Khi năm 2023 sắp kết thúc, bối cảnh pháp lý đối với ngành công nghiệp tiền điện tử ở châu Á đã chứng kiến những bước phát triển đáng kể với đà tăng trưởng vượt trội. Đặc biệt, Hồng Kông đi đầu trong nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới về tiền điện tử và Web3.
Sau đây là tổng hợp các phát triển quan trọng về tiền điện tử ở châu Á trong năm nay.
Hồng Kông — một trung tâm Web3 đang hình thành
Vào tháng 6, Hồng Kông chính thức bắt đầu chế độ cấp phép tiền điện tử cho các nền tảng giao dịch tài sản ảo, cho phép các sàn giao dịch được cấp phép cung cấp dịch vụ giao dịch bán lẻ. Cơ quan quản lý đã cấp giấy phép như vậy cho HashKey và OSL.
Vào tháng 10, Ủy ban Chứng khoán và Tương lai Hồng Kông (SFC) đã cập nhật hướng dẫn về các hoạt động liên quan đến tài sản ảo cho bên trung gian, mở rộng phạm vi nhà đầu tư tham gia crypto ETF. Cơ quan quản lý cũng đã xuất bản hai thông tư vào tháng 11 nhằm giám sát các hoạt động token hóa tài sản kỹ thuật số của thành phố và cho biết bắt đầu nhận các đơn đăng ký quỹ ETF tiền điện tử giao ngay vào tháng 12.
Christopher Hui, Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính và Kho bạc Hồng Kông, đã tái khẳng định cam kết của chính phủ đối với sự phát triển của Web3 tại Hong Kong Fintech Week vào tháng 11. Bất chấp các cuộc đàn áp gần đây đối với sàn giao dịch JPEX, Hui nói rằng hành động pháp lý sẽ không ngăn cản quyết tâm của họ.
“Chúng tôi đã được hỏi nhiều lần liệu JPEX có ảnh hưởng đến quyết tâm phát triển thị trường Web3 của chúng tôi hay không. Câu trả lời rõ ràng là không”.
Donald Day, COO của nền tảng VDX có trụ sở tại Hồng Kông, lưu ý:
“Cơ chế quản lý ở Hồng Kông là một lợi thế cạnh tranh để thiết lập và điều hành doanh nghiệp tài sản kỹ thuật số tuân thủ. Trong khi các khu vực pháp lý này phải quay ngoắt 180 độ và thắt chặt khung pháp lý, thì khuôn khổ ở Hồng Kông vẫn ổn định, đáng tin cậy và hiện đã chứng tỏ được bản thân”.
Adrian Wang, CEO của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Metalpha tại châu Á, cho biết các nhà đầu tư đã rất ngạc nhiên bởi “Hồng Kông đang bắt kịp cơ chế quản lý cân bằng tốt của Singapore nhanh đến mức nào”.
“Đúng là Singapore đã đi đầu trong việc thiết kế và thử nghiệm các chính sách phù hợp với tài sản kỹ thuật số. Ví dụ, DBS đã tiến hành giao dịch thu nhập cố định trên Onyx Network của JP Morgan vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, kể từ Hong Kong Fintech Week năm ngoái, SFC dần dần triển khai chế độ cấp phép VASP với hy vọng thu hút các công ty crypto chất lượng cao thành lập cơ sở kinh doanh tại Hồng Kông”.
Singapore vẫy gọi
Trong khi Hồng Kông tiếp tục thể hiện sự thân thiện với những người chơi trong ngành thì Singapore vẫn thu hút nhiều công ty toàn cầu trong lĩnh vực tiền điện tử và Web3 đến thành lập cơ sở của họ tại quốc gia này. Tuy nhiên, trong năm qua, đảo quốc sư tử đã chứng kiến một số cuộc khủng hoảng như thất bại của Three Arrows Capital, Vauld và Hodlnaut.
Tuy nhiên, Cơ quan tiền tệ Singapore dường như vẫn cam kết quản lý các công ty tiền điện tử – sau khi gần đây cấp giấy phép cho những tên tuổi lớn như Coinbase và Circle. Gemini cũng cho biết vào tháng 6 rằng họ đang chuẩn bị tăng trưởng ở châu Á với kế hoạch tăng số lượng nhân lực tại Singapore lên hơn 100 nhân viên.
Grab, siêu ứng dụng gọi xe phổ biến ở Đông Nam Á, cũng đã bắt đầu kết hợp dịch vụ Web3 với ví NFT. Vào tháng 6, họ đã đăng ký tham gia nghiên cứu thí điểm với MAS về việc sử dụng 3 loại tài sản kỹ thuật số bao gồm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, tiền gửi ngân hàng được token hóa và stablecoin.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Trong khi Hồng Kông và Singapore nổi lên như những trung tâm tiền điện tử cao cấp nhất ở châu Á thì các khu vực pháp lý khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang xây dựng quy định và hướng dẫn liên quan cho ngành công nghiệp non trẻ này.
Ví dụ, Nhật Bản đã sửa đổi Đạo luật dịch vụ thanh toán vào tháng 6 để thiết lập các quy định liên quan đến stablecoin. Chính phủ Nhật Bản được cho là đang tìm cách đảm bảo bảo vệ nhà đầu tư stablecoin sau thất bại của TerraUSD. Triển vọng tích cực này đã thúc đẩy Circle, công ty phát hành stablecoin USDC, hợp tác với gã khổng lồ chứng khoán và ngân hàng Nhật Bản SBI Holdings để mở rộng sự hiện diện tại Nhật Bản.
Trong khi đó, Busan – thành phố lớn thứ hai ở Hàn Quốc đã thu hút hai công ty đăng ký vận hành một sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số có tên là Busan Digital Asset Exchange, với hy vọng sẽ ra mắt hoạt động kinh doanh chính thức vào nửa đầu năm tới, theo công bố của chính quyền thành phố vào tháng 11.
National Pension Service của Hàn Quốc, quỹ hưu trí lớn thứ ba thế giới tính theo tài sản, cũng có vẻ lạc quan về ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số. Theo báo cáo nắm giữ, họ đã mua 19,9 triệu đô la cổ phiếu Coinbase trong quý 3 năm nay.
Đài Loan cũng đang trong quá trình xây dựng thêm quy định cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Vào tháng 10, Đài Loan đã chính thức đề xuất dự thảo đạo luật về tiền điện tử trong bản đầu tiên, trong đó yêu cầu tất cả các nền tảng hoạt động tại Đài Loan phải xin giấy phép. Nếu họ không làm như vậy, cơ quan quản lý có thể yêu cầu họ ngừng hoạt động.
Yung-Chang Chiang, một nhà lập pháp Đài Loan, cho biết:
“Mặc dù cơ quan quản lý tài chính của Đài Loan vào tháng 9 đã đưa ra hướng dẫn cho lĩnh vực tiền điện tử để hình thành các quy tắc tự giám sát của riêng mình thông qua một hiệp hội ngành tiềm năng, nhưng các biện pháp đó thiếu khả năng thực thi pháp lý”.
Trước đây, Đài Loan đã yêu cầu các nền tảng giao dịch phải tuân thủ luật chống rửa tiền kể từ khi cơ quan quản lý của nước này đưa ra các quy tắc chống rửa tiền vào tháng 7/2021.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Tài trợ VC cho tiền điện tử giảm 68% vào năm 2023
- 50 đợt airdrop tiền điện tử lớn nhất: 26,6 tỷ USD tiền miễn phí đã được phân phối
- Giám đốc IMF kêu gọi quy định rõ ràng về tiền điện tử
Đình Đình
Theo The Block