Bitcoin vẫn tiếp tục chảy máu.
Tài sản tiền điện tử hàng đầu đã ghi nhận mức thấp nhất trong 10 tháng vào chiều thứ Hai, giao dịch dưới 33.000 đô la lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2021. Bitcoin trong thời gian ngắn chạm đến 32.750 đô la và kể từ đó đã vượt trên 33.000 đô la, giao dịch giảm hơn 50% so với mức đỉnh tháng 11 năm 2021.
Nguồn: TradingView
Sự xáo trộn mới nhất xuất hiện sau một vài ngày đầy khó khăn trên thị trường tiền điện tử và thị trường toàn cầu. Theo dữ liệu từ CoinGecko, Bitcoin đã giảm 14,7% trong tuần qua, Ethereum mất 15,9% giá trị và nhiều tài sản vốn hóa thấp khác đã giảm mạnh hơn. Mặc dù toàn bộ thị trường tiền điện tử đã bị đánh bại kể từ khi vượt qua mức vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11, tháng 5 đã bắt đầu một cách đặc biệt ảm đạm đối với những HODLer nổi tiếng kiên định của tiền điện tử.
Điều đó một phần là do môi trường kinh tế vĩ mô không chắc chắn tràn vào tất cả các loại tài sản. Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra cảnh báo đáng ngại về một cuộc suy thoái có thể sắp xảy ra. Được cho là chất xúc tác lớn nhất đằng sau sự biến động gần đây, động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, bắt đầu với mức tăng 50 điểm cơ bản vào thứ Tư tuần trước, đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong điều kiện thị trường khi các nhà đầu tư đối mặt với thách thức trong việc điều hướng một môi trường lãi suất tăng so với kỷ nguyên in tiền đã giúp tiền điện tử và các tài sản khác tăng vọt vào năm 2021.
Chứng khoán trong và ngoài nước chao đảo
Hợp đồng tương lai Mỹ giảm mạnh vào đầu phiên hôm nay khi lãi suất tiếp tục tăng và các trader phải vật lộn để tìm chỗ đứng sau những biến động thị trường lớn vào tuần trước.
Các hợp đồng tương lai gắn với Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones giảm 450 điểm, tương đương 1,4%. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 1,8%, trong khi Nasdaq 100 mất 2,3%.
Lãi suất tăng tiếp tục gây áp lực lên các tên tuổi công nghệ như Meta Platforms và Alphabet, lần lượt giảm 2,5% và 2,7%. Amazon, Apple và Netflix đều giảm hơn 2%, trong khi Tesla và Nvidia lần lượt mất 4,4% và 3,4%.
Lo ngại về một cuộc suy thoái kinh hoàng khi lạm phát tăng cao cũng khiến cổ phiếu ngành năng lượng và ngân hàng như Bank of America giảm giá. Cổ phiếu của Occidental Petroleum giảm 2,8% và Schlumberger giảm 2,4% trong khi giá dầu giao sau của Mỹ giảm hơn 2% xuống 107,14 USD/thùng.
Các cổ phiếu tiêu dùng như Nike và Home Depot cũng bị ảnh hưởng cùng với các cổ phiếu công nghiệp như Caterpillar và Deere.
Thị trường trong nước cũng không khả quan. Chứng khoán mở cửa phiên chiều 9/5 tiếp tục ghi nhận đà bán tháo mạnh mẽ hơn, áp lực giảm về giá sàn đã xuất hiện trên diện rộng và gây lo ngại về một đợt call margin mới.
Vào lúc 14h, VN-Index đã lao dốc 55 điểm (-4,1%) xuống dưới 1.275 điểm. HNX-Index cũng tiếp tục mở rộng đà rơi hơn 20,5 điểm (-6%) xuống dưới 323 điểm và UPCoM-Index bốc hơi 5,66% về 96 điểm.
Không chỉ sắc đỏ bao trùm toàn thị trường mà màu xanh lơ (giảm sàn) cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Toàn thị trường có 934 mã giảm giá (trong đó có khoảng 290 mã giảm kịch sàn), gấp 10 lần số mã tăng giá.
Đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn cũng bị bán rất quyết liệt khi nhóm VN30 rơi hơn 53 điểm (-3,87%) với toàn bộ 30 mã cổ phiếu lớn nhất đều giảm điểm, trong đó có 3 mã giảm sàn.
Bên cạnh cổ phiếu đầu cơ nằm sàn hàng loạt thì các cổ phiếu cơ bản cũng không khá hơn khi bị bán tháo dữ dội. Nhóm cổ phiếu ngân hàng như STB, OCB, LPB, SHB, VPB… đều đã có thời điểm chạm giá kịch sàn. Sắc xanh chỉ còn hiện diện ở mã vốn hóa lớn là VCB của Vietcombank.
Cổ phiếu bất động sản và xây dựng thậm chí chìm trong áp lực bán sàn càng lớn hơn, nhiều mã có nền tảng tốt như NLG, HDG, VCG, HBC… đang giao dịch tại mức giá thấp nhất. Các mã đầu ngành như VHM của giảm 1,5%, NVL và PDR rơi hơn 2,5% giá trị.
Áp lực bán tháo vẫn mở rộng về cuối ngày khiến VN-Index đã bốc hơi 63,6 điểm (-4,79%) về 1.265,65 điểm trước phiên ATC. Toàn thị trường ghi nhận 956 mã giảm giá, trong đó có gần 337 mã giảm kịch sàn đáng chú ý như BVH, GVR, CTG, MWG, PNJ, SSI, TCB, TPB…
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index chính thức mất 59,64 điểm (-4,49%) đứng ở 1.269,62 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 đến nay. Trong khi HNX-Index lao dốc 20,07 điểm (-5,84%) về 323,39 điểm.
Thanh khoản được cải thiện do hành động bán tháo của nhà đầu tư. Tổng giá trị giao dịch trên HoSE tăng 11% so với phiên cuối tuần trước lên mức 18.768 tỷ đồng. Sàn niêm yết HNX giao dịch 2.038 tỷ đồng, tăng 36%. Đi ngược xu hướng chung, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh dạn giải ngân 1.818 tỷ đồng mua cổ phiếu và chỉ bán ra 1.243 tỷ đồng, tương đương mua ròng 575 tỷ đồng trên sàn HoSE. Các mã được gom mạnh nhất là VHM, HPG và GMD.
Cá voi Bitcoin tiếp tục dump khi điều kiện thị trường xấu đi
Theo công ty phân tích blockchain Glassnode, số lượng cá voi Bitcoin giảm ổn định và quay trở lại các mức vào đầu năm 2022.
Glassnode cũng nhận thấy khối lượng dòng vào sàn giao dịch tăng mạnh. Cụ thể, các địa chỉ BTC chuyển vào hơn 1.700 coin – mức cao nhất kể từ tháng 2.
📈 #Bitcoin $BTC Exchange Inflow Volume (7d MA) just reached a 3-month high of 1,755.021 BTC
Previous 3-month high of 1,729.605 BTC was observed on 08 May 2022
View metric:https://t.co/1S6EbDkdOO pic.twitter.com/8kSJPOLJXW
— glassnode alerts (@glassnodealerts) May 9, 2022
“Khối lượng dòng vào sàn giao dịch (MA 7 ngày) vừa đạt mức cao nhất trong 3 tháng là 1.755,021 BTC. Mức cao nhất trong 3 tháng trước đó là 1.729,605 BTC vào ngày 8/5/2022”.
Khối lượng dòng vào sàn cao cho thấy cá voi đang bán coin và chuẩn bị cho thị trường giảm giá dài hạn. Chỉ số Sợ hãi và tham lam Bitcoin hiện đang ở mức 11, ngụ ý tâm lý sợ hãi tột độ.
Số lượng giao dịch hàng ngày vẫn trên 200K
Sau diễn biến tăng giá vào năm 2021, nhiều nhà phân tích và tổ chức dự đoán BTC sẽ tiếp tục tiến về phía bắc. Một ví dụ điển hình là ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ Goldman Sachs cho biết tiền điện tử hàng đầu có thể giao dịch trên 100.000 đô la. Ngân hàng khẳng định BTC sẽ mở khóa cột mốc quan trọng này nếu các nhà đầu tư coi đây là kho lưu trữ giá trị.
Tuy nhiên, một loạt các sự kiện như biến thể COVID-19 Omicron và lo ngại tăng lãi suất đã khiến BTC lao dốc mạnh từ mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 10/11 tại 68.692 đô la. Tại thời điểm viết bài, BTC đang thấp hơn đến 52% so với ATH.
Khi BTC tiếp tục hoạt động kém hiệu quả, nhà phân tích on-chain hàng đầu Checkmate của Glassnode đã đưa ra lời khuyên cho những người chấp nhận tiền điện tử.
“Nhiều người trong số các bạn đang chờ đợi Bitcoin hình thành “bấc đầu hàng”. Nếu điều đó xảy ra và nó thực sự là bấc đầu hàng, phần lớn mọi người sẽ không mua vì nỗi sợ hãi sẽ rất khủng khiếp. Nó luôn luôn hoạt động như vậy và sẽ luôn như vậy. Lời khuyên: đặt ra kế hoạch và kiên trì với kế hoạch đó”.
Mặc dù BTC đang sụp đổ, nhưng số lượng giao dịch hàng ngày vẫn không bị ảnh hưởng.
Theo dữ liệu từ YCharts, BTC ghi nhận 233.892 giao dịch trị giá khoảng 30 tỷ đô la vào ngày 8/5. Khối lượng nằm trong phạm vi trung bình hàng ngày kể từ tháng 1.
Peter Schiff dự báo sự sụp đổ tàn bạo hơn cho Bitcoin
Anti-fan Bitcoin nổi tiếng Peter Schiff vừa lặp lại tuyên bố trước đó về khả năng Bitcoin sẽ sụp đổ dưới 10.000 đô la.
Vào tháng 1 năm nay, ông tweet rằng nếu BTC giảm thấp hơn 30.000 đô la, nó cũng sẽ sớm sụp đổ dưới 10.000 đô la. Vào thời điểm đó, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức khoảng 35.000 đô la.
CEO và chiến lược gia toàn cầu của Euro Pacific Capital, đồng thời là chủ tịch của SchiffGold, đã nêu ra điều kiện mà tiền điện tử hàng đầu có thể sụp đổ dưới mức 10.000 đô la.
Trong tweet của mình, Schiff nói rằng để điều đó xảy ra, Bitcoin cần phải phá vỡ đáng kể dưới đường giá 30.000 đô la.
Ông đã tổ chức một cuộc thăm dò trên Twitter để tìm hiểu xem holder Bitcoin có kế hoạch hành động như thế nào nếu giá tiếp tục giảm và xuống dưới 30.000 đô la.
“Nếu Bitcoin phá vỡ dứt khoát dưới 30.000 đô la, có vẻ như giá sẽ trượt dưới 10.000 đô la. Như vậy, bất kỳ ai đang sở hữu Bitcoin bây giờ đều phải đưa ra quyết định rất quan trọng. Bạn sẽ làm gì? Tốt hơn bạn nên quyết định ngay bây giờ để không hoảng sợ và quyết định hấp tấp vội vàng”.
Cuộc khảo sát thu hút tổng cộng 33.425 người tham gia và hơn 54% chọn “Tôi sẽ HODL”. 15% dự định bán và không mua lại BTC sau đó. 15% dự định mua lại Bitcoin với giá rẻ hơn sau khi bán ngay bây giờ. Mặt khác, gần 20% tin rằng Bitcoin sẽ không giao dịch dưới vùng 30.000 đô la.
Trong một tweet khác, Schiff nhận xét BTC giảm cũng cho thấy sự yếu kém của các tài sản rủi ro khác và do đó, hợp đồng tương lai trên thị trường cổ phiếu hiện đang giao dịch thấp hơn 1%.
Schiff tuyên bố tài sản yêu thích của ông là vàng có thể sẽ tăng giá trong tương lai gần vì các nhà đầu tư sớm nhận ra việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất sẽ gây suy thoái thay vì giảm lạm phát.
Thứ 6 tuần qua, nhà phê bình Bitcoin dự đoán đợt bán tháo lớn trên thị trường sẽ bắt đầu sau khi BTC phá vỡ dưới 37.000 đô la. Ông tuyên bố crypto nói chung đang lao dốc cùng với cổ phiếu của các công ty liên quan đến blockchain và theo quan điểm của ông, toàn bộ không gian sẽ sớm bị coi là “khoản đầu tư sai”.
Theo Schiff, khi mọi người bắt đầu mất việc làm, nhiều người sẽ bán tiền điện tử để chi trả cho các chi phí sinh hoạt không ngừng leo thang.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Thị trường NFT “thất sủng” khi doanh số hàng tuần giảm 30%
- Dự đoán giá BTC, ETH, XRP: Thị trường lao đao khi gấu nắm quyền kiểm soát
- CEO Terraform Labs giải thích về việc UST mất chốt và tin đồn bán Bitcoin trong kho dự trữ
Minh Anh
Theo AZCoin News