Philippines sắp đưa ra các quy định mới về việc các công ty có thể huy động vốn một cách hợp pháp thông qua các dịch vụ ICO như thế nào.
Cuối cùng, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) tại quốc gia sở tại đã công bố các quy tắc dự thảo điều chỉnh các ICO vào thứ Năm và hiện đang tìm kiếm các phản hồi công khai trước khi chúng có hiệu lực.
Đáng chú ý, các quy định giả định rằng các token được phát hành trong tất cả các ICO là chứng khoán theo mặc định trừ khi các tổ chức phát hành có thể chứng minh bằng cách khác.
Cơ quan giám sát tài chính đã nhận xét trong một thông cáo báo chí rằng hầu hết các ICO được thực hiện tại Philippines đã lập luận rằng các token của họ không phải là chứng khoán và không nên bị chi phối bởi SEC.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho biết sẽ rất là “nguy hiểm” khi để cho các nhà đầu tư đưa ra phán quyết về vấn đề này vì họ không có đủ nguồn lực để xác định ICO nào có thể là lừa đảo, tiếp tục cho biết:
“Vì vậy, SEC sẽ đặt gánh nặng chứng minh các token được phát hành thông qua một ICO lên các đơn vị phát hành bằng cách giả định rằng các token là chứng khoán trừ khi được họ chứng minh khác.”
Theo như các quy tắc được đề xuất, các công ty đăng ký tại Philippines và muốn thực hiện giao dịch mua bán token sẽ phải nộp đơn đánh giá ban đầu cho SEC ít nhất 90 ngày trước ngày phát hành.
Ngoài các chi tiết của nhóm dự án – bao gồm tên, tuổi và hồ sơ – đơn cũng sẽ cần phải bao gồm bản đánh giá xem xét đề xuất ICO và độ tin cậy của nó, cũng như ý kiến pháp lý độc lập của một bên thứ ba để biện minh tại sao token này không phải là chứng khoán.
Sau đó, SEC sẽ phát hành một báo cáo bằng văn bản nêu rõ quyết định của mình về việc liệu ICO được đề xuất có thực sự là việc phát hành chứng khoán hay không.
Dự thảo tiếp tục tuyên bố rằng các tổ chức phát hành ICO có thể tiếp tục với dự án của họ ngay cả khi token của họ được SEC coi là chứng khoán, miễn là họ hoàn tất quy trình đăng ký và nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trước khi bắt đầu bán token.
Nếu một ICO chỉ được cấp cho tối đa 20 người, hoặc sẽ bị hạn chế đối với các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, bảo hiểm và các công ty đầu tư, nó có thể được miễn yêu cầu đăng ký.
Động thái về quy định này được đưa ra khi các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới đang phát triển các khung pháp lý để quản lý các ICO hoặc đang ban hành các hướng dẫn về cách tránh vi phạm các luật lệ về chứng khoán.
Gần đây nhất, một cơ quan giám sát tài chính ở Thái Lan đã chuyển sang triển khai quy trình đăng ký pháp lý để cho phép các dự án ICO gây quỹ theo cách phù hợp.
Nguồn: Tapchibitcoin.vn/coindesk
Alibaba thử nghiệm Blockchain chuyển tiền đến Philippines và tham vọng vươn ra toàn cầu