Nối tiếp Phần 1 , chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cơ chế của Blockchain để trả lời cho câu hỏi Nó thực sự làm gì và tại sao bạn không nhất thiết cần phải có công nghệ Blockchain.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) và Đặc quyền Đọc/Viết
Giờ hãy giả sử một cộng đồng cho trước (bao gồm mọi người, nhiều phân khu trong một công ty, nhiều công ty trong một chuỗi cung ứng..v.v) muốn quản lý một chuỗi các khối chứa đựng lịch sử H(t-1) qua thời gian. Việc này phải làm như thế nào?
Cùng với chỉ định cụ thể là thiết lập thông tin phù hợp để được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, bất kỳ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào cũng sẽ phải chỉ rõ các tham số gắn với giới hạn sau:
1. Đặc quyền Đọc (ai, cái gì, và thế nào)
2. Đặc quyền Viết (ai, cái gì, và thế nào)
Được rồi, vậy ai có những đặc quyền để đọc và viết lịch sử? Cở sở dữ liệu có hoàn toàn công khai giống như thư viện công cộng không? Hoặc những thông tin được lữu trữ trong các kho chứa được bảo mật sẽ chỉ có thể được truy cập thông qua sự cho phép? Nếu vậy thì các thông tin được chấp nhận như thế nào? Bởi một người đáng tin cậy, bằng thuật toán hay bằng những cách khác? Thậm chí điều đáng quan tâm hơn nữa chính là ai được quyền viết lịch sử? Như tôi đã giải thích trước đó, khả năng điều khiển cùng với thước đo này là rất lớn. Vậy làm cách nào để ngăn chặn những nỗ lực trong việc bịa đặt lịch sử?
Về mặt lịch sử, trong những cộng đồng “thu nhỏ” (như các xã hội “săn bắt-hái lượm” cổ đại) việc ngăn chặn này được thực hiện một cách gần như là tự động. Không hề có kẻ lạ mặt nào tồn tại trong một ngôi làng nhỏ bé và cách biệt cả, và việc giám sát chung diễn ra khá dễ dàng. Những hành động dũng cảm và hành vi sai trái, trước đó không được quan sát bởi một số người hoặc thậm chí là đa số, đã nhanh chóng trở thành những nhận thức phổ biến. Đây là sự kiện có thật của những xã hội “thu nhỏ” mà ngày nay chúng ta đang sống (ở nơi làm việc, trong câu lạc bộ, gia đình, bạn bè,v.v…). Kocherlakota (1996) gọi H(t-1) trong trường hợp này là “kí ức xã hội”. Tôi muốn coi nó như một cơ sở dữ liệu ảo của những lịch sử cụ thể, tồn tại trong cuốn sổ cái phân tán của những bộ não trò chuyện với nhau trong “xu hướng” P2P (mô hình ngang cấp), cùng với sự bổ sung và duy trì của lịch sử chung được xác định thông qua cơ chế đồng thuận. Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu cổ điển, các đặc quyền đọc và viết được công khai rộng rãi, điều này phụ thuộc vào tính đồng thuận. Nghe thật là…”Blockchain”.
Trong khi “Công nghệ Blockchain” cổ điển ở trên hoạt động tốt trong những xã hội thu nhỏ, nó lại không phân cấp được tốt cho lắm. Ngày nay, các mạng cục bộ truyền thống được tăng lên (và tới một mức nhất định sẽ được thay thế) bởi các hệ thống mạng máy tính cục bộ và toàn cầu có khả năng truyền đạt thông tin qua Internet. Việc đạt được tính đồng thuận nhanh chóng trong một cộng đồng lớn có tính phức tạp và được định dạng bởi lượng thông tin đồ sộ, là một nhiệm vụ oái oăm.
“Giải pháp” cho vấn đề này dựa trên những cơ sở dữ liệu độc quyền cùng với các đặc quyền đọc được giới hạn và quản lý bởi các cá nhân được giao phó về đặc quyền viết. Vấn đề xung quanh hình thức gian lận chi tiêu Double-spending (sử dụng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư của một tài khoản) dùng trong tiền kỹ thuật số, ví dụ, được giải quyết bằng cách làm tăng nhiệm vụ bảo tồn văn thư sổ sách (record keeping) cho một ngân hàng, được đặt trong hệ thống ngân hàng, thực hiện các giao dịch tín dụng/ghi nợ trên một tập hợp các cuốn sổ cái độc quyền kết nối với hub trung tâm (một cơ quan/tổ chức minh bạch) được quản lý thường xuyên bởi Ngân hàng Trung Ương.
Những vấn đề và giải pháp xung quanh Blockchain
Dựa trên cách nhìn nhận của bạn, hệ thống được phát triển qua thời gian có thể là (trong trường hợp bạn sinh trước năm 1980) một sự tiến bộ vĩ đại qua cách mọi thứ vận hành khi chúng ta còn trẻ, hoặc nó là (trong trường hợp bạn sinh sau 1980) một hỗn hợp các mạng lưới phức tạp không có hi vọng mà gặp vấn đề trong việc truyền đạt thông tin cho nhau và có độ nhạy cảm cao với sự rò rỉ thông tin (xem hình dưới đây, trình bày bởi Ed Corno của tập đoàn IBM):
Giải pháp cho giai đoạn hiện tại của các vấn đề được trình bày dưới dạng Blockchain (đã được định nghĩa trước đó) mà Ed mô tả lại theo cách sau đây:
Đúng vậy, nó nhìn giống như một phương pháp hữu hiệu để lưu giữ sổ sách và cải thiện các kênh liên lạc, mặc dù các chi tiết liên quan đến cách đạt được sự đồng thuận trong hệ thống này còn chút mơ hồ đối với tôi. Như tôi đã đề cập lúc trước, tôi đoán là nó sẽ dựa trên cơ chế uy tín (reputation-based). Nhưng nếu đó là vấn đề, vậy tại sao chúng ta lại trình bày giải pháp theo cách dưới đây?
Cách đó là: tập hợp các cơ quan và đại lý có tương tác với nhau lại, định hình họ thành một cộng đồng có tổ chức, nhưng để nó dựa trên mô hình Client-server (Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ) hoặc mô hình “trục bánh xe-và-nan hoa” (hub-and-spoke). Tại ví trí trung tâm, ta có tập hợp “các sử gia” uy tín (những người làm Ngân hàng, kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý cơ sở dữ liệu,…) những người được ủy thác về đặc quyền Viết. Sự trao đổi thông tin giữa các thành viên có thể được can thiệp bởi các sử gia hoặc diễn ra theo phương pháp P2P (mô hình ngang cấp) với việc các sử gia duyệt vào. Cơ sở dữ liệu có thể bao gồm cả các bộ thông tin theo chuỗi (Blockchain) H(t-1) được thể hiện ở trên. Các tham số chi phối đặc quyền Đọc có thể được xác định sẵn bởi những nhu cầu của cộng đồng. Cơ sở dữ liệu có thể được công khai triệt để – điều này tương đương với sự diễn giải mà nó đưa ra. Và tất nhiên là nhiều loại bản sao của cơ sở dữ liệu đôi khi được xem là cần thiết.
Điều mà tôi cho rằng là quan trọng ở đây đó là, nếu chúng ta quyết định phụ thuộc vào cơ chế đồng thuận dựa trên sự uy tín, thì khi đó chúng ta không cần đến sự đổi mới (như Công nghệ Blockchain) để thiết lập một cơ sở dữ liệu. Dù tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu, tôi thấy rằng những giao thức tiêu chuẩn, ví dụ như định dạng của Máy chủ SQL 2017, có thể cung cấp những thứ cần thiết liên quan đến công nghệ và sự vận hành (nếu ai không đòng ý với tôi về vấn đề này, xin hãy thoải mái comment ở phía dưới).
Mở rộng Đặc quyền Viết với sự đồng thuận dựa trên việc đánh cược (game-based)
Như đã giải thích ở trên, mở rộng đặc quyền viết không phải là vấn đề kỹ thuật. Chúng ta đều được tự do trong việc phát hành cuốn nhật kí của mình trên mạng, hay tạo ra một cuốn Sổ cái chung được phân tán. Tuy nhiên, việc mở rộng đặc quyền viết cho những nhóm người vô danh hoặc không đáng tin cậy lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Tất nhiên là việc này phụ thuộc phần lớn vào bản chất của thông tin được lưu trữ. Wikipedia dường như hoạt động khá là tốt. Nhưng thật khó để mà dùng Wkipedia như một loại tiền tệ. Đây không phải một trường hợp về các lịch sử hoạt động cụ thể. Bạn không muốn người khác viết nhật ký của bạn đâu!
Được rồi, nếu bạn vẫn không tin. Vậy thì làm thế nào? Một lựa chọn khác đó là “trò chơi hóa” đặc quyền viết. Ý tưởng này là để thay thế các sử gia bằng một nhóm những người đại diện (được ủy nhiệm) từ cộng đồng (một tập hợp có khả năng bao gồm toàn bộ cộng đồng). Tiếp theo, hãy để nhũng người đại diện này chơi một trò chơi phê chuẩn/đồng thuận được thiết kế dựa trên hồ sơ chiến lược bình đẳng (như Nash hoặc một số quan niệm giải pháp khác) được lựa chọn bởi mỗi người đại diện tại mỗi thời điểm t = 1, 2, 3… yêu cầu: (1) Không làm xáo trộn lịch sử đã được ghi chép (2) Chỉ có những khối (block) thực E(t) được phê chuẩn và gắn với sổ cái H(t-1).
Những gì chúng ta làm ở đây là thay thế một kiểu khuôn mẫu khác về niềm tin dành cho nhau. Thay vì có sự tin tưởng vào những cơ chế dựa trên danh tiếng cá nhân, giờ chúng ta phải tin rằng cơ chế chi phối lối chơi không phối hợp trong trò chơi phê chuẩn/đồng thuận sẽ đem lại một kết quả cân bằng độc nhất với những đặc tính thỏa mãn. Tôi nghĩ đây là ý của mọi người khi họ nói “hãy tin vào bài toán”.
Tin tưởng vào bài toán là một chuyện. Việc tin tưởng vào kết quả của một trò chơi không phối hợp lại là một chuyện khác. Lĩnh vực có liên quan trong kinh tế được gọi là một dạng cơ chế. Tôi sẽ không đi vào chi tiết, nhưng tôi chỉ cần nói rằng nó không hẳn là những cơ chế được thiết kế đơn giản với những đặc tính tốt. Trớ trêu thay, những cơ chế như Bitcoin sẽ phải tạo dựng niềm tin theo cách cổ điển, đó là thông qua những trải nghiệm tích cực của người dùng (cũng giống như cách mà chúng ta tin vào sự hoạt động của phương tiện của mình, mặc dù chúng ta không rõ động cơ đốt cháy bên trong hoạt động thế nào).
Tất nhiên là điều này cũng đúng khi áp dụng trong trò chơi dựa trên cơ chế uy tín. Tôi nghĩ sự khác biệt ở đây là những trò chơi thuộc cơ chế không phối hợp sẽ tốn nhiều tiền để vận hành hơn là các trò tương đương dựa trên uy tín. Ví dụ như trò chơi dựa trên bằng chứng xử lý (Proof of Work) mà được chơi bởi các thợ đào Bitcoin sẽ tốn nhiều tiền hơn (để chống DDoS- kiểu tấn công làm cho hệ thống máy tính hay hệ thống mạng quá tải), mặc dù việc phê chuẩn các thông tin giao dịch hợp lệ gần như không mất phí nếu nằm trong sự điều khiển của người phê chuẩn đáng tin cậy. Và nếu xảy ra thiết sót trong sự minh bạch là vấn đề đối với các hệ thống có sự tin cậy, thì vấn đề riêng biệt về khái niệm này có thể được giải quyết bằng cách mở rộng đặc quyền viết mang tính cộng đồng.
Nói gì thì nói, tôi vẫn nghĩ việc phụ thuộc vào hoàn cảnh và sự ứng dụng, chi phí gắn với cơ chế đồng thuận dựa trên sự đánh cược cũng đáng để chấp nhận rủi ro. Tôi nghĩ chúng ta vẫn phải duy trì sự hoài nghi của mình về vấn đề này và đợi xem những sự cải tiến trong tương lai sẽ bộc lộ như thế nào.
Công nghệ Blockchain tiếp lực cho Hệ thống DAOs (Decentralized Autonomous Organization – Hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung)
Nếu Blockchain (với sự đồng thuận không phối hợp) có một lợi ích tương đối, thì nó có thể nằm ở đâu? Đối với tôi, sự ứng dụng rõ ràng nằm ở việc hộ trợ Hệ thống DAOs. Một hệ thống DAO cơ bản là một tập hợp những quy định được viết bởi một chương trình máy tính. Bởi vì nó không hề chiếm hữu cơ quan trung ương (central authority) hay các giao điểm (nodes) nào cả, nó có thể cung cấp các hệ thống “hợp pháp” theo yêu cầu mà không bị cản trở bằng cách vượt lên trên những luật lệ và các quy định, ít nhất là trong một chừng mực nhất định, giống như các giao dịch được giới hạn bởi các thao tác hoàn thành ảo (ví dụ như các giao dịch thẻ tín dụng/ghi nợ trong sổ cái).
Bitcoin là một ví dụ của hệ thống DAO, mặc dù các hình thức trung gian liên kết với Bitcoin thì rõ ràng là không phải vậy. Ethereum là một nền tảng ứng dụng cho chép việc xây dựng hệ thống DAOs chi tiết hơn thông qua sự ứng dụng của hợp đồng thông minh. Các lợi ích tương đối của hệ thống DAOs đó là chúng cho phép: (1) một cấp độ cao hơn của tình trạng nặc danh (2) vệc truy cập và sử dụng tùy tiện (không cần sự cho phép) và (3) sự cam kết với các điều khoản thuộc hợp đồng (hợp đồng thông minh).
Tôi chưa hiểu được ngay về giá trị của những lợi ích tương đối này đối với các doanh nghiệp được cấp phép. Có thể sẽ có một vai trò cụ thể cho các hợp đồng thông minh mềm mỏng về mặt luật pháp (một nhiệm vụ đòi hỏi sự khéo léo cho các giao dịch quốc tế). Nhưng có lẽ tiềm năng còn hơn rất nhiều những gì tôi đang tưởng tượng. Thời gian sẽ cho chúng ta biết câu trả lời.
Xem thêm:
Sn_Nour