Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết một “năm khó khăn” đối với thị trường tiền điện tử đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy định toàn diện và nhất quán đối với lĩnh vực này, đồng thời đề xuất cần phải có các yêu cầu về vốn theo kiểu ngân hàng cho nhà phát hành stablecoin và tập đoàn.
Trong “Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu” được công bố hôm thứ 3, IMF cùng với những người thiết lập tiêu chuẩn tại Ban ổn định tài chính (FSB) kêu gọi quy định quốc tế nhất quán về lĩnh vực crypto sau một năm chứng kiến nhiều vụ sụp đổ của các sàn giao dịch lớn và ngân hàng liên kết với tiền kỹ thuật số.
Báo cáo cho biết:
“Thất bại của nhiều thực thể trong hệ sinh thái tiền điện tử một lần nữa khiến lời kêu gọi quy định toàn diện và nhất quán trở nên cấp thiết hơn, cũng như cần giám sát đầy đủ tập trung vào việc bảo vệ người dùng và quản trị doanh nghiệp”.
Báo cáo nói thêm rằng các quy định nên bao gồm lưu trữ, chuyển nhượng, trao đổi và lưu ký (custody) dự trữ, đi kèm các yêu cầu thận trọng bổ sung đối với những đối tượng thực hiện nhiều chức năng và nhà phát hành stablecoin.
Báo cáo trích dẫn một “năm khó khăn đối với tiền điện tử”, trong đó các công ty cho vay thiên về tiền điện tử và công nghệ là Silvergate, Signature, Silicon Valley Bank thất bại sau khi sàn giao dịch FTX phá sản vào tháng 11. IMF cho biết:
“Những sự kiện này làm tăng thêm thắc mắc về khả năng tồn tại của tài sản kỹ thuật số và củng cố sự cần thiết của quy định phù hợp”.
Trước báo cáo của IMF, Ủy ban Rủi ro Hệ thống Châu Âu (ESRB) đã đưa ra cảnh báo vào thứ 3 rằng các cơ quan tài chính cần có khả năng giám sát đòn bẩy tiền điện tử, tài chính phi tập trung cũng như staking và cho vay tiền điện tử. ESRB là cơ quan giám sát do Christine Lagarde của Ngân hàng Trung ương Châu Âu làm chủ tịch.
“Tiền điện tử tăng trưởng theo cấp số nhân trong những năm gần đây và con đường phát triển trong tương lai của thị trường này là không chắc chắn”.
Ban ổn định tài chính, một nhóm các cơ quan quản lý quốc tế, sẽ ban hành quy tắc về tiền điện tử của riêng mình vào tháng 7 và chủ tịch Klaas Knot đã nói rằng nhiều stablecoin hiện có sẽ khó có thể đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của họ. Nhiều người chơi tài chính truyền thống muốn thấy các tập đoàn tiền điện tử bị hạn chế vì trộn lẫn các chức năng tài chính khác nhau có thể dẫn đến xung đột lợi ích, bất chấp những lo ngại về việc hạn chế đổi mới.
Ban điều hành của IMF vẫn tiếp tục bày tỏ lo ngại về khả năng tiền điện tử chiếm lấy vai trò của fiat, mặc dù họ đã ngừng kêu gọi lệnh cấm hoàn toàn đối với tài sản kỹ thuật số.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Hàn Quốc đang ráo riết đóng băng tài sản của Do Kwon, lần này là 5,3 triệu đô la
- Binance Coin (BNB) có phải là tiền điện tử đáng chú ý trong tháng 4?
- IAC khuyên SEC ‘tích cực khẳng định quyền lực’ đối với tiền điện tử
Đình Đình
Theo Coindesk