Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 5: Giải cứu thế giới thông qua chủ nghĩa vô chính phủ
Chương 11, Phần 7: Đừng ‘dằn mặt’ Nhà nước, hãy ‘vượt mặt’ Nhà nước!
Tác giả: Wendy McElroy
“Benjamin Tucker, người theo chủ nghĩa cá nhân vô chính phủ thuộc thế kỷ 19, đã gọi chủ nghĩa vô chính phủ là “xã hội theo hợp đồng.” Các hợp đồng có thể thể hiện bất kỳ việc giao dịch nào, từ việc cho thuê đến mại dâm, từ chính sách bảo hiểm đến mua bán ma túy. Các hợp đồng không cần phải hợp pháp hay bất hợp pháp, chỉ cần có sự đồng thuận. Giống như việc tiền mã hóa bỏ qua ngân hàng trung ương và phi tập trung hóa sự kiểm soát kinh tế cho từng cá nhân, hợp đồng thông minh có khả năng bỏ qua phần lớn hệ thống pháp lý và quay trở lại luật pháp của mọi người – Luật pháp hợp đồng. Tuy nhiên, giống như tiền mã hóa, các hợp đồng sẽ không yêu cầu bên thứ ba đáng tin cậy.”
– Wendy McElroy, trích từ “Blockchain cung cấp ‘Công lý tư’ như thế nào”
Tuần trước, trong phần “Blockchain cung cấp ‘Công lý tư’ như thế nào”. Bài viết đã kiểm định một lập luận chính được sử dụng để chống lại khả năng của luật tự do hoặc luật tư. Tóm lại: để công lý được thực thi, nội dung và sự quản lý của công lý cần được chấp nhận rộng rãi, và sự chấp nhận đó dựa trên hệ thống được coi là hợp pháp. Tính hợp pháp được coi là dựa trên sự đồng thuận, dựa trên phán quyết của hầu hết những người có liên quan, không phải dựa trên sự lựa chọn cá nhân. Điều này có nghĩa là chính quyền công lý phải mang tính chất tập trung và được đồng nhất bởi một cơ quan ưa thích sự đồng thuận bởi vì một cơ quan như vậy cũng sẽ ưa thích sự tuân thủ, nếu không phải là sự tôn trọng của xã hội. Động lực trước đòi hỏi nhà nước. Khi không có sự tuân thủ cũng như sự tôn trọng, thì hệ thống tư pháp ra lệnh sự tuân thủ thông qua bạo lực được thể chế hóa của việc thực thi pháp luật.
Sự tương đồng của Crypto và công lý
Sự ủng hộ tiền fiat và việc phản đối crypto là tương tự nhau. Để hoạt động, một loại tiền tệ cần được chấp nhận rộng rãi và điều này chỉ xảy ra khi công chúng xem nó là hợp pháp. Một sự đồng thuận là rất cần thiết. Logic ở đây là: một loại tiền tệ phải được phát hành bởi một cơ quan ưa chuộng sự hỗ trợ của công chúng và có thể ra lệnh tuân thủ theo hình thức chấp nhận. Nếu “tiền tệ đồng thuận” không được sử dụng một cách tự nguyện hoặc nếu nó bị cạnh tranh, thì việc sử dụng nó có thể bị ép buộc bởi lực lượng thể chế hóa, chẳng hạn như luật đấu thầu hợp pháp. Một lần nữa, điều này đòi hỏi nhà nước.
Dòng lý luận này không hợp lệ đối với tiền tệ; nó không hợp lệ cho công lý. Crypto đã chứng minh rằng sự đồng ý của từng cá nhân kết hợp với một công cụ quản trị – blockchain – có thể tạo ra một loại tiền tệ mà người khác chấp nhận. Đồng tiền chỉ cần sự đồng ý của người dùng, chứ không phải là sự đồng thuận rộng rãi, và việc tuân thủ với blockchain là vấn đề tự động.
Tuy nhiên, luận điểm về sự đồng thuận cho cả tiền tệ và công lý đều không hợp lệ. Nó không trung thực một cách sâu sắc. Có một điều, đó là một sự mâu thuẫn về mặt thuật ngữ. Nếu chính quyền và sự chấp nhận của một “dịch vụ” phụ thuộc vào vũ lực, thì dịch vụ đó không được xem là hợp pháp; nó sẽ bị phản đối rộng rãi.
Luận điểm cũng ẩn chứa một mánh khóe hay một khái niệm. Một là làm thế nào sự đồng ý và đồng thuận được trình bày. Sự đồng ý được đánh đồng với tính hợp pháp. Điều này nghe có vẻ hợp lý bởi vì, ở cấp độ cá nhân, nó đúng là như vậy. Sự đồng ý và hợp pháp là nguyên nhân và kết quả khi thảo luận về một người sẵn sàng tham gia vào một cuộc trao đổi; một cuộc hôn nhân trở nên hợp pháp bởi câu nói “I do” (Anh/em đồng ý). Nhưng cuộc tranh luận về tính hợp pháp sẽ có một bước ngoặt lớn một khi nó đưa ra sự đồng thuận. Tại thời điểm này, tính hợp pháp không còn dựa trên sự đồng ý của cá nhân mà dựa trên thỏa thuận tập thể trong đó sự đồng ý của cá nhân được dân chủ hóa; số đông sẽ chiến thắng. Còn cá nhân sẽ thua cuộc. Như nhà chính trị P.J. O’Rourke đã tuyên bố “sự đồng thuận lưỡng đảng. Đó là cụm từ đáng sợ nhất ở Washington. Sự đồng thuận lưỡng đảng cũng giống như khi bác sĩ và luật sư của tôi đồng ý với vợ tôi rằng tôi cần sự giúp đỡ.”
Luận điểm về sự đồng thuận dựa trên yếu tố địa lý. Vì các cộng đồng được xác định theo địa lý, người ta cho rằng các luật đồng nhất về địa lý phải tồn tại và chúng thường được thiết lập bởi một số dạng của ‘quy tắc đa số’. Kết quả bầu cử ràng buộc trong các chính trị gia – đó là những người được trao quyền bởi sự đồng thuận, người đã thông qua luật áp dụng cho mọi cá nhân, cho dù cá nhân đó có đồng ý hay không.
Điều gì xảy ra khi địa lý không xác định một cộng đồng và các tổ chức của nó? Crypto đã trả lời câu hỏi này trong ít nhất một lĩnh vực: tiền tệ. Tiền tệ không còn bị giới hạn trong fiat do các khu vực pháp lý ban hành, nó chảy qua các điểm ‘thắt nút’ vật lý được gọi là ngân hàng. Crypto phân cấp tiền tệ và bỏ qua địa lý của nhà nước. Chìa khóa của luật pháp và công lý cũng giống như chìa khóa tiền tệ: loại bỏ bên thứ ba đáng tin cậy bằng cách phân cấp quyền kiểm soát đối với cá nhân.
Công lý tư
Công lý xảy ra khi mọi người nhận được những gì họ xứng đáng. Luật tự do hay luật tư bao gồm các quy tắc cần thiết để đạt được mục đích này.
Nhà lý thuyết có sự thuyết phục cao nhất về luật tư cũng có thể là nhà tự do Randy Barnett, người giảng dạy lý thuyết pháp lý và hợp đồng tại Đại học Georgetown. Trong cuốn sách Cấu trúc của tự do, Barnett cho rằng việc xét xử và thực thi pháp luật nên được quản lý một cách riêng tư, với sự thiếu hiệu quả được giải quyết bởi thị trường tự do; một ví dụ về vế sau trong tiền mã hóa là sự xuất hiện của các sàn giao dịch phi tập trung để xử lý các vấn đề chuyển đổi. Barnett lập luận rằng luật riêng là giải pháp cho ảnh hưởng xấu mà quyền lợi và quyền lực được trao chắc chắn sẽ tác động đến công lý.
Luật tư đơn giản hơn nhiều so với các mô hình hiện đại. Barnett viết, “Mỗi đô la chi ra để trừng phạt một người sử dụng hoặc buôn bán ma túy là một đô la không thể được dùng để thu tiền bồi thường từ một tên cướp. Mỗi giờ dành cho việc điều tra một người sử dụng hoặc buôn bán ma túy là một giờ có thể được sử dụng để tìm một đứa trẻ mất tích. Mỗi phiên tòa được tổ chức để truy tố một người sử dụng hoặc buôn bán ma túy là thời gian ra tòa có thể được sử dụng để truy tố một kẻ hiếp dâm. Và như tác giả Murray Rothbard lỗi lạc đã viết, “Đây không phải là việc của luật pháp để làm cho bất cứ ai trở nên tốt đẹp được tôn kính hay có đạo đức, trong sáng hoặc ngay thẳng.” Luật chỉ nên làm cho mọi người trở nên toàn diện hơn.
Luật riêng đòi hỏi hai điều: tương tác tự nguyện và một công cụ thực thi. Một lần nữa, sự tương tác tự nguyện là hợp đồng, không bị giới hạn trong trao đổi kinh tế. Không có khía cạnh nào trong sự tiếp xúc của con người mà sự đồng ý – ngụ ý, nói miệng hay bằng văn bản – không thể bị chi phối.
Một trở ngại lớn về lý thuyết mà luật tư đã vấp ngã vào đó là công cụ thực thi. Nó mời gọi sự tham gia của một bên thứ ba đáng tin cậy. Bên thứ ba trong luật tư sẽ là một thị trường tự do và, có lẽ, nó sẽ bị hạn chế bởi các động lực như mong muốn giữ gìn danh tiếng tốt. Nhưng bất kỳ mô hình pháp luật nào phụ thuộc vào bên thứ ba đáng tin cậy đều dễ bị tham nhũng, thiếu năng lực và các yếu tố rủi ro khác. Càng phụ thuộc nhiều, nó càng dễ bị tấn công.
Cái tài của Satoshi Nakamoto được thể hiện qua loại bỏ vấn đề của bên thứ ba đáng tin cậy khỏi các sàn giao dịch kinh tế, nhưng tiềm năng của blockchain còn mở rộng hơn nữa. Nó có ý nghĩa sâu sắc đối với luật hợp đồng.
Một số hàm ý của Blockchain về Luật hợp đồng
Một giao dịch trên blockchain là một hợp đồng ngang hàng đơn giản, nhằm ghi nhớ các điều khoản cho những người liên quan và được cộng đồng xung quanh xem là hợp lệ thông qua tính minh bạch. Đó là một sự trao đổi tự nguyện. Blockchain cũng là một công cụ thực thi thể hiện các điều khoản thực thi, chẳng hạn như không thể bị đảo ngược, mà cả hai bên đã đồng ý; thỏa thuận của họ được thể hiện thông qua sự sẵn sàng sử dụng blockchain. Do đó, blockchain thể hiện cả hai yêu cầu của luật tự do; nó tạo điều kiện cho sự tương tác tự nguyện và nó hoạt động như một công cụ thực thi.
Khi luật được giảm xuống hợp đồng và sự thực thi của chúng, thì code lúc đó sẽ là luật, theo nghĩa đen. Điều này nghe có vẻ đơn giản vì nó thể hiện sự đơn giản của luật tư.
Nhưng các giao dịch ngang hàng và trao đổi một lần được cung cấp bởi blockchain có giá trị giới hạn đối với các xã hội đòi hỏi sự phức tạp như hợp đồng cho thuê đang diễn ra. Đó là nơi mà các hợp đồng thông minh (đã thảo luận trong phần trước) phát huy tác dụng. Các hợp đồng tự thực hiện cho phép các cá nhân thoát khỏi các giới hạn của blockchain bằng cách đặt các điều khoản bổ sung của riêng họ để trao đổi và thực thi, bao gồm các điều khoản mặc định. Hợp đồng thông minh đang trong giai đoạn phát triển sơ cấp, nhưng ý nghĩa chính trị xã hội của chúng rất rõ ràng. Chúng phân cấp luật xuống cấp độ cá nhân bằng cách cá nhân hóa các điều khoản của thỏa thuận và loại bỏ sự cần thiết phải có một công cụ thực thi của bên thứ ba.
Mô hình này của pháp luật không có địa lý, điều này làm cho nó không có nhu cầu nhận thức về sự đồng thuận. Blockchain xóa bỏ các biên giới vì nó mang hợp đồng trong đồng ý với mọi khu vực tài phán của thế giới. Ý nghĩa của việc này là rất lớn.
Nếu mọi giao dịch xác định và thực thi phiên bản luật riêng của chúng, và nếu công lý đồng nghĩa với việc mỗi người nhận được những gì họ xứng đáng, thì mọi người có thể mã hóa phiên bản của chính họ về những gì chính đáng, và nhiều “tầm nhìn” về công lý có thể tồn tại và sự tự thực thi được diễn ra một cách công bằng và hòa bình. Một người có thể tiến hành cuộc sống hàng ngày thông qua các hợp đồng thể hiện luật chung của phương Tây. Hàng xóm Do Thái chính thống của người đó có thể thích các hợp đồng thể hiện luật Hasidic. Một người hàng xóm khác có thể là một người cộng sản. Nếu công lý được phân cấp xuống cho cá nhân, thì sự đa dạng tràn lan không chỉ khả thi mà còn trở nên hiển nhiên. Nói cách khác, đó là một thị trường tự do trong công lý.
Crypto không chỉ là luật, mà còn là công lý.
Nhu cầu thực thi pháp luật, luật sư, và trọng tài sẽ không bị loại bỏ, nhưng nó sẽ giảm đến mức trở nên vô hình với hầu hết mọi người. Nhu cầu sẽ không bị loại bỏ bởi vì nó vẫn cần thiết để giải quyết không chỉ hoạt động của cuộc sống hàng ngày mà còn những vấn đề của cuộc sống hàng ngày: các hành vi gian lận và bạo lực khác.
- Bài 55: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Blockchain cung cấp ‘Công lý tư’ như thế nào?
- Bài 57: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Tránh gian lận bằng cách gia nhập vô chính phủ Crypto
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.