Mặc dù Bitcoin đã hình thành nến hàng tuần màu xanh thứ năm liên tiếp nhưng vẫn ở trong tầm ngắm của các thị trường truyền thống khi giá một lần nữa giảm xuống dưới 7K đô la vào thứ 2.
Giá đã đóng tuần ở mức 7.126 đô la với đỉnh 7.306 đô la và đáy 7.472 đô la. Tức là tăng 3,16% và áp lực mua tuần thứ năm liên tiếp kể từ khi giảm mạnh xuống còn 3.000 đô la.
Bitcoin đã bắt đầu tuần mới bằng động thái bán tháo, với giá giao dịch dưới 7.000 đô la, cùng với các thị trường truyền thống giảm khoảng 2% vào sáng thứ 2.
ETH tăng 14% trong tuần trước với mức cao 190 đô la và vượt trội so với Bitcoin nhưng tuần này đã giảm hơn 2% ở mức 180 đô la.
EOS đã thêm 4% lợi nhuận vào tuần trước và đang chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn cả Bitcoin và ETH. Hiện coin đang giao dịch ổn định với giá 2,6 đô la.
Tỷ lệ thống trị của Bitcoin đã giảm khoảng 1,2% trong tuần trước, xuống dưới 64%, chủ yếu là do ETH, EOS, LINK và XTZ tăng lợi nhuận.
Biểu đồ Bitcoin 1 tuần
Biểu đồ hàng tuần tương đối đơn giản được xác định bởi các đường trung bình động (MA) chính.
MA 200 và 100 tuần trước đây đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự, với WMA 100 được test nhiều lần trong 5 tuần trước đó. Điều này được xác định bằng giá đóng hàng tuần cao hơn cho thấy sự thiếu quan tâm bán.
Giá đóng hàng tuần nhỉnh hơn MA 100 tuần cũng có nghĩa là bò đã đẩy giá lên 50% trên đường trở lại mức cao nhất năm 2020. MA 20 tuần và Fib giảm 61,8% là trở ngại tiếp theo cần vượt qua để tăng đến 8K đô la nếu đà đi lên được duy trì.
Biểu đồ BTC/USD một tuần | Nguồn: Tradingview
Trong khi đó, chỉ báo Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) đang cho thấy bò gần đạt được bullish cross, từng xuất hiện trước các bước tăng giá lớn. Ví dụ điển hình là 2 lần Bitcoin giao dịch trên 10K đô la.
Ngoài ra, phân kỳ tăng chưa được xác nhận trên biểu đồ cũng cho thấy gấu mất quyền kiểm soát. Đồng thời, khối lượng của tuần trước vẫn còn tương đối cao chứng tỏ người mua đã kiểm soát hành động giá hiện tại trong 5 tuần.
Khối lượng mua được hiển thị rõ ràng trên chỉ báo Khối lượng cân bằng (OBV – là chỉ số theo dõi khối lượng tích lũy xác định theo hướng giá). Do đó, chỉ báo cụ thể này nhấn mạnh tác động của khối lượng mua tăng cao liên tục, hình thành đỉnh cao hơn và vượt qua đỉnh của năm 2020, minh họa thêm rằng bò đã vững vàng trên ghế lái trong những tuần gần đây.
Biểu đồ BTC/USD một tuần | Nguồn: Tradingview
Tuần trước, mức thấp 6.500 đô la đã chứng minh bò quan tâm đến việc mua tại 6.500 đô la một lần nữa. Vào tháng 12/2019, mức này xác định thời kỳ tích lũy trước khi chuyển nhanh lên 10K đô la.
Bitcoin dường như đã lấy lại phạm vi tích lũy một lần nữa và dự kiến 6.500 đô la sẽ là khu vực quan tâm mua nếu nó được retest. Tuy nhiên, bò cần phải vươn tới mức trên 7.000 đô la để thể hiện sức mạnh.
Biểu đồ Bitcoin 1 ngày
Nửa cuối tuần trước chứng kiến Bitcoin thoát khỏi cả MA 50 ngày cũng như MA 100 tuần. MA 200 và 100 ngày nằm ngay phía trước và trên đỉnh phạm vi tích lũy trước đó được xác định trong quý 4/2019.
Động thái hợp nhất vào đầu năm bị phá vỡ sau 6 tuần ngụ ý rằng bò còn phải làm nhiều việc quan trọng để breakout và tiến tới 10K đô la.
Dấu hiệu tích cực sẽ thể hiện dưới hình thức mua liên tục và đỉnh cao hơn. Đây là những gì đang xảy ra vào lúc này. Nhưng Bitcoin vẫn thấp hơn khoảng 12% để test dứt khoát ngưỡng kháng cự.
Biểu đồ BTC/USD một ngày | Nguồn: Tradingview
Đảo ngược Bump và run
Bitcoin cũng được cho là đã breakout khỏi mức kháng cự giảm dần, hình thành từ tháng 2 cho đến khi giảm mạnh vào tháng 3. Biểu đồ tương tự như mô hình “đảo ngược bump và run”. Một khi bị phá vỡ, có thể dẫn đến mục tiêu giá cao như từ lúc bắt đầu, tức là đỉnh năm 2020 tại 10K đô la.
Mô hình này đòi hỏi breakout khối lượng lớn nhưng hiện vẫn đang bị thiếu, do đó, vẫn chưa xác nhận nhưng chắc chắn được theo dõi.
Biểu đồ BTC/USD một ngày | Nguồn: Tradingview
Mối tương quan cao vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn
Bitcoin đã tương quan mạnh mẽ với các thị trường truyền thống thông qua đợt bán tháo đại dịch năm 2020. Trong đó, nó tương quan với S&P 500 hơn vàng mà cho đến nay vẫn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư.
Mối tương quan với S&P 500 ngụ ý rằng Bitcoin được xem là tài sản rủi ro và sự biến động của thị trường truyền thống có thể gây ra rắc rối cho giá Bitcoin. Điển hình như giá giảm vào sáng thứ 2 dưới 7K đô la.
Mối tương quan của BTC với các thị trường truyền thống | Nguồn: Tradingview
Tâm lý thị trường
Tâm lý chung về giá Bitcoin vẫn còn thấp, với chỉ số sợ hãi và tham lam ngụ ý rằng tình trạng thị trường cực kỳ sợ hãi. Quỹ vẫn âm hoặc gần bằng 0 với các hợp đồng tương lai giao dịch thấp hơn thị trường giao ngay.
Trong lịch sử, thời kỳ cực kỳ sợ hãi là thời kỳ cơ hội cao nhất để mua Bitcoin, với phần lớn là quá sợ hãi để tận dụng giá thấp.
Chỉ số sợ hãi và tham lam của Bitcoin | Nguồn: Alternative.me
Dự đoán tương lai
Tóm lại, Bitcoin rõ ràng vẫn gắn liền với các thị trường truyền thống, đang trong tình trạng không chắc chắn.
Với halving chỉ còn sau 3 tuần nữa, Bitcoin vẫn có thể được xem là giảm giá so với giá đã giao dịch trước đó trong năm. Bằng chứng cho điều này là phạm vi tích lũy trên 6.500 đô la dường như được duy trị trong ngắn hạn.
Vào đầu tuần tới, bò sẽ xem 6.500 đô la như một cơ hội mua, trong khi gấu bảo vệ 7.200 đô la. Bứt phá tăng giá có nghĩa là đặt mục tiêu đường trung bình động 20 tuần trong vùng trên 7.000 đô la.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin nhìn có vẻ ổn nhưng vẫn có khả năng trượt về $6500
- Giá Bitcoin sau halving bước vào giai đoạn “tăng trưởng lớn nhất”