Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu những câu trả lời để giải đáp cho câu hỏi: “Liệu Blockchain đã sẵn sàng cho chúng ta?” Qua Phần 1, các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình?
2. Nền tảng thế hệ thứ 3 là gì? Chúng cung cấp những gì mà hiện nay Ethereum không thể đáp ứng?
Chúng ta đã nhắc đến các Platform thế hệ thứ 3 khá nhiều lần rồi; bây giờ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó nhé. Kể từ khi hợp đồng thông minh đầu tiên xuất hiện, một làn sóng lớn của cuộc đổ xô đi tìm vàng được liên kết lại di cư đến không phải DApps, mà đến các giao thức có thể đưa chúng ta lại gần hơn với sự ứng dụng và tiếp nhận thực tế. Các dự án này có mục tiêu trở thành một ranh giới cơ sở tốt hơn, nhanh hơn và mạnh hơn cho sự sử dụng thực thế, và tất cả đều đang cố gắng để xây nên cánh cửa sập mà sẽ đưa chúng ta đến một thế giới hiện đại và mới lạ. Vậy các dự án này khác với Ethereum ở điểm nào, và điều gì dẫn đến sự thổi phồng này?
Các dự án Blockchain mới như EOS hay Cardano đang bận rộn để đưa ra những câu trả lời và giải pháp cho các vấn đề hiện tại của Ethereum. Trong khi có nhiều dự án khác tiếp cận những vấn đề này từ các khía cạnh khác nhau, chỉ có một vài chi tiết là được chỉ ra. Tất cả các giao thức và hệ thống Blockchain đang gặp khó khăn trong việc thiết lập một nền tảng cho phép sự ứng dụng và tiếp nhận thực tế. Đối với Blockchain, được tiếp nhận có nghĩa là thành công. Tôi muốn chia khả năng tiếp nhận của Blockchain thành 3 phần chính: khả năng mở rộng, khả năng tương tác, tính khả dụng nói chung.
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng luôn là tâm điểm trong cuộc tranh luận về Blockchain – kể cả trước khi nó trở nên phổ biến. Có lẽ đây là thuật ngữ bạn đã nghe đến hoặc đọc được nhiều nhất, vậy nên tôi sẽ không đi quá sâu vào nó. Nhưng tôi sẽ thêm quan điểm của mình vào – đặc biệt là đối với vấn đề Blockchain.
Kể từ lúc Blockchain đầu tiên xuất hiện, chúng ta đã tất bật đưa ra các giải pháp để làm tăng khả năng mở rộng. Dành cho những ai mới bắt đầu: Khả năng mở rộng là một khả năng tiếp nhận càng nhiều người dùng càng tốt của Blockchain trên chuỗi trong khi vẫn có thể duy trì được các giao dịch giá thấp và sự đồng thuận nhanh chóng. Các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum và Bitcoin bắt nguồn từ các giao thức đồng thuận không hiệu quả của chúng. Tính không hiệu quả này đã dẫn đến một vài nhược điểm lớn. Một trong số chúng đó là thời gian block lâu hơn. Thời gian block là thời gian dùng để tạo ra một lượng các giao dịch trên Blockchain. Bởi giao dịch cần phải ở trên Blockchain mới được công nhận là có hiệu lực, thời gian block quyết định tốc độ và số lượng giao dịch có thể được xử lý trong khoảng thời gian cho trước.
Noam: Bitcoin có kích cỡ block là 1MB và thời gian xác nhận là 10 phút. 1MB kích cỡ block có nghĩa là mỗi block có thể bao gồm hơn 2,000 giao dịch. Các thợ đào phải giải một công thức toán học để đặt vị trí cho block. Thời gian xác nhận 10 phút có nghĩa là công thức toán học thường được tạo ra trong 10 phút. 1MB (2000 giao dịch) mỗi 10 phút thực sự là rất chậm. Chậm một cách đau đớn như dòng người xếp hàng ở Costco trước ngày Superbowl Sunday vậy. Tốc độ download của nó cũng chậm như rùa bò: 1MB/10 phút suy ra là .00167mbps (MB/giây). Hãy thử xem Netflix bằng tốc độ đó đi. Singapore, với tốc độ internet nhanh nhất thế giới, đạt trung bình là 154mbps – nhanh gấp 92,000 lần so với tốc độ của Bitcoin. Tốc độ xử lý giao dịch của Visa nhanh hơn gấp 7.200 lần so với Bitcoin. Đau thật đấy. Chậm như con lười trong bộ phim Zoopita vậy…
Quay trở lại với Lior: Blockchain với một năng suất thấp và tỷ lệ TPS hạn chế năng lực và khả năng tiếp nhận của nó. Ngày nay, các kết cấu mới hơn đang được thiết kế với khả năng mở rộng làm cốt lõi. Rất nhiều dự án đang bắt đầu tiếp nhận các giao thức đồng thuận có tính đổi mới, thậm chí đôi khi chúng còn hy sinh tính phân quyền để đạt được khả mở rộng. Tôi cho rằng đây là một hướng đi đúng đắn. Tôi tin là các doanh nghiệp và tổ chức sẽ là những người đầu tiên tiếp nhận công nghệ này trên một quy mô lớn, và tất cả bọn họ sẽ yêu cầu mức độ tập trung khác nhau với các use case cụ thể cho từng mức độ. Trong giai đoạn đầu của sự tiếp nhận, chúng ta sẽ cần đến một công nghệ đủ mạnh để biến giấc mơ mã hóa của chúng ta thành hiện thực, và ta cũng phải cần năng suất trước khi đạt đến một mô hình phân quyền hoàn thiện và lý tưởng. Kết luận của tôi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của Blockchain là đạt được một mức độ nhất định về khả năng mở rộng, trong đó cho phép sự tiếp nhận thực tế quy mô lớn đầu tiên về công nghệ Blockchain.
Khả năng tương tác
Với sự nảy sinh của nhiều giao thức khác nhau, và không hề có dấu hiệu suy giảm nào, khả năng tương tác ở đây là rất cần thiết.
Khả năng tương tác là đặc tính của một giao thức, có nhiệm vụ tương tác và phối hợp các Blockchain khác nhau, đồng thời tạo điều kiện cho các hợp đồng thông minh giữa các giao thức với nhau. Khả năng tương tác này được nhiều người coi là “chén thánh” của công nghệ Blockchain, vì nó sẽ trở thành nhân tố chủ chốt để đưa công nghệ Blockchain đến thế giới thực. Bản chất của khả năng tương tác đó là loại bỏ nhu cầu về các bên trung gian mang tính tập trung, cải thiện khả năng hoạt động và khả năng mở rộng, và để kết nối các chuỗi riêng tư với các chuỗi công khai. Một khi các doanh nghiệp và tổ chức bắt đầu tiếp nhận Blockchain, lúc đó có thể cho rằng đa số bọn họ sẽ không tiếp nhận các giao thức và hệ thống như trước nữa, khi mà các platform và hệ thống đó sẽ áp dụng các use case khác nhau với các mức độ đa dạng của mô hình phân quyền và sự thống nhất. Vậy là sự hội nhập của công nghệ Blockchain thông qua phần mềm ERP và CRM khả năng sẽ trải qua không phải chỉ một mà qua một vài Blockchain khác nhau. Tất cả các giao thức nền tảng này sẽ phải hợp tác với nhau để thành công trong việc giữ một vai trò tích cực trong hệ sinh thái công nghệ đang nảy nở này. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa của khả năng tương tác trong công nghệ Blockchain, sau đây là một so sánh thú vị với Facebook: ngày nay, gần như tất cả mọi thứ trên internet đều có thể được truy cập qua tài khoản Facebook của bạn. Bạn còn nhớ lúc bạn thường hay có những tài khoản riêng biệt cho mọi thứ không? Chắc chắn là Facebook đang kiểm soát cuộc đời của bạn, nhưng nó cũng đồng thời làm cuộc đời bạn trở nên dễ dàng hơn. Sự thống nhất liền mạch chính là mục tiêu đầu tiên của Facebook, một nhân tố chủ chốt làm nên nền tảng với 2 tỷ người dùng trong ngày hôm nay.
Ý nghĩa của tất cả những thứ này là gì?
Rất nhiều dự án đang chuyển tiếp từ khả năng tương tác dựa trên hợp đồng thông minh đơn giản, đến việc chia sẻ liền mạch các thông tin qua Blockchain. Các giao thức bất khả tri này có thể hoạt động tự do và liền mạch với nhau, hơn là tạo ra các lớp bổ sung của việc truyền đạt giữa các mạng lưới khác nhau. Hãy tưởng tượng về việc nói trôi chảy được mọi thứ tiếng, còn hơn là ngồi tra Google Dịch cả ngày. Đặc biệt, AION, ICON, và WanChain là những dự án mới đây đã thành lập “khối liên minh tương tác Blockchain,” cống hiến các nghiên cứu và nguồn tài nguyên cho việc thiết lập một tiêu chuẩn về khả năng tương tác cho công nghệ Blockchain đang nảy nở. Kết luận của tôi đó là các dự án Blockchain với khả năng tương tác trong cốt lõi của chúng sẽ vượt qua được thử thách về thời gian và sự thích nghị, cuối cùng chúng sẽ trở thành công nghệ thực sự được tiếp nhận.
Tính khả dụng
Ngoài khả năng mở rộng và tương tác, một platform phục vụ dưới vai trò là một nền tảng cho một nền kinh tế thực tế còn cần gì khác nữa? Câu trả lời chính là tính khả dụng. Tính khả dụng là điểm cao nhất của một vài thuộc tính chủ chốt, nhưng để mọi người hiểu được rõ hơn, trước tiên hãy xem qua định nghĩa sau đây: nền tảng cần phải được sử dụng một cách dễ dàng bởi người dùng cuối cùng cũng như các developer. Các developer mà tôi đề cập ở đây là những người trang trí cho một căn nhà trống (tạo ra DApps), và người dùng cuối cùng tôi nói đến chính là CÁC BẠN đó – những người quyết định ngồi trong ngôi nhà đó bởi sự tiện nghi và đẹp đẽ của nó. Nếu bạn nghĩ bạn là một kẻ lười biếng, các techies mà bạn gọi là developer sẽ nghiền nát điều sỉ nhục mà bạn tự gán cho bản thân. Sẽ chẳng có ai trong số bọn họ muốn làm việc trên một platform mà không cung cấp được cho họ những thứ họ cần để tạo ra những thứ mà bạn muốn cả. Các platform mới sẽ khiến cho cuộc đời của các developer trở nên dễ dàng hơn với các ngôn ngữ lập trình thiết thực, kiểm toán hợp đồng thông minh, và các Blockchain dễ dàng điều chỉnh và thực hiện. Nhưng đây chỉ một sự cân nhắc về tính khả dụng. Sự dễ dàng trong việc sử dụng là yếu tố vô cùng quan trọng. Tại sao iPhone lại thống trị thế giới? Không phải vì nó có một hệ thống xử lý tốt hơn, camera xịn hơn hay sạc không dây – có nhiều điện thoại khác có thể đánh bại được iPhone trong các lĩnh vực đó. iPhone chiếm được ngôi vị là vì chúng dễ sử dụng; với thiết kế tuyệt vời và bóng bẩy, ưa nhìn và tương thích với tất cả các thiết bị của bạn. Vì vậy Blockchain cần tạo ra một vật tương đương như chiếc iPhone. Mục tiêu cuối cùng trong quan điểm của tôi đó là cho người dùng trải nghiệm thoải mái, thậm chí là khi họ không biết rằng mình đang sử dụng một blockchain. Ngày nay, các Platform thế hệ 3 đã đạt được mục tiêu này bằng nhiều cách khác nhau. Chúng dịch những địa chỉ dài dòng của Ethereum thành những địa chỉ dựa theo tên (cuối cùng thì bạn có thể dùng nickname 69BoomHeadShot420 như một địa chỉ của mình rồi). Thêm nữa, cũng giống như việc bạn không phải trả tiền để tương tác với một website (mà máy chủ phải trả), với các dự án như EOS, người dùng cũng không phải trả phí mà chủ các hợp đồng thông minh là người phải trả. Các dự án như Elastos khiến Blockchain trở nên dễ dàng truy cập hơn từ các smartphone và các hệ thống vận hành khác. Tóm lại, các Blockchain dễ dàng cho các developer sử dụng và thân thiện với người dùng sẽ được tiếp nhận nhanh chóng.
MVPs (Most Valuable Players)
Dưới đây là một số dự án mà tôi đã nghiên cứu kỹ càng, chúng đều tiếp cận các thử thách mà Blockchain đang phải đối mặt từ nhiều khía cạnh khác nhau. Có rất nhiều các dự án khác nữa, nhưng tôi sẽ chỉ tập trung vào một vài dự án tiêu biểu.
Noam:
NEO – Đồng tiền NEO minh chứng cho khả năng mở rộng, khả năng tương tác và tính khả dụng, nhưng với cái giá của một mô hình phân quyền đích thực. NEO kết nối với một máy chủ của Blockchain trong một hệ sinh thái công nghệ, ví dụ như Ontology và Elastos, kết nối các doanh nghiệp tư nhân Blockchain với các giải pháp Blockchain công khai. Khả năng mở rộng của chúng rất to lớn, với tốc độ giao dịch đáng kể và các giải pháp gián tiếp đang rất phát triển. NEO và cộng đồng NEO đang tập trung vào các dự án cho phép sự phát triển đơn giản cho các doanh nghiệp và tương tự cho người dùng.
EOS – Đồng tiền EOS minh chứng cho tính khả dụng đối với cả người dùng và developer. Như đã đề cập trước đó, chủ hợp đồng thông minh phải trả phí cho mạng lưới, còn người dùng tương tác với EOS thì được miễn phí. Với quy mô rộng lớn và một cơ chế đồng thuận hiệu quả dPoS, EOS có thể hỗ trợ hàng trăm nghìn giao dịch mỗi giây và cả các phầm mềm ứng dụng quan trọng. Các địa chỉ dựa theo tên đem lại sự dễ dàng và công nghệ nền tảng Graphine của nó đang xử lý lưu lượng to lớn trên Steemit và BitShares.
MatrixChain — MatrixChain kết hợp A.I (Trí tuệ nhân tạo) với công nghệ Blockchain, MatrixChain sử dụng A.I trong một số cách độc đáo để đơn giản hóa sự trải nhiệm cho người dùng. A.I có thể thực hiện việc kiểm toán các hợp đồng thông mình và code để đảm bảo các thủ thuật né tránh thuế và việc nghe trộm sẽ không xảy ra. Người dùng chỉ cần đưa vào các chỉ dẫn cho hợp đồng thông mình bằng ngôn ngữ đánh máy đơn giản. Nhưng đây không phải một nhiệm vụ dễ dàng; công nghệ A.I khi nhận được các chỉ dẫn phải suy ra được mục đích của hợp đồng thông minh là gì, và sau đó kích hoạt nó. A.I cũng sẽ hoàn thiện giao thức Blockchain dựa trên việc sử dụng những yếu tố đầu vào phù hợp. Về cơ bản, Blockchain sẽ được hoàn thiện liên tục để đạt được sử sự dụng thực tế mà không cần đến hard fork.
MatrixChain sử dụng một giao thức lai Bằng chứng Công việc (PoW) và Bằng chứng Cổ phần (PoS) được chọn lọc. Blockchain được chia thành nhiều phần khác nhau, trong đó quá trình đào coin và sự đồng thuận diễn ra riêng biệt để tăng khả năng mở rộng (hãy nghĩ đến Shrading). Nhưng khác với các hình thức PoW khác, các node tính toán không chỉ giải các thuật toán vô nghĩa. Các thợ đào thực hiện việc tính toán bằng phương pháp Markov Chain Monte Carlo (MCMC) – nếu đọc đến đây não của bạn bị “đơ” lại thì hãy bình tĩnh đã. Phương pháp tính toán MCMC thực sự rất quan trọng cho việc giải các thuật toán nhất định. Kể cả một lời giải thích đơn giản cũng nằm ngoài phạm vi của bài viết này, nhưng hãy ghi nhớ rằng MCMC vô cùng quan trọng đối với thế giới thực và các phần mềm dữ liệu lớn. Vậy nên quá trình đào Matrix thực sự rất hữu ích trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới thực.
Quay trở lại với Lior:
Zilliqa – Zilliqa là một nền tảng blockchain được thiết kế để mở rộng trong một mạng lưới mở, không được cấp phép, và được phân phối mạng lưới một cách an toàn. Tính năng cốt lõi giúp cho Zilliqa có thể mở rộng được sharding là chia mạng lưới thành một số mảng nhỏ hơn giúp các mạng lưới có khả năng xử lý các giao dịch song song. Quy mô mạng lưới hiện tại của Ethereum là 30.000 máy đào, Zilliqa được mong đợi sẽ có thể xử lý gấp một nghìn lần so với tỷ lệ giao dịch của Ethereum. Zilliqa sử dụng PoW, cũng như PoS. Nó không sử dụng PoW để đồng thuận. Tuy nhiên, nền tảng này chỉ sử dụng PoW để ngăn chặn các cuộc tấn công của Sybil và tạo ra các nút riêng biệt. Điều này trái với nhiều nền tảng blockchain (cụ thể là Bitcoin và Ethereum), nơi PoW được sử dụng để đạt được sự đồng thuận phi tập trung. Zilliqa sử dụng Ethash, thuật toán PoW được sử dụng trong Ethereum 1.0. Các giao thức đồng thuận bao gồm các lớp bao bọc thư mục, và sàng lọc các giao thức PBFT trong mỗi shard. Zilliqa sử dụng Thuật toán Chữ ký Schnorr dựa trên đường Elliptic với đa chữ ký hoặc chữ ký kết hợp. Điều này có nghĩa là kích thước của chữ ký vẫn nhỏ thậm chí khi có rất nhiều thợ mỏ cùng ký trên một khối. Hơn nữa, bằng cách tận dụng mạng lưới topology hiệu quả, kế hoạch đồng thuận của Zilliqa làm giảm sự phức tạp của tuyến tính truyền thông với kích thước của mạng. Zilliqa đề xuất ngôn ngữ hợp đồng thông minh và môi trường tiến hành dưạ trên mục đích đặc biệt nhằm tăng cường kiến trúc cơ bản để cung cấp một nền tảng tính toán với quy mô lớn và hiệu quả cao.
Một số dự án hấp dẫn khác như: Qtum, ICON, Nebulas, Elastos, Ontology và nhiều hơn thế nữa!
3. Liệu một blockchain cụ thể có thể đạt được sự hội nhập TOÀN CẦU?
Hãy tưởng tượng khi toàn bộ một nền kinh tế đều dựa trên một blockchain phân quyền. Tất cả dữ liệu được duy trì và bảo vệ. Tích hợp chuỗi cung ứng cho phép cải tiến thương mại nhanh chóng; thậm chí phải bỏ phiếu thông qua private key của bạn và blockchain để được tiến hành thực hiện. Tất cả đều được Ethereum hoặc EOS đóng dấu. Đó là giấc mơ ướt át của những người theo chủ nghĩa tự do và tất cả những gì mọi người đang nói ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi tin rằng có một số rào cản nghiêm trọng đối với các blockchain khiến nó khó có thể được toàn thế giới chấp nhận. Mọi người đều nói về việc blockchain sẽ thay đổi toàn bộ thế giới như thế nào, và hôm nay (tương tự như sự gia tăng của Internet) chúng ta đang sử dụng nó để mở rộng các giới hạn của chúng ta và xem nó có thể giúp chúng ta đi được bao xa.
Tôi tin rằng chúng ta vẫn còn xa cái viễn cảnh “một chuỗi có thể cai trị tất cả”, vì nhiều lý do. Ngoài những vấn đề rõ ràng mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết này (khả năng mở rộng, tính khả dụng, và nhiều hơn nữa) mà tôi sẽ cố gắng nhắc lại, tôi có thể thấy trước những khó khăn nghiêm trọng trong việc nhận được một hệ thống phân cấp duy nhất được tất cả các chính phủ và chính quyền chấp thuận và hỗ trợ. Liệu tôi có nghĩ rằng Trung Quốc và Thụy Sĩ sẽ có những tiêu chuẩn giống nhau cho một blockchain mà họ ủng hộ và thông qua? Không hẳn như vậy. Luật thương mại, những ranh giới, rào cản ngôn ngữ, và thuế, tất cả đều là những trở ngại đối với các blockchain đa quốc gia. Trở lại với người tiếp nhận ban đầu của blockchain, tôi không thấy lý do đủ chính đáng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc thậm chí các chính phủ và chính quyền sử dụng cấu trúc cơ bản giống nhau cho các nhu cầu tập trung và các trường hợp sử dụng khác nhau.
Tóm lại, tôi KHÔNG HỀ tin rằng một chuỗi duy nhất có thể sớm đạt được sự hội nhập toàn cầu. Quan trọng hơn, khi tôi nhìn thấy tương lai của blockchain và các tác động của nó đối với thế giới của chúng ta, tôi thực sự không nghĩ rằng có một lý do thực tế nào đó để chỉ có duy nhất một blockchain tồn tại. Với các chuỗi phát triển khả năng tương tác và tính khả dụng, chúng ta sẽ thấy rất nhiều phân đoạn và chuỗi chuyên để giải quyết các trường hợp sử dụng khác nhau được tạo ra. Hệ sinh thái này sẽ tiếp tục phát triển chuyên sâu, và tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy quá trình này chậm lại.
Kết luận
Thế giới của chúng ta rất phức tạp, nền kinh tế của chúng ta bao la, yêu cầu của chúng ta đa dạng. Mạng lưới này không thể chỉ được duy trì bởi một nền tảng, nhưng thay vào đó, nó sẽ được một trang web khả dụng, tương thích, giúp các blockchain có thể mở rộng. Những blockchain này sẽ là iPhone của thế giới phi tập trung của chúng ta – đơn giản, dễ sử dụng, không tốn kém, và an toàn. Và chúng ta chỉ mới bắt đầu. Mỗi tháng lại có nhiều tính năng được nâng cấp hơn, phát triển mạnh mẽ hơn, dịch vụ được sắp xếp hợp lý hơn.
Cho đến bây giờ, dù thế giới có sẵn sàng cho công nghệ blockchain hay chưa thì rõ ràng là các nền tảng của chúng ta chắc chắn là chưa. Nhưng với sự phát triển của blockchain thế hệ thứ ba, và trong tương lai là thứ tư, thứ năm, thứ sáu chắc chắn blockchain sẽ sớm được hoàn thiện và sẵn sàng cho cả thế giới.
Bài viết được dịch từ website hackernoon.com của Tác giả Lior M. Messika và Noam Levenson. Lior M. Messika là Founder của Eden Block và nhà đầu tư về công nghệ blockchain.
Xem thêm:
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn