Trang chủ Tạp chí Bài 50: Cách mạng Satoshi – Crypto thực hành chủ nghĩa...

Bài 50: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto thực hành chủ nghĩa vô chính phủ kỹ thuật số và phá vỡ các khái niệm cũ 

cach-mang-satoshi

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 5: Giải cứu thế giới thông qua chủ nghĩa vô chính phủ
Chương 11, Phần 1: Crypto thực hành chủ nghĩa vô chính phủ kỹ thuật số và phá vỡ các khái niệm cũ 

Tác giả: Wendy McElroy

“Xung quanh chúng ta là những lợi ích gần như không tưởng của các thị trường, doanh nghiệp, và công nghệ, thế nhưng bằng cách nào đó chúng ta bị coi là ngây thơ nếu chúng ta không muốn ‘dẫn dắt’ các hành động của con người thông qua ‘cầu trượt cho gia súc’ của chính phủ. Sự phong phú về vật chất và kỹ thuật số mà chúng ta tận hưởng mỗi ngày được cung cấp mà không có bất kỳ bộ máy nhà nước nào. Phải chăng thế giới riêng tư này không phải là một phần của thực tế? Chính phủ là món đồ tinh xảo, và các nhà thống kê là những kẻ mơ mộng duy tâm, họ tưởng tượng rằng những cá nhân nào hành động dưới ngọn cờ ma thuật của chính phủ đều có thể lên kế hoạch, ép buộc và điều phối hàng triệu mạng sống.”

— Jeff Deist

Công nghệ cải tiến định nghĩa và ứng dụng của các khái niệm chính trị. Nó cắt các đường nối cũ để giải phóng các quyền tự do ở dạng mới. Kỹ sư phần mềm Eric Schmidt gọi Internet là “thử nghiệm lớn nhất trong tình trạng hỗn loạn mà chúng ta từng có”; tự do ngôn luận trở nên kỹ thuật số. Khi tiền mã hóa bỏ qua ngân hàng trung ương, chủ nghĩa vô chính phủ đã chảy qua blockchain và mỗi cá nhân có thể là chủ ngân hàng của riêng họ. Máy in 3D cho phép các cá nhân tự sản xuất nhu cầu của mình mà không phải chịu thuế, thuế quan và các hạn chế khác; họ thậm chí còn sản xuất các “đồ vật” được kiểm soát, ví dụ như súng.

Tiền mã hóa thể hiện sự hợp lực giữa công nghệ và tự do. Được thiết kế như một biểu hiện của chủ nghĩa vô chính phủ thuần túy, mục đích của bitcoin là bỏ qua vấn đề về “bên thứ ba đáng tin cậy” của các ngân hàng trung ương. Từ “tin cậy” được sử dụng như một sự trớ trêu. Satoshi Nakamoto và hầu hết những người sáng lập tiền mã hóa là những người theo chủ nghĩa vô chính phủ, những người hiểu rõ rằng một bên thứ ba thực thi các dịch vụ của họ, theo luật pháp là không đáng tin về nguyên tắc và tham nhũng trong thực tế. Nếu không thì tại sao nó lại chĩa súng vào khách hàng của Cameron và các đối thủ tiềm năng? Các ngân hàng trung ương đã làm như vậy để cho phép một bên thứ ba mạnh hơn để độc quyền hóa dòng tiền: đó chính là Nhà nước.

Trên hết, các ngân hàng trung ương muốn loại bỏ sự lựa chọn để các cá nhân không thể tránh được thuế trực tiếp hoặc thuế gián tiếp – chẳng hạn như lạm phát – chúng được coi là ‘huyết mạch’ của Nhà nước. Sự lựa chọn là một kẻ thù gây nguy hiểm của nhà nước. Đó là lý do tại sao họ hoành hành để ngăn chặn tiền mã hóa vượt qua các cơ chế bên thứ ba đáng tin cậy đã kiểm soát xã hội rất tốt trong nhiều thế kỷ. Nhưng họ không thể. Nhà nước có thể trì hoãn tiến độ và trừng phạt các mục tiêu trong tầm tay; họ có thể dò dẫm để kiểm soát tiền mã hóa và thông qua các điều luật không hiệu quả. Nhưng blockchain, giống như báo chí, không thể bị kìm hãm.

Khả năng của Crypto trong việc làm cho ngân hàng trung ương trở nên lỗi thời chỉ là một cái nhìn thoáng qua về sự tự do có thể có được bằng cách vô hiệu hóa các bên thứ ba đáng tin cậy thấm vào trong xã hội. Các bên thứ ba đáng tin cậy mà các cá nhân đã buộc phải giao dịch là các cơ chế kiểm soát kinh tế và xã hội mạnh nhất của nhà nước. Đây không phải là phóng đại: Một thế giới không có bên thứ ba không mong muốn sẽ là chủ nghĩa vô chính phủ được thực hiện.

Các nhà thống kê đang bắt đầu nhận ra sự thật phũ phàng. Đó là một tương lai mơ hồ mà các nhà thống kê crypto phản đối và chế giễu, gọi đó là một sự giấc mơ không tưởng hoặc một ảo tưởng ngu ngốc. Trên thực tế, họ là những kẻ mơ mộng ‘phản-không tưởng’ (dystopian), phủ nhận hiện thực chính trị của một thế giới kỹ thuật số và crypto đang ở đây, ngay lúc này.

Và kì quan mới nào sẽ xuất hiện vào ngày mai? Murray Rothbard – nhà sáng lập của chủ nghĩa tư bản vô chính pủ, và là cố vấn của tôi, ông từng nói rằng “Đây là một thế giới chuyển động nhanh, cô bé à.” Những người theo chủ nghĩa vô chính phủ crypto là những người vội vã leo lên tàu và tăng tốc để đến với tự do. Tuy nhiên, khi họ làm như vậy, họ nên tạm dừng để nhận ra một điều: một sự hình thành mới và có chút khác biệt của chủ nghĩa vô chính phủ đang diễn ra.

Nguyên tắc không đổi

Nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa vô chính phủ vẫn kiên định: đó là sự đồng ý. Điều này có vẻ không rõ ràng đối với một số người bởi vì nhiều trường phái vô chính phủ định nghĩa “sự đồng ý” theo những cách khác nhau. Một số cách không giống với sự ép buộc. Xét đến việc hai trường cung cấp cái nhìn sâu sắc về loại hình của sự đồng ý là điều tự nhiên đối với chủ nghĩa vô chính phủ crypto.

Chủ nghĩa vô chính phủ theo chủ nghĩa cá nhân – đôi khi được gọi là chủ nghĩa tư bản vô chính phủ hay chủ nghĩa vô chính phủ tự do – có một cách tiếp cận hợp lý đến với sự đồng ý. Mỗi con người, chỉ đơn giản là con người, có quyền tài phán đối với cơ thể và tài sản của chính mình, mà không ai có thể gây sự theo bất kỳ cách nào. Việc nói “có” theo bất kỳ hình thức rõ ràng nào đều được coi là sự đồng ý. Những hành động phù hợp với người tự sở hữu là ‘đều được cho là có tính chất hòa bình’. Sự tương tác phù hợp với xã hội là đều được coi là sự đồng ý chung. Những hành động đó có thể hoặc không phải là đạo đức, theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, nhưng đạo đức là một cuộc thảo luận khác. Tự do cá nhân trong việc lựa chọn được đặt lên trước. Đạo đức chỉ phát sinh trong sự hiện diện của sự lựa chọn.

Ngược lại, chủ nghĩa vô chính phủ xã hội nhìn nhận sự lựa chọn thông qua lăng kính của các lý thuyết kinh tế và giai cấp cụ thể được coi là công bằng. Một ví dụ: theo lý thuyết về giá trị lao động, giá trị của hàng hóa (về cơ bản) là lao động được đưa vào sản xuất. Do đó, một công nhân kiếm được một phần giá trị thị trường từ những gì anh ta sản xuất, sẽ bị cướp đi ‘giá trị thặng dư’ của hàng hóa đó. Những ‘tên cướp’ đó chính là các nhà chủ nghĩa tư bản, những người kiểm soát phương tiện sản xuất và nhà nước bênh vực cho “đặc quyền” của chủ sở hữu tư bản. Sẽ chẳng làm sao nếu người lao động đồng ý bán sức lao động của mình. Giá trị thặng dư vẫn là tài sản bị đánh cắp và một hành vi bạo lực vẫn xảy ra. Ở đây, các tương tác phù hợp với xã hội là những tương tác thiết lập một hệ thống công bằng cho người lao động. Khác với chủ nghĩa cá nhân, trong đó quá trình lựa chọn đến trước, chủ nghĩa xã hội ưu tiên lựa chọn chính xác. Khi làm như vậy, chủ nghĩa vô chính phủ xã hội tạo ra một bên thứ ba đáng tin cậy mới bởi vì một số cơ quan phải giám sát các trao đổi và thực thi các kết quả. Điều này ngược lại với việc bỏ qua các bên thứ ba đáng tin cậy.

Công nghệ và chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân là hai đối tác tự nhiên vì động lực của chúng là những hình ảnh phản chiếu. Cả hai đều điều khiển bằng tay cho cá nhân tự do lựa chọn theo phán đoán của riêng họ. Cả hai đều đạt được sự lựa chọn bằng cách đẩy các bên thứ ba không mong muốn sang một bên và cho phép các giao dịch ngang hàng trong giao tiếp, tài chính và sản xuất. Tài sản được chi tiêu như thế nào và những gì được tạo ra thì nội dung của sự lựa chọn là tùy thuộc vào từng cá nhân. Công nghệ không có bộ lọc đạo đức hay kinh tế, không có chương trình nghị sự; giống như chủ nghĩa vô chính phủ, nó hoàn toàn theo quy trình đã được định hướng.

Hình thức tiến hóa của nguyên tắc

Đó là một câu hỏi mà những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đều phải nghe. Mục đích của người đặt câu hỏi là để phá vỡ giả định rằng chủ nghĩa vô chính phủ không chỉ là một ảo tưởng trên trời. “Một xã hội vô chính phủ thuần túy từng tồn tại ở đâu và lúc nào?” Câu hỏi đủ dễ để có thể trả lời. Không có biểu hiện thuần túy của bất kỳ hệ thống chính trị nào đã tồn tại theo thời gian và lãnh thổ bởi vì điều đó đòi hỏi phải có sự đồng thuận 100%.

Nhưng có một cách tiếp cận thú vị hơn: cụ thể là, để từ chối giả định của người hỏi vì nó có tính chất thống kê và tập thể. Một nhà nước được định nghĩa là một cơ quan quản lý trong đó tuyên bố quyền tài phán độc quyền đối với một khu vực cụ thể nơi mà nó thực hiện độc quyền trên vũ lực. Một nhà nước thành công là một quốc gia có thể thực thi quyền tài phán và độc quyền của mình. Các nhà phê bình vô chính phủ áp dụng tiêu chuẩn thống kê thành công cho chủ nghĩa vô chính phủ vì đó là tiêu chuẩn mà họ sử dụng cho mọi hệ thống chính trị khác: hệ thống được thể hiện hoàn toàn bởi dân số của một khu vực cụ thể như thế nào.

Nhưng vô chính phủ là sự tương phản của các hệ thống chính trị như vậy. Một người vô chính phủ tuyên bố quyền tài phán chỉ đối với tài sản mà anh ta đã kiếm được, mua hoặc thừa kế. Sự độc quyền trên vũ lực của anh ta bao gồm bảo vệ chính con người và tài sản của mình – một quyền lợi mà mọi người khác sở hữu ở mức độ như nhau. Bởi vì sự tự do của anh ta là một quá trình và không phải là điểm kết thúc, không có thời điểm thành công xác định, như việc đạt được sự đồng thuận 99%. Thành công nằm trong quá trình được tự do. Nó sống trong một cá nhân như một động lực liên tục.

Crypto có một bài học cho những người đánh giá một hệ thống chính trị về quyền tài phán và lãnh thổ, và đó là một bước ngoặt mới trên lý thuyết cũ. Chủ nghĩa vô chính phủ trên thực thế không phải là một khu vực địa lý; đó là sự loại bỏ các khu vực pháp lý, biên giới và khu vực địa lý. Chủ nghĩa vô chính phủ không phải là sự tập trung quyền lực mà là sự phân cấp triệt xuống cấp độ cá nhân. Đó không phải là sự độc quyền của vũ lực đối với người khác mà là sự từ chối vũ lực nhằm ưu tiên sự hợp tác. Chủ nghĩa vô chính phủ crypto chỉ có ý nghĩa khi nó được xem như một mạng lưới chứ không phải là một lãnh thổ hoặc xã hội tĩnh. Tất nhiên, chủ nghĩa vô chính phủ mới có thể biểu hiện theo địa lý; có thể có các thị trấn, thành phố nổi, hoặc những người gặp nhau để uống cà phê. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, chủ nghĩa vô chính phủ không cần đến một cộng đồng vật lý. “Xã hội” của nó là tập hợp các cá nhân đến với nhau để chia sẻ bất cứ điều gì mạng lưới cung cấp: thương mại, tình bằng hữu và thông tin.

Chủ nghĩa vô chính phủ crypto là chính trị của một mạng lưới – chứ không phải của đất đai, sức mạnh quân sự hay ý chí tập thể. Chính chủ nghĩa vô chính phủ đã được giải phóng khỏi các khái niệm chính trị và thực tế đã định nghĩa nó theo thuật ngữ truyền thống và địa lý.

Câu hỏi thực sự về chủ nghĩa vô chính phủ đó là “một biểu hiện thuần túy của mạng lưới vô chính phủ tồn tại ở đâu và lúc nào?” Câu trả lời chính là tiền mã hóa, thứ mà đã thành công ngoài mong đợi. Không phải vì nó tồn tại đằng sau các bức tường và nằm trong biên giới mà bởi vì nó đã phá vỡ các bức tường và biên giới. Nói tóm lại, tiền mã hóa đã chuyển đổi chủ nghĩa vô chính phủ thành một mạng lưới và mạng lưới đó là xã hội của chúng ta. Chủ nghĩa vô chính phủ đã trở nên kỹ thuật số.

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

MỚI CẬP NHẬT

Ngân hàng tiền điện tử Sygnum đạt trạng thái kỳ lân sau khi huy...

Tập đoàn ngân hàng tiền điện tử Sygnum đang chuẩn bị mở rộng sang nhiều thị trường mới sau khi huy động thành công...

Cardano đang đàm phán với Ripple để tích hợp stablecoin RLUSD

Charles Hoskinson, nhà sáng lập Cardano, đã xác nhận rằng blockchain này đang xem xét việc tích hợp RLUSD, stablecoin mới của Ripple. Kể từ...

Kích thước blob của Celestia tăng gấp 10 lần trong bối cảnh giao dịch...

Celestia đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về kích thước blob (số lượng blob được đăng tải trên mạng lưới) trong hai...
otc

Khối lượng giao dịch OTC tăng vọt hơn 100% vào năm 2024

Thị trường OTC đã có bước tiến vượt bậc trong năm qua, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hàng năm là 106%, theo...

Người dùng Polymarket đặt cược xem Donald Trump sẽ nói về ‘Bitcoin’ hay ‘Dogecoin’...

Polymarket, nền tảng thị trường dự đoán phi tập trung, đang chứng kiến một làn sóng cá cược lớn từ người dùng liên quan...
Bitcoin

7 công ty ngoài ngành này đang mua Bitcoin giống Microstrategy

Những công ty từ các lĩnh vực đa dạng như công nghệ, y tế, năng lượng tái tạo, game và giáo dục đều đang...
Drama Pump Pumpkin

Drama Pump Pumpkin: Từ dọa kiện Pump.fun đến rugpull 800.000 USD

Một công ty đang cố gắng cạnh tranh với nền tảng khởi chạy meme coin Pump.fun đã đe dọa đối thủ bằng một vụ...

Binance chiếm 97% thị trường Hàn Quốc và một nửa giao dịch Bitcoin toàn...

Binance tiếp tục củng cố vị thế là sàn giao dịch crypto hàng đầu thế giới, với dữ liệu mới nhất cho thấy sự...

Nhu cầu khai thác Bitcoin tại Nga tăng gấp ba lần nhờ thay đổi...

Hoạt động khai thác Bitcoin tại Nga đang tăng trưởng mạnh mẽ khi các cá nhân và doanh nghiệp tìm đến tiền mã hóa...
Michael Saylor thúc giục các công ty từ bỏ trái phiếu ‘độc hại’ để chuyển sang Bitcoin

Michael Saylor thúc giục các công ty từ bỏ trái phiếu ‘độc hại’ để...

Michael Saylor, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch của MicroStrategy Inc., đã khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào Bitcoin, thay...

Nhà quản lý quỹ đầu cơ Cliff Asness chỉ trích Bitcoin

Cliff Asness, nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng và nhà sáng lập AQR Capital Management, vẫn giữ thái độ hoài nghi đối...
bitcoin

Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Ý mua 1 triệu đô la Bitcoin

Intesa Sanpaolo, tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Ý, đã mua 11 Bitcoin với giá khoảng 1 triệu euro (1 triệu đô la...

Donald Trump sẽ ký sắc lệnh cho phép các ngân hàng nắm giữ Bitcoin...

Lễ nhậm chức của Donald Trump vào ngày 20 tháng 1 năm 2025 dự kiến sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng...
btc-bien-dong

Bitcoin đối mặt với biến động mạnh khi nhà đầu tư ứng phó rủi...

Bitcoin (BTC) đã chịu áp lực bán mạnh vào ngày 13 tháng 1, giảm xuống dưới mức $90.000 lần đầu tiên trong vòng tám...

JPMorgan dự báo ETP của Solana và XRP có thể thu hút 15 tỷ...

Theo ước tính của JPMorgan, các sản phẩm giao dịch trao đổi (ETP) dành cho SOL và XRP có khả năng thu hút dòng...

Sui (SUI) vượt qua các đối thủ cạnh tranh với mức tăng trưởng kỷ...

Sui (SUI) hiện đang dẫn đầu các token Layer 1 (L1), với mức lợi nhuận ấn tượng lên tới 542% trong vòng một năm,...