Trang chủ Tạp chí Bài 41: Cách mạng Satoshi – Ngoài thị trường chợ đen,...

Bài 41: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Ngoài thị trường chợ đen, liệu còn “chỗ đứng cuối cùng” cho Tự do Kinh tế?

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 4: Nhà nước so với Xã hội
Chương 9, Phần 5: Ngoài thị trường chợ đen, liệu còn “chỗ đứng cuối cùng” cho Tự do Kinh tế?
Tác giả: Wendy McElroy

Tiền…là phạm vi kinh tế được bao bọc và “bị vướng” vào nhiều sự can thiệp của chính phủ qua nhiều thế kỷ. Có nhiều người, nhiều nhà kinh tế học, thường đồng ý với việc tiền tệ không quan trọng trong thị trường tự do. Họ nhấn mạnh rằng, tiền thì khác; nó phải được cung cấp bởi chính phủ và được quy định bởi chính phủ. Họ không bao giờ coi việc kiểm soát của nhà nước như một sự can thiệp vào thị trường tự do cả; một thị trường tự do bằng tiền là điều không tượng đối với họ. Trong lịch sử, tiền là một trong những thứ đầu tiên được kiểm soát bởi chính phủ, và “cuộc cách mạng” thị trường tự do của thế kỷ mười tám và mười chín đã tạo ra rất ít ảnh hưởng trong lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, đã đến lúc mà chúng ta cần hướng sự chú ý cơ bản thành vấn đề xương máu của nền kinh tế của chúng ta – tiền tệ.

– Rayay Rothbard, “Chính phủ đã làm gì với tiền của chúng ta?”

Việc hình dung thị trường tự do crypto khá dễ dàng, bởi vì cryptocurrency được tạo ra trên thị trường tự do, và nó vẫn chưa được kiểm soát ở nhiều nơi. Việc để một người hình dung những gì đang ở trước mắt mình khó đến mức nào ? Các đồng coin như Bitcoin hoặc Bitcoin Cash là những câu chuyện thành công cho mọi người có thể hình dung.

Thật không may, chính phủ cũng hình dung thấy nó. Họ nhận ra rằng crypto là một đối thủ cạnh tranh khốc liệt đối với các độc quyền về tiền tệ fiat của họ, hệ thống thuế, và một nguồn tài nguyên tương đối chưa được khai thác. Tuy nhiên, để kiểm soát crypto, chính phủ không thể tán dương hiện tượng này; chính phủ cần phải khắt khe hơn với crypto bằng cách tạo ra “hội chứng rối loạn phân ly tập thể” (public hysteria) trên các vấn đề bao gồm cả thật (gian lận) và giả (liên kết đến khủng bố). Hãy cứ yên tâm, nếu crypto là một Con Quỷ Kinh tế, thay vì là một hiện tượng kinh doanh, các chính phủ trên toàn thế giới sẽ không khao khát và lên kế hoạch về việc làm thế nào để có thể cùng lựa chọn ngành công nghiệp này. Để làm như vậy, họ gán cho crypto cái nhãn mác – đó là ‘thứ tốt đẹp’ hiện đang đầy rẫy sự lạm dụng, mà chỉ có chính phủ mới có thể giải quyết được. Thị trường tự do đã thất bại, họ tuyên bố như vậy.

Áp lực từ chính phủ đang gia tăng. Khi cryptocurrency được chấp nhận như tiền tệ, mong muốn về quy định cho nó ngày gia tăng . Một báo cáo gần đây từ nền tảng giao dịch “khổng lồ” eToro và Trường Cao đẳng Imperial London Anh đã tuyên bố rằng, “Các loại tiền mã hóa như Bitcoin cung cấp một bước tiến hóa khả thi gọi là ‘bước vĩ đại tiếp theo’ cho tiền tệ và có khả năng trở thành một hình thức thanh toán chủ đạo trong thập kỷ tới.” Báo cáo khẳng định rằng quy định là điều kiện tiên quyết cần thiết cho một sự tiến hóa như vậy.

Và hầu hết mọi người sẽ lắng nghe lời kêu gọi cho quy định, bởi vì họ tin rằng sự độc quyền của chính phủ làm cho tiền tệ an toàn hơn cho họ để sử dụng – ít nhất là an toàn hơn tiền thị trường tự do- thứ mà họ còn chưa thể hiểu hết. Tất nhiên, điều ngược lại là sự thật. Tiền của chính phủ khiến cho những “người quyền lực” có quyền kiểm soát chính trong nền kinh tế, và sự sắp xếp đó không bao giờ đem lại kết thúc tốt đẹp cho những người bình thường. Ngược lại, thị trường tự do lại thỏa mãn khách hàng – những người được xem là nguồn lợi nhuận. Có bao nhiêu nhà hàng của chính phủ cho phép mọi người trả lại các món ăn vào nhà bếp để đổi món khác? Có bao nhiêu nơi có chính sách trả lại “không được thắc mắc” (no questions asked) về hàng hóa hoặc dịch vụ?

Thị trường tự do cũng cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tiền tệ, hiệu quả hơn so với chính phủ. Có một điều là, sự cạnh tranh buộc các công ty phải làm việc thật hiệu quả để đạt được mức giá thấp, từ đó thu hút khách hàng. Thị trường tự do cũng thể hiện sự tử tế rộng lượng hơn nhiều bởi vì nó dựa trên trao đổi tự nguyện, trong khi chính phủ bao gồm sự ép buộc.

Tuy nhiên, tiền tệ được coi là một trường hợp “đặc biệt” đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ bởi vì tiền là điều thiết yếu cho sự hoạt động của một xã hội lành mạnh. Điều đó cũng đúng với thức ăn. Tuy nhiên, thị trường tự do cung cấp một nguồn dồi dào các cửa hàng tạp hóa từ khắp nơi trên thế giới với giá cả phải chăng. Hầu hết mọi người có thể đi bộ đến các cửa hàng với một món đồ đang được bán. Thật khó để tưởng tượng một chính phủ quản lý một chuỗi thức ăn tương tự; sự thật là, các chính phủ có cố gắng đã tạo ra chế độ phân chia, nạn đói, thị trường chợ đen và giá cả tăng cao cho những thứ thiết yếu của cuộc sống.

Hysteria (chứng cuồng loạn) là một vị thế tiêu chuẩn cho những ai muốn che giấu sự thật. Việc hysteria chống lại crypto đang được tiến hành bởi vì nó là chiến lược tốt nhất để thuyết phục mọi người rằng, chính phủ là một công cụ của công lý crypto, không phải là một thứ “đang muốn trở thành tội-phạm-crypto”.

Sự tôn trọng = Nhu cầu cho một sự bất công trở thành biện pháp = Quy định

Chính phủ đang chơi một trò chơi vỏ bọc đa cấp với crypto, trò chơi đó có khả năng diễn ra như sau.

Trước tiên và ở bất cứ nơi nào cần thiết, crypto sẽ được xác định lại dưới dạng tiền tệ thay vì là tài sản, vì ngân hàng trung ương, cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính truyền thống không có quyền điều chỉnh tài sản riêng được nắm giữ hợp pháp. Để chắc chắn, Chính phủ có thể đánh thuế và tịch thu, nhưng mức độ kiểm soát đó là khiêm tốn so với quyền độc quyền phát hành và/hoặc để xác định như thế nào thì gọi là tiền hợp pháp.

Tiếp theo, crypto sẽ được liên kết với các thị trường tài sản crypto, chẳng hạn như các sàn giao dịch và các doanh nghiệp phát hành ICO. Mặc dù hai thứ trên là riêng biệt, hầu hết mọi người ít hoặc không có sự phân biệt giữa chúng; các khái niệm trở nên lẫn lộn với nhau. Chính những người muốn điều chỉnh crypto thấy sự lẫn lộn này là hữu ích, bởi vì nó tạo điều kiện cho pháp luật được lan tỏa, bao gồm toàn bộ phạm vi của crypto và nhiều biểu hiện của nó.

Một bản thiết kế cho việc kiểm soát crypto là điều có thể dự đoán được; nó cũng mang tính toàn cầu. Ví dụ, tuần trước, Ủy ban Ổn định Tài chính đã gửi báo cáo đến một cuộc họp G20 của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, thảo luận để đưa ra một khuôn khổ để thiết lập các tiêu chuẩn về thị trường tài sản crypto.

Một vài tháng trước đó, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, đã chỉ ra cách các cơ quan toàn cầu sẽ tiến hành như thế nào. Có những tài liệu tham khảo quen thuộc về vai trò bị cáo buộc của crypto trong chủ nghĩa khủng bố và rửa tiền. Nhưng sự cấp thiết về vấn đề này là khác nhau. Trên blog của IMF, Lagarde kêu gọi các thị trường tài sản crypto bảo vệ người tiêu dùng theo cách tương tự như thị trường tài chính truyền thống. Việc nắm rõ chính sách khách hàng của bạn và sự phối hợp toàn cầu đã được nhấn mạnh.

Lời kêu gọi về việc bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục được lặp lại. Ví dụ, tại một hội nghị ngày 25 tháng 6, Cục trưởng Cục Bảo vệ người tiêu dùng Andrew Smith giải thích, “Với sự gia tăng của các loại tiền mã hóa, chúng tôi đã thấy nhiều dấu hiệu, từ các nguồn công khai cho đến các hành động thực thi pháp luật do chúng tôi đưa ra… các scammer đang dụ dỗ bằng tiền mã hóa để vơ vét người tiêu dùng.”

“Mọi người cần sự bảo vệ từ loại tiền tệ mới!” – lời kêu gọi này điều này đang tăng dần như là lý do cho việc điều chỉnh crypto. Lập luận này không chỉ thu hút một xu hướng ăn sâu vào tư tưởng chống lại thị trường tiền tệ tự do, mà nó còn tạo ra nỗi sợ hãi cho mọi người. Việc hỗ trợ một cách bao quát sẽ giúp các cơ quan chính phủ và ngân hàng trung ương dễ dàng hơn trong việc nắm bắt toàn bộ crypto của họ. Và, do đó, từ “gian lận” đang trở nên phổ biến hơn bất cứ khi nào khi crypto được thảo luận, mặc dù các thị trường tài sản crypto thường phải là vấn đề trọng tâm. (Lưu ý: thực tế về tiền tệ fiat hoàn toàn là các vụ gian lận, cùng với nhiều penny và cổ phiếu không tích trữ, không hề phát sinh.)

Khía cạnh đáng ngờ nhất về Lời Tuyên bố về gian lận lan rộng

Có một sự thật trong lời tố cáo gian lận. Crypto, giống như mọi khoản đầu tư khác, là một tình huống “Caveat emptor” (nguyên tắc người mua chịu trách nhiệm về hàng đã nhận) do nguy cơ gian lận và các hình thức trộm cắp khác. “Caveat emptor” thường được dịch là “Buyer Beware” ‘Khách hàng cẩn trọng’ , và nó có nghĩa là một người mua hoặc khách hàng cần chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa và dịch vụ trước khi mua chúng. Nguyên tắc đó hợp lệ, nhưng nó là một câu trả lời không thỏa mãn và không đầy đủ khi đối mặt với gian lận, đó là một tội ác – tội ác mà chính phủ kìm nén giấc mơ chiếm đoạt crypto của nó.

Vấn đề gian lận đã lớn mạnh như thế nào? Một nghiên cứu gần đây do Nhóm Satis chuẩn bị cho thấy rằng, theo tỷ lệ phần trăm ICO kiểm tra, “khoảng 78% ICO đã được xác định là Identified Scams (Các vụ scam không xác định), 4% thất bại, 3% đã biến mất hoàn toàn, và 15% tiếp tục giao dịch trên sàn giao dịch . ”

Những phát hiện trên có hợp lệ hay không vẫn chưa được làm rõ, đặc biệt là kể từ khi các báo cáo của chuyên gia đã trở thành một khía cạnh về cổ phần của bất kỳ sự thúc đẩy nào cho pháp luật; nhiều người trong số họ rất cẩu thả và có động cơ chính trị. Thành thật mà nói, những con số nghe chừng có vẻ phóng đại. Mặt khác, nhiều ICO đã được tiết lộ là tham nhũng, và sự tồn tại của gian lận là điều không thể phủ nhận, đặc biệt là trong các thị trường crypto.

Tuy nhiên, việc thừa nhận một vấn đề không mang lại một giải pháp cụ thể, ví dụ như sự can thiệp của chính phủ. Có một điều là, chính phủ đã chứng tỏ mình không muốn ngăn chặn gian lận trong hệ thống tiền tệ mà họ đang kiểm soát: đó là ngân hàng trung ương. Satoshi Nakamoto giải thích,

“Ngân hàng trung ương cần được tin cậy chứ không phải để loại bỏ tiền tệ, nhưng lịch sử tiền tệ fiat đã vi phạm niềm tin đó. Các ngân hàng cần phải được tin cậy để giữ tiền của chúng ta và chuyển tiền mã hoá, nhưng họ cho vay nó trong làn sóng bong bóng tín dụng chỉ với một phần nhỏ trong dự trữ. Chúng ta phải tin tưởng họ với quyền riêng tư của chúng ta, tin tưởng họ không để cho kẻ trộm danh tính “bòn rút” tài khoản của chúng ta. Chi phí khổng lồ cho vấn đề trên khiến các khoản thanh toán vi mô trở nên bất khả thi.”

Đồng tiền mất giá hay còn được gọi là lạm phát, trở thành điều không thể tránh khỏi vì lạm phát là nguồn thu chính cho chính phủ và cho các nhóm mà nó ủng hộ. Nhưng thiệt hại của tiền chính phủ kéo dài vượt quá cả sự xuống cấp của giá trị. Rothbard giải thích,

“Nó đã phá vỡ sự yên bình, hiệu quả sản xuất của thị trường thế giới, và phá vỡ nó thành hàng nghìn mảnh, cùng với việc thương mại và đầu tư bị cản trở và cản trở bởi vô số các hạn chế, kiểm soát, tỷ lệ nhân tạo, sự cố tiền tệ, … Nó mang lại chiến tranh bằng cách biến đổi một thế giới của các giao dịch mang tính hòa bình thành một khu rừng của các khối tiền tệ chiến tranh. Tóm lại, chúng ta thấy rằng sự ép buộc, về tiền tệ cũng như trong các vấn đề khác, mang lại những xung đột và hỗn loạn không theo một trật tự nào. ”

Và, tuy nhiên, một trong những lập luận chính chống lại tiền tệ thị trường tự do đó là thị trường này quá hỗn loạn và tham nhũng. Điều này thật vô lý.

Cần phải có Luật pháp

Gian lận đòi hỏi một phản ứng về mặt pháp lý bởi một tội ác đã xảy ra. Nhưng, một lần nữa, việc thừa nhận một nhu cầu không thể đưa ra một giải pháp cụ thể. Điều này đặc biệt đúng với các giải pháp pháp lý do chính phủ đề ra.

Nói chung, có bốn loại luật hoạt động trong xã hội và đôi khi chúng trùng nhau.

Có một loại đặt ra một tầm nhìn cụ thể về thế giới hoặc đạo đức. Các luật này bao gồm các luật chống lại các tệ nạn bị cáo buộc, chẳng hạn như rượu hay ma túy, cũng như luật đòi hỏi các phẩm chất đạo đức bắt buộc, chẳng hạn như bầu cử hoặc nộp thuế. Mục đích là để dựa vào luân thường đạo lý, từ đó xóa bỏ ranh giới giữa pháp lý và (tầm nhìn của ai đó về) đạo đức. Thông thường, luật pháp được thi hành trên tất cả mọi người, ngoại trừ những người có quyền lực thì dường như được miễn.

Có loại có mục tiêu nhằm điều chỉnh một phân khúc xã hội. Nó bao gồm các luật pháp về việc ai có thể điều hành một doanh nghiệp cụ thể và cách thức hoạt động kinh doanh, cũng như các luật phân biệt đối xử giữa mọi người dựa trên các yếu tố như chủng tộc. Mục tiêu là kiểm soát kinh tế và xã hội, với việc thực thi tập trung vào những người được chỉ định.

Có loại bảo vệ để chống lại tổn hại về thể chất và thiệt hại về tài sản, bao gồm cả hành vi trộm cắp. Chúng bao gồm các luật chống lại hành hung và phá hoại. Thay vì chỉ định một hành vi, họ cấm ngăn cấm nó, cụ thể là bạo lực, bao gồm cả gian lận. Mục đích là để cung cấp sự an toàn cho phép một xã hội phát triển lành mạnh, với việc thực thi áp dụng cho tất cả mọi người.

Có loại được tạo ra theo hợp đồng. Chúng bao gồm các luật cho phép các chủ nợ nắm giữ tài sản nợ, chẳng hạn như một chiếc xe bị tịch thu, và các luật nhằm thực thi hành vi, chẳng hạn như hiệu suất công việc đã được trả tiền. Một hợp đồng luôn luôn có thể bị vi phạm, nhưng sẽ có một hình phạt nếu làm như vậy: ví dụ, một chiếc xe được thu hồi, việc hoàn trả lệ phí. Mục đích là để thiết lập các hợp đồng thực thi, không có gì đáng mong đợi hơn là sự chấp thuận có thể thực thi giữa các cá nhân. Một lần nữa, nó cung cấp sự an toàn cho phép một xã hội phát triển lành mạnh và không khuyến khích bạo lực khi được coi như là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp. Luật chỉ áp dụng cho những người có hợp đồng.

Về crypto, chính phủ chỉ bẻ cong hai loại luật đầu tiên: một tầm nhìn cụ thể được áp đặt trên toàn thế giới; và quy định về một khu vực mục tiêu. Luật pháp không bảo vệ con người và tài sản, chứng minh bằng thực tế là các quỹ thu hồi không được trả lại cho những người bị lừa. Tiền phạt, lệ phí và tài sản thu hồi được chuyển vào kho bạc của chính phủ. Tóm lại, luật pháp chỉ phục vụ chính phủ; chứ không bảo vệ người tiêu dùng.

Hai hình thức pháp luật cuối cùng bảo vệ các cá nhân, gồm những người tiêu dùng chứ không phải bảo vệ chính phủ. Đó là những luật lệ sẽ tồn tại trong thị trường tự do, vì chúng đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của con người. Nhưng chính xác thì những luật đó sẽ là gì? Và chúng sẽ được thực thi như thế nào?

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

MỚI CẬP NHẬT

Coinbase

Nhà điều hành Coinbase xác định được 430 Bitcoin liên quan đến Ross Ulbricht

Giám đốc chiến lược sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Coinbase, Conor Grogan, tuyên bố đã xác định được khoảng 430 Bitcoin...
Solana

Solana giảm 13% từ ATH nhưng đà tăng vẫn bền vững

Tính đến thời điểm viết bài, Solana (SOL) giảm 13% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 294,33 đô la đạt...

Dogecoin (DOGE) hướng đến mức cao nhất trong nhiều năm khi thời gian nắm...

Dogecoin (DOGE), memecoin hàng đầu, đang nhấp nháy tín hiệu breakout tiềm năng khỏi phạm vi giao dịch hẹp của mình. Nếu động lực này...
Coinbase

Coinbase xử lý giao dịch chậm trên Solana, cam kết hỗ trợ cấp độ...

CEO Coinbase Brian Armstrong thông báo sàn giao dịch đã giải quyết triệt để tình trạng chậm trễ trong giao dịch Solana, phản hồi trước...
crypto token

Công ty crypto nhận tội wash trading token do FBI tạo ra

Một công ty dịch vụ tài chính crypto đã nhận tội hỗ trợ thao túng thị trường cho một token do FBI tạo ra...

Nhà phát triển Ethereum Eric Conner từ chức, bày tỏ thất vọng với ban...

Eric Conner, một trong những nhà phát triển cốt lõi của hệ sinh thái Ethereum, đã thông báo rời khỏi cộng đồng Ethereum, nêu...

CARV ra mắt D.A.T.A Framework, giúp AI Agent ‘nhìn và nghe’ dữ liệu on-chain...

CARV, hệ sinh thái AI chain cho phép chủ quyền dữ liệu ở quy mô lớn, vừa công bố ra mắt D.A.T.A Framework, một...

Ví Solana liên kết với ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ...

Một ví Solana liên kết với nhà điều tra blockchain nổi tiếng ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ một dự án...

80% hodler Bitcoin ngắn hạn đang có lãi khi FOMO diễn ra mạnh mẽ

Sau khi ghi nhận mức tăng 10% vào ngày 20 tháng 1, giá Bitcoin (BTC) tiếp tục duy trì trên 100.000 USD trong suốt...

Joe Lubin: Các nhà phát hành Ethereum ETF mong đợi staking sẽ sớm được...

Các nhà phát hành quỹ hoán đổi danh mục Ethereum (ETF) hy vọng rằng các quỹ cung cấp dịch vụ staking có thể "sớm"...

Giá TORN tăng 175% sau khi Tòa án Hoa Kỳ lật ngược lệnh trừng...

Tòa án Quận phía Tây Texas đã ra lệnh đảo ngược quyết định trước đó ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với...

Thợ đào Bitcoin chứng kiến biên lợi nhuận gấp 3 lần mặc dù độ...

Các thợ đào Bitcoin đang ghi nhận mức lợi nhuận tăng gấp ba lần, bất chấp độ khó khai thác ngày càng gia tăng. Mô...

Vụ lừa đảo “ví XRP của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ” lan truyền trên...

Một vụ lừa đảo trên mạng xã hội gần đây đã gây xôn xao cộng đồng crypto, khi những cá nhân có trụ sở...

Tin vắn Crypto 22/01: Nhiệm kỳ tổng thống của Trump là “bình minh” đối...

Từ nhận định nhiệm kỳ tổng thống của Trump là "bình minh" đối với Bitcoin đến World Liberty đã chi 2,65 triệu USD để...

BNB Chain giới thiệu giải pháp phát triển AI Agent

BNB Chain, mạng lưới blockchain ban đầu do Binance phát triển, đã công bố một giải pháp AI Agent mới, nhằm hợp lý hóa...

Giá JUP giảm 4% khi Jupiter chuẩn bị airdrop 600 triệu đô la token

Nền tảng tổng hợp DEX hệ Solana, Jupiter, sẽ triển khai đợt airdrop mang tên “Jupuary” vào lúc 15:30 UTC hôm nay (tức 22:30...