Trong suốt 11 năm kể từ khi xuất hiện, Bitcoin đã từng bị cười nhạo vì không có gì khác ngoài hình thức thử nghiệm vô giá trị của “tiền ảo ma thuật” cho những người thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, theo một số nhà bình luận trong ngành cho rằng giá trị tiền điện tử vừa được củng cố khi xuất hiện tin tức về một ngân hàng Trung Quốc đã gặp phải tình huống mà tất các ngân hàng đều sợ: cuộc rút tiền đột biến (bank run).
Bank run cho thấy sự cần thiết của Bitcoin
Cuộc đột biến rút tiền không phải một thuật ngữ phổ biến. Nó được đề cập lần đầu tiên trong các văn bản phác thảo cuộc đại khủng hoảng (Great Depression) những năm 1920 và 1930, khi mà các gia đình đổ xô đến các tổ chức tài chính để rút tiền tiết kiệm, gây ra rối loạn tài chính cho tổ chức tín dụng và đôi khi cho cả hệ thống ngân hàng. Những bài báo khi đó thường là hình ảnh về hàng dài những người đàn ông mặc áo choàng và đội mũ lưỡi trai đợi trước các ngân hàng.
Bank run là mối đe dọa thực sự đối với hệ thống ngân hàng dự trữ một phần (fractional-reserve banking) trên toàn cầu – nghĩa là ngân hàng nắm trong tay khoản tiền mặt không lớn như số tiền mà khách hàng gửi vào. Vì vậy, ta cần đến Bitcoin.
Vào ngày 31/10, Tạp chí Wall Street Journal tiết lộ rằng Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên thuộc tỉnh Hà Nam – một ngân hàng phục vụ khách hàng ở khu vực xung quanh thành phố Lạc Dương, Trung Quốc đang gặp tình trạng bank run. Tại thời điểm viết bài, những người gửi tiền đã đổ xô đến tổ chức này trong ba ngày liên tiếp, họ cố gắng rút sạch tiền vì sợ ngân hàng đóng cửa.
Những người gửi tiền sợ rằng ngân hàng đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán khi rộ lên tin đồn rằng chủ tịch ngân hàng này đang ở trong tình trạng nước sôi lửa bỏng. Nỗi sợ hãi này vẫn bao trùm mặc cho các nhà quản lý ngân hàng nỗ lực trấn an khách hàng, thậm chí họ cũng đăng tải video về nhân viên ngân hàng cầm tiền tung trước máy quay, đưa ra khác dịch vụ bảo hiểm tốt hơn, và khẳng định họ được hậu thuận bởi nhà nước Trung Quốc.
Theo Zerohedge, đây là trường hợp thứ tư xuất hiện tại một ngân hàng có quy mô lớn tại Trung Quốc trong vài tháng qua.
Bên cạnh đó, Như Marty Bent, một podcaster tối đa hóa Bitcoin nổi bật, châm biếm trong một bài đăng gần đây rằng “Bitcoin: cung cấp một công nghệ tiết kiệm hơn các ngân hàng kể từ năm 2009”.
Thật vậy, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, thông qua hệ thống private key và sổ cái phân tán, cho phép tất cả người dùng “trở thành ngân hàng của riêng họ” .
Khi mà tất cả người dùng giữ Bitcoin được giữ trong ví điện tử của riêng họ thì không thể nào xuất hiện chuyện “Bitcoin Bank run” và chính phủ cũng không thể can thiệp để giải quyết vấn đề này.
Bitcoin được ra đời với mong ước có lẽ hơi viển vông tại thời điểm đó là giải quyết các “lỗ hổng” của hệ thông ngân hàng, với bút danh Satoshi Nakamoto:
“Theo báo The Times 03/1/2009, thủ tướng trên bờ vực cứu trợ cho lần 2 cho các ngân hàng”
Ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, Nakamoto đã minh họa về lý do tại sao mà Bitcoinn lại được nhắc đến ở đây khi đưa Bitcoin vào giải quyết những vấn đề của cuộc Đại suy thoái năm xưa.
Tiềm năng chấp nhận tiền điện tử
Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy Bitcoin đang được sử dụng để lưu trữ giá trị vì sự khủng hoảng của ngân hàng Trung Quốc này, và giao dịch tiền điện tử bị cấm ở Trung Quốc, nhưng sau tất cả các trường hợp tồi tệ xảy ra với các ngân hàng cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể hy vọng về việc áp dụng Bitcoin trong tương lại.
Đáng chú ý nhất trong số này là cuộc khủng hoảng ngân hàng Cypriot của Síp năm 2012-2013.
Trong suốt thười gian đó, những người gửi tiền ở đảo quốc đảo Síp đã xếp hàng tại các quầy giao dịch ngân hàng và ATM trong nhiều ngày, cố gắng rút tiền mặt khi chính phủ thông báo khoản lỗ dự kiến (haircut) (1) và đưa ra chính sách “bank bail-in“.
Giữa thời điểm Síp bắt đầu thảo luận về khoản lỗ tiềm năng cho người gửi vào giữa tháng 3 và bài báo CNN được xuất bản vào ngày 28/3/2013, BTC đã tăng lên từ 47 lên 88 đô.
Khối lượng giao dịch cũng bùng nổ trong khoảng thời gian này, với khối lượng BTC đạt 60.000 đến 110.000 coin trên Mt. Gox – số liệu đã tăng gấp đôi, gấp ba lần số tiền được giao dịch vào đầu tháng ba.
Lý do dường như khiến BTC tăng gần gấp đôi và khối lượng tăng đột biến là do Bitcoin không thể bị tịch thu bởi chính quyền Síp và bạn biết rằng nếu bạn giữ các BTC trong ví của mình, chúng là tiền của bạn chứ không phải ai khác.
Bail-in là gì ?
Trong giới ngân hàng có thuật ngữ “Bail-out” nghĩa là tát nước cứu thuyền khỏi chìm. Thuật ngữ Bail-in do tạp chí The Economist đưa ra năm 2010 không có trong từ điển, đơn thuần là ngược lại với Bail-out.
Các giải pháp truyền thống là Bail-out, hướng đến cứu giúp “con nợ” của ngân hàng, cho họ hoãn trả nợ, hoãn tịch biên tài sản, để họ có khả năng tồn tại và trả nợ sau. Đây là giải pháp giúp các con nợ hạnh phúc.
Ngược lại, Bail-in là kéo các “chủ nợ” vào vòng bất hạnh. Khi đảo quốc Síp bị khủng hoảng nợ, tất cả các chủ nợ nắm trái phiếu trị giá trên 100.000 Euro bị buộc phải cắt giảm một phần nợ.
Thứ nhất, đây là giải pháp để tránh tình huống cực đoan là các ông chủ mất hết. Bởi vì trước khi mất hết, rất có thể họ sẽ hành động rủi ro theo kiểu “đánh bạc bằng tiền của người khác”.
Thứ hai, các ông chủ quản lý (hoặc thuê người quản lý) ngân hàng một cách yếu kém thì phải bị tổn thất. Nhưng các chủ nợ đã mua trái phiếu của ngân hàng với số lượng lớn cũng bị trừng phạt, vì họ đã không đủ sáng suốt lựa chọn chỗ đầu tư, và vì họ đã tiếp tay cho ngân hàng gây ra hậu quả.
Các giải pháp Bail-out và Bail-in đều đã được áp dụng trên thế giới để bảo đảm chủ sở hữu của các ngân hàng phải chịu thiệt hại và những người góp tiền theo chủ sở hữu cũng chia sẻ thiệt hại. Những thiệt hại này không thể chờ tự nguyện, mà phải có bàn tay của chính phủ.
Haircut là ước lượng khoản lỗ tiềm năng có xét đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, thời gian đáo hạn và nhiều nhân tố khác.
- Ethereum khó lòng vượt mặt Bitcoin trừ khi thoát khỏi kháng cự chính
- Nhiều Trader tin rằng mùa uptrend đã chính thức bắt đầu với Bitcoin
Hanna
Tạp Chí Bitcoin – Cryptoslate