV) thuộc địa phương của bạn … Đó là ý tưởng tốt nhất cho mọi người khi mà tất cả mọi người đều có số An Sinh Xã Hội – “. Dù ở Trung Quốc hay Mỹ, toàn bộ nhà nước đều dựa trên tổng số quyền truy cập vào thông tin cá nhân, đặc biệt là dấu chân kỹ thuật số.

Trên những bức tường của Thế giới Mới đầy kiên cường này, Satoshi Nakamoto đã khắc một cánh cửa THOÁT HIỂM cho những ai muốn tư hữu hoá dữ liệu của mình và từ chối quốc hữu hoá các danh tính của họ. Nó mở ra một đường dẫn xung quanh chính phủ, các ngân hàng trung ương và các tổ chức có mối quan hệ mật thiết – một con đường nằm xung quanh các bên thứ ba được tin cậy – bởi vì không một ai nên được tin tưởng với việc nắm giữ nhân quyền.

Dự đoán được tương lai của crypto là một điều không thể bởi vì tương lai tiến hóa một cách nhanh chóng và theo những chiều hướng bất ngờ. Nhưng, bất cứ nơi nào nó hướng đến, các nguyên tắc trong tầm nhìn Satoshi vẫn rất đúng đắn: kiểm soát sự riêng tư của từng cá nhân; các sàn giao dịch ngang hàng; và tính phân quyền.

Kết luận

“Khi tôi dùng một từ ngữ,” Humpty Dumpty nói với một giọng đầy khinh thường, “nó sẽ chỉ mang ý nghĩa mà tôi muốn – không hơn không kém.”
“Câu hỏi ở đây là,’ Alice nói, ‘liệu bạn có thể khiến những từ ngữ mang thật nhiều ý nghĩa khác nhau hay không,’
“Câu hỏi ở đây là,’ Humpty Dumpty nói, “ý nghĩa nào trong số những ý nghĩa đó có thể làm chủ – vậy thôi.”

―Lewis Carroll, Alice ở Xứ Sở trong gương

Sự riêng tư vẫn chưa chết; nó chỉ đang tận hưởng sự hồi sinh mà thôi. Các chính phủ đều biết điều này. Đó là lý do tại sao họ muốn chấm dứt sự tranh luận bằng cách tuyên bố sự riêng tư không còn tồn tại nữa. Không có gì để xem ở đây cả các bạn ạ. Đi tiếp thôi nào. Tin tưởng các chính quyền có nghĩa là cho phép danh tính của bạn được quốc hữu hóa và chấp nhận số phận của bạn như một con số để bị xếp hạng bởi các quan chức.

Hoặc, bạn có thể lựa chọn cửa THOÁT HIỂM.

Xem thêm: Bài 27: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Các sàn giao dịch tập trung đang có ý định hủy hoại chúng ta như thế nào?

Bài 29: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Tầm quan trọng của sự phân quyền: “Hãy trả lại quyền lợi cho các cá nhân!”

Dịch giả: Diệu Anh

Theo TapchiBitcoin

MỚI CẬP NHẬT

ethereum

Công nghệ ZK dựa trên hash có thể chống lượng tử Ethereum

Tiến sĩ XinXin Fan, trưởng bộ phận mật mã tại IoTeX, gần đây đã đồng tác giả một bài viết nghiên cứu có tiêu...
xrp

XRP tăng vọt lên mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la, nhưng...

Ripple (XRP) đã đạt mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la vào ngày 23/11. Tuy nhiên, đà tăng giá yếu dần đã...

2 chất xúc tác chính sắp đưa Solana (SOL) lên mức kỷ lục mới

Solana (SOL) đã đạt mức đỉnh kỷ lục mới tại $264,39 trong phiên giao dịch ngày 23 tháng 11. Kể từ đó, SOL đã...
sec

SEC Hoa Kỳ phạt kỷ lục 8,2 tỷ đô la từ 583 hành động...

Năm tài chính 2024 đánh dấu một bước đột phá lịch sử đối với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC),...

Mục tiêu giá cuối năm 2025 của Bitcoin là $180.000: Nhà sáng lập TYMIO

Theo Georgii Verbitskii - nhà sáng lập nền tảng tài chính phi tập trung TYMIO, giá Bitcoin sẽ giao dịch trong khoảng từ $100.000...

Tin vắn Crypto 24/11: Mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin...

Từ nhận định mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin giảm mạnh 3,65% trong tuần đến Úc tham vấn về khuôn...
tho-dao-btc

Thợ đào bán ròng khi giá Bitcoin không thể vượt $100.000

 Gần đây, các thợ đào Bitcoin (BTC) đã tích cực giảm lượng nắm giữ của mình khi giá đồng coin này tiếp tục dao động...

Cantor Fitzgerald đã đồng ý mua 5% cổ phần của Tether với giá lên...

Howard Lutnick, CEO và là cổ đông lớn của Cantor Fitzgerald, từng đảm nhiệm vai trò đồng chủ tịch đội chuyển giao quyền lực...

Bitcoin đứng trước nguy cơ bank run, dẫn đến vòng xoáy tử thần: Nhà...

Justin Bons, nhà sáng lập kiêm CIO của Cybercapital, một quỹ đầu tư tiền điện tử châu Âu, đã đưa ra cảnh báo về...
OneCoin

Cryptoqueen Ruja Ignatova có thể vẫn còn sống và đang ẩn náu ở Nam...

Ruja Ignatova, được biết đến rộng rãi với biệt danh “Cryptoqueen,” là người sáng lập chương trình lừa đảo tiền điện tử khét tiếng...
mua-altcoin

Những chỉ số này cho thấy “mùa altcoin” đang ở rất gần

Thị trường tiền điện tử đang cho thấy những dấu hiệu của một "mùa altcoin" sắp tới, giai đoạn được đặc trưng bởi sự...

Thị trường NFT hạ nhiệt trong tuần này, tổng doanh số giảm 11%

Doanh số bán NFT đã giảm 11% trong tuần này mặc dù thị trường crypto nói chung vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh...

Lập trình viên Laszlo Hanyecz đã mắc sai lầm “tỷ đô” khi chi 10.000...

Vào năm 2010, lập trình viên Laszlo Hanyecz đã chi 10.000 Bitcoin để mua hai chiếc pizza Papa John's. Với giá trị thị trường...

Short ETH đạt mức cao kỷ lục khi đòn bẩy thị trường tăng vọt

Vị thế Short ETH có đòn bẩy đã đạt mức cao chưa từng có, phản ánh sự dịch chuyển mạnh mẽ trong tâm lý...

Điểm tin tuần 18/11-24/11: Bitcoin tiến sát $100.000 – Chủ tịch SEC Gary Gensler...

Bitcoin liên tục lập đỉnh mới trong những ngày qua khi các nhà đầu tư dự đoán nó sẽ sớm cán mốc $100.000 trong...
xlm-tang-manh

Đây là lý do tại sao giá Stellar (XLM) tăng hơn 5 lần từ...

Stellar (XLM) đã ghi nhận mức tăng giá 50% trong 24 giờ qua, trở thành tài sản có hiệu suất tốt nhất trong khoảng...