Trang chủ Tạp chí Bài 29: Cách mạng Satoshi – Tầm quan trọng của sự...

Bài 29: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Tầm quan trọng của sự phân quyền: “Hãy trả lại quyền lợi cho các cá nhân!”

 

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 3: Sự phân quyền
Chương 7: Động lực chính trị của Sự phân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Sự phân quyền (Chương 7, Phần 1)

Nhiều người tự gạt bỏ tiền kỹ thuật số như một thứ vô bổ bởi vì tất cả các công ty đều đi đến thất bại từ những năm 1990. Rõ ràng là chỉ có bản chất được kiểm soát một cách tập trung của những hệ thống đó mới chính là nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại của họ. Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng ta thử nghiệm một hệ thống phân quyền và không phải dựa trên sự tin cậy nào cả.

– Satoshi Nakamoto

(Lưu ý: Bài viết này không đề cập đến các câu hỏi về các cryptocurrency, ví dụ như Bitcoin và Ether, có tính phân quyền như thế nào. Nó giả định rằng crypto là một thiên đường của sự phân quyền khi so sánh với hệ thống ngân hàng Trung ương)

Vào năm 2009, Satoshi Nakamoto đã đưa ra loại tiền tệ kỹ thuật số phân quyền đầu tiên dựa trên các thuật toán, chứ không phải dựa trên sự tin cậy. Tính phân quyền ở đây chính là chìa khóa. Không có ai kiểm soát quá trình hoạt động của Bitcoin cả; mọi người có thể cùng tham gia trên một nền tảng bình đẳng theo mô hình ngang hàng (peer-to-peer). Hệ thống sử dụng một mạng lưới phân phối gồm các node để xác nhận các giao dịch công khai trong một sổ cái mở. Đây thực sự là một thứ mới mẻ.

cach-mang-satoshi-bai-29

“Hệ thống không dựa trên sự tin tưởng” mà Satoshi mô tả có những lợi thế rõ ràng. Mọi người không bị “chơi đểu” bởi các bên thứ ba “không có tâm”, ví dụ như luật sư, vợ/chồng cũ, hoặc các ngân hàng. Nhưng lợi thế của phân quyền lại ít rõ ràng hơn. Sự tập trung (Centralization) có thể là một vấn đề mang tính thực tế, và nó cũng có thể là một chiến lược hiệu quả. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể làm việc hiệu quả và kiếm được lợi nhuận nhiều hơn nếu việc đưa ra quyết định được kiểm soát bởi một người duy nhất. Không có gì sai về bản chất của mô hình tập trung cả. Ngoại trừ…

Trong viễn cảnh của chính trị. Sự tập trung là một tai họa của sự tự do bởi vì nó tước bỏ đi những sự lựa chọn ra khỏi các cá nhân và chuyển các quyền lợi cá nhân thành các quyết định được đưa ra bởi các ủy ban. Một thuật ngữ khác của việc kiểm soát theo mô hình tập trung đó là “social engineering” (phương pháp tấn công phi kỹ thuật).

Xuyên suốt quá trình lịch sử, xã hội luôn được xem như là kết quả từ một thiết kế của một người nào đó. Bản thiết kế này có thể được là của Chúa trời, vua chúa, hoặc một nhóm người có tên gọi là Chính phủ. Xã hội như một công trình bị lãng quên vậy.

Trong bộ sách gồm 3 tập in mang tên “Luật, Pháp luật và Tự do” (1973), nhà kinh tế và nghiên cứu xã hội Friedrich A. Hayek coi vị trí này như “constructivist rationalism” (chủ nghĩa duy lý theo xu hướng kiến tạo). Ông phản đối nó một cách mạnh mẽ. Trong bài diễn văn tưởng niệm đạt giải Nobel năm 1974 có tựa đề “Sự đòi hỏi của Kiến thức”, Hayek đã bộc lộ ra sự phản đối then chốt: không có ủy ban nào có thể dự đoán được những nhu cầu cần thiết của việc tương tác quần chúng của con người.

“Sự thừa nhận đối với những giới hạn không thể vượt qua được trong kiến thức của ông ấy đã dạy cho học sinh trong xã hội một bài học về sự khiêm tốn, điều này có thể bảo vệ ông ấy khỏi việc trở thành “kẻ đồng lõa” trong sự khao khát được kiểm soát xã hội của con người – một khao khát khiến ông không chỉ trở thành một tên bạo chúa, mà còn có thể biến ông thành một kẻ hủy diệt của một nền văn minh trong đó không có bộ não nào được “thiết kế” ra mà chỉ được “lớn lên” từ những nỗ lực tự do của hàng triệu con người”.

Phân quyền có nghĩa là sự khuếch tán quyền lực ra khỏi các cơ quan trung ương đến các đơn vị cấu tạo của nó. Nói theo quan điểm chính trị, điều này thường có nghĩa là trao quyền kiểm soát từ một đơn vị quốc gia xuống một đơn vị địa phương. Thay vì Quốc hội hay Nghị viện ban hành luật pháp, một bang hay một cơ quan cấp tỉnh sẽ làm việc này. Hoặc một hội đồng thuộc địa phương sẽ quyết định một khu dân cư có thể hoặc không thể làm gì với tài sản, của cải và thân thể của họ. Các hội đồng địa phương có vẻ hợp với các cơ quan thiểu số hơn bởi vì họ có ảnh hưởng đến địa phương; họ là tiếng nói của các đơn vị cá nhân, những người sống gần nhau có sức ảnh hưởng hơn là những “lá phiếu” ẩn danh được đưa in ra hàng triệu bản.

Nhưng ngay cả với cấp độ địa phương, yếu tố cần thiết vẫn bị thiếu mất. Yếu tố cần thiết ở đây không phải là một ủy ban hay quyết định tập thể. Mà đó là cá nhân. Cá nhân không chỉ là một khối kết cấu cơ bản để xây dựng nên xã hội mà còn là nguồn quyền lợi duy nhất, nguồn duy nhất có thể nói “có” hoặc “không” đối với cuộc sống của họ. Quan điểm logic và đạo đức đối với phân quyền đó là tất cả mọi người đều có trách nhiệm trong việc đưa ra những sự lựa chọn hòa bình cho mình.

Trong kiệt tác mang tên “Human Action” (Hành động của con người), nhà kinh tế người Áo Ludwig von Mises đã mô tả nguyên tắc của “phương pháp luận cá nhân” (Methodological Individualism): “Đầu tiên chúng ta phải nhận ra rằng mọi hành động đều được thực hiện bởi các cá nhân… Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng ý nghĩa của các hành động được thực hiện bởi các cá nhân thì chúng ta phải học mọi thứ về các hành động của toàn bộ tập thể. Một tập hợp xã hội không có sự tồn tại hoặc thực tế nào bên ngoài các hành động của từng thành viên riêng lẻ. Ví dụ, các cá nhân bao gồm một gia đình tương tác với nhau trong một bối cảnh cụ thể và toàn bộ sự tương tác đó chính là những gì cấu tạo nên khái niệm trừu tượng: “gia đình”.

Mises đã dùng cách tiếp cận này trong việc phân tích sự phức tạp nhất của tập thể – đó là Nhà nước. Tất cả những gì nhà nước làm, có thể làm giảm bớt các hành động của cá nhân. Mises giải thích rằng: “Người treo cổ có nhiệm vụ hành hình tội phạm, chứ không phải nhà nước. Đây là sự phân biệt giữa hành động của người treo cổ với hành động của nhà nước. Các cá nhân nhìn thấy hành động của nhà nước trong hành động của người treo cổ chỉ là vì họ đã tạo ra một quan điểm trừu tượng có tên là “nhà nước”, để cung cấp một bối cảnh cho hành động của cá nhân.

Tuy nhiên, nếu chỉ có cá nhân hành động, vậy làm thế nào để các cơ quan tập thể như “nhà nước” hay các công ty liên kết có thể được thành lập trong xã hội? Dễ thôi. Hãy xét xem ngôn ngữ đã phát triển như thế nào qua hành động của con người chứ không phải qua thiết kế của con người: đây là khái niệm về “nhu cầu tự phát” (spontaneous order). Một trong những tác phẩm đầu tiên của Mises, “Nhà nước và Kinh tế” (1919), đã phân tích các hiện tượng xã hội phức tạp – ví dụ như ngôn ngữ – là những hậu quả không được dự định trước của sự tương tác cá nhân. Không có ủy ban hay cơ quan trung ương nào quyết định phát minh ra bài diễn văn của con người, cũng như việc phát hành một cuốn từ điển cả, huống chi là thiết kế ra một ngôn ngữ cụ thể như Tiếng Anh. Các cá nhân bắt đầu giao tiếp với nhau để có được thứ họ muốn.

Đó là sự phân quyền trong công việc. Một ví dụ điển hình khác đó là ví dụ về lối đi trong rừng đã được hình thành như thế nào. Hai mươi người quyết định đi đường ngắn nhất từ A đến B. Trong khi đi, mỗi người sẽ tự tạo ra một con đường mới (hay còn gọi là lối mòn) mà trước đó chưa có, nó sẽ tạo thuận lợi cho những người về sau. Con đường dần trở nên bớt thô sơ hơn, nó sẽ không còn là lối mòn nữa khi mà về sau càng có nhiều người sử dụng nó. Họ không xem con đường từ A đến B như một hàng hóa công cộng (public good); họ chọn nó chỉ vì lợi ích cá nhân mà thôi. Dù vậy, việc tạo ra lối đi này sẽ giúp ích cho những người đi sau. Con đường ở đây chính là sự phân quyền trong hành động.

Sự phân quyền được đưa ra bởi Satoshi còn mở rộng hơn nữa. Nó không hình dung ra các hành động cá nhân đem lại lợi ích cho tổng thể một cách ngẫu nhiên. Hay đúng hơn, nó hình dung ra một sự phân quyền mà sau này sẽ trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng, nơi mà tất cả mọi thứ đều minh bạch.

Một phần của cách mạng Satoshi đó là nó biến đổi chiến lược tự do của sự phân quyền. Theo truyền thống, sự phân quyền đã đem lại tự do cho các cá nhân bằng cách cho phép họ tách ra khỏi xã hội. Nghĩa là, mọi người rút khỏi hệ thống chính trị bằng cách từ chối trả thuế, bằng cách từ chối cung cấp thông tin cá nhân cho chính phủ hoặc bằng cách nói “không”. Trong những năm 80, chiến lược này được gọi là Browning-out (suy giảm nguồn) vì có nhiều người trong quá trình thực tập đã làm theo lời khuyên về sự riêng tư và tự do trong cuốn sách bán chạy nhất của Harry Browne “How I Found Freedom in an Unfree World” (Tôi đã tìm thấy tự do trong thế giới không tự do như thế nào): Một cuốn cẩm nang cho Tự do Cá nhân. Chương 7, với tiêu đề “Các bẫy của Chính phủ,” có viết rằng, “Nhưng ai là “xã hội” nếu không phải cùng là những người đã đưa ra nhu cầu và sở thích của họ trong thị trường? Nếu họ không sẵn sàng chi trả cho dịch vụ trong thị trường tự do…, ai có thể nói rằng họ sẽ sẵn sàng chi trả cho nó thông qua chính phủ?… Tất cả các hành động của chính phủ đều phụ thuộc vào các giao dịch một bên, trong đó một cá nhân bị ép buộc để chọn giữa việc phải chi trả cho thứ mà anh ta không hề muốn hoặc ngồi tù”. Những người thoát ra khỏi cái bẫy của chính phủ đã “phân quyền hóa” quyền lực trong mạng sống của họ sang cấp độ cá nhân, nơi mà chính quyền duy nhất là bản thân họ.

Cách tiếp cận sự phân quyền của Satoshi đưa ra giải pháp. Giống như Hayek, ông cũng phản đối sự tập trung quyền lực, đó chính là hành vi trộm cắp quyền lợi của các cá nhân. Phương pháp tấn công phi kỹ thuật phá hủy xã hội, chứ không phải tạo ra xã hội. Cả Hayek và Mises đều chứng kiến sự tàn phá của chủ nghĩa tự do cổ điển do hai cuộc chiến tranh thế giới gây ra, nhưng phần lớn là do Thế chiến I. Họ đã chứng kiến lời hứa hẹn của chủ nghĩa tự do cổ điển của thế kỉ 19 bị tước đi bởi bộ máy tập trung của chủ nghĩa nhà nước.

Đủ rồi! Cryptocurrency nói “Đủ rồi đấy”. Hãy trả lại quyền lợi cho các cá nhân. Và sự phân quyền là nơi tất cả mọi thứ bắt đầu.

Dịch giả: Diệu Anh

Xem thêm:

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Fartcoin

Điều gì sẽ xảy ra với FARTCOIN sau khi khối lượng lao dốc?

Vào ngày 20/12, Fartcoin (FARTCOIN) đã có một đợt tăng đột biến đáng kể về hoạt động giao dịch, với khối lượng giao dịch...

Solana Layer 2 Sonic sẽ airdrop token SONIC cho người dùng TikTok

Sonic, blockchain layer 2 tương thích với máy ảo SVM, sẽ airdrop token SONIC tới tất cả người dùng đã tham gia thông qua nền...
ftt

FTT hướng đến mục tiêu 4 đô la khi Kế hoạch tái cấu trúc...

FTT, token gốc của sàn giao dịch phá sản FTX, đang dẫn đầu mức tăng của thị trường ngày hôm nay, nhảy vọt hai...

Telegram của Pavel Durov đạt doanh thu 1 tỷ đô la, đánh dấu năm...

Nền tảng truyền thông xã hội Telegram vừa công bố tổng doanh thu vượt mốc 1 tỷ đô la trong năm 2024, đánh dấu năm...
crypto

Thị trường crypto kiên cường với 308 triệu đô la dòng vào bất chấp...

Theo báo cáo hàng tuần mới nhất của CoinShares, các sản phẩm đầu tư crypto ghi nhận ​​dòng tiền ròng chảy vào tuần trước...

3 điều có thể ảnh hưởng đến thị trường crypto tuần này

Thị trường crypto hiện đang trải qua một đợt điều chỉnh mạnh, giảm khoảng 13% so với mức đỉnh của tuần trước. Mặc dù có...

Justin Sun đã bán 50% lượng ETH nắm giữ – Lý do là gì?

Nhà sáng lập Tron, Justin Sun, đã thực hiện các đợt bán Ethereum lớn trong bối cảnh giá tiền điện tử này giảm mạnh....

Xuất hiện tin đồn Sam Bankman-Fried (SBF) sẽ được Joe Biden ân xá trước...

Sam Bankman-Fried (SBF) của FTX sẽ sớm được tự do nếu tin đồn về lệnh ân xá của tổng thống là sự thật. Mọi chuyện...

MicroStrategy mua thêm 5.262 BTC trong bối cảnh giá Bitcoin có nguy cơ điều...

MicroStrategy đã công bố vào thứ Hai rằng họ đã mua thêm 5.262 Bitcoin, trị giá 561 triệu đô la, trong khoảng thời gian...

Cardano (ADA) giảm 18% làm dấy lên báo động khi hoạt động mạng suy...

Giá của Cardano (ADA) đã giảm khoảng 18% trong bảy ngày qua, phản ánh sự điều chỉnh chung của thị trường sau một thời...
shib-nam-2025-du-doan

Dự báo giá Shiba Inu (SHIB) năm 2025: Tiềm năng bứt phá?

Trong ba tháng qua, giá SHIB đã tăng hơn gấp đôi, đạt mức cao cục bộ vào ngày 7 tháng 12 trước khi giảm...
MicroStrategy-bitcoin

Lượng mua Bitcoin của MicroStrategy vượt qua mức thị trường tăng giá năm 2021

Các giao dịch mua Bitcoin định kỳ của MicroStrategy, với mức giá đạt 95.517 USD, đã vượt qua kỷ lục cao nhất từng được...

Changpeng Zhao chia sẻ lời khuyên quan trọng về tiền điện tử

CEO Binance Changpeng Zhao (CZ) gần đây đã chia sẻ những lời khuyên sâu sắc dành cho cộng đồng crypto, nhấn mạnh một mối...

Liệu trader có thể tin tưởng Binance Alpha không khi 41% các dự án...

Trong một phân tích gần đây, Binance Alpha, tính năng sáng tạo trong Ví Web3 của Binance, đã hoàn tất việc niêm yết 29...

Tin vắn Crypto 23/12: Bitcoin đang chuyển sang giai đoạn biến động giá cực...

Từ nhận định Bitcoin đang chuyển sang giai đoạn biến động giá cực đoan đến Zentry tiến hành hợp tác với Ronin, sau đây...

[QC] SUI giảm xuống dưới $4: Đồng tiền $0,12 này có thể giúp bạn...

Khám phá cách Sui Blockchain và sàn giao dịch DTX đang thay đổi thị trường tiền điện tử với xu hướng giá SUI...