Trang chủ Tạp chí Chiến tranh lạnh trong không gian tiền điện tử: Cuộc chiến giữa...

Chiến tranh lạnh trong không gian tiền điện tử: Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để giành ưu thế trên blockchain

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cạnh tranh về mọi thứ, từ thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI). Các chiến tuyến mới cũng đang được vẽ ra trong ngành công nghiệp blockchain mới nổi.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể được mô tả là “chiến tranh lạnh”. Các nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai trên thế giới ngày càng thấy mình ở vị trí khó khăn, từ thương mại đến tài chính, AI đến viễn thông.

Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đã xung đột ngoại giao về cách xử lý của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Đài Loan.

Trung Quốc coi quốc đảo này là một tỉnh ly khai nên được thu hồi, trong khi đó Hoa Kỳ ngầm công nhận Đài Loan là một “quốc gia độc lập” và giúp quốc đảo này chống lại sự xâm lược của những kẻ bành trướng Bắc Kinh.

Gần đây hơn, xung đột đã được mở rộng sang quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, năm 1974 chính Hoa Kỳ đã bật đèn xanh tiếp tay cho giặc Tàu cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chiến tranh lạnh trong không gian tiền điện tử: Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để giành ưu thế trên Blockchain

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam | Nguồn: Shutterstock

Về công nghệ, có một sự cạnh tranh đáng kể giữa hai quốc gia khi nói đến 5G. Việc triển khai mạng 5G của Huawei bị cho rằng đó là một mưu đồ của nhà nước Trung Quốc để do thám nước ngoài.

Việc mở rộng khả năng AI, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, sản xuất xe điện và sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường bảng điện năng lượng mặt trời, tất cả đã đưa gã khổng lồ châu Á vượt mặt Mỹ trong không ít lĩnh vực.

Một lĩnh vực trong chiến tranh lạnh về công nghệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nóng lên gần đây là xung quanh việc ai sẽ thống trị ngành công nghiệp blockchain và crypto.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã tự khẳng định mình là trụ cột chính của cộng đồng crypto, nhưng chính phủ Hoa Kỳ lại chưa làm được điều đó. Trong khi Hoa Kỳ theo đuổi cách tiếp cận thận trọng đối với thế giới của bitcoin, blockchain và công nghệ sổ cái phi tập trung, thì Trung Quốc đã vượt lên dẫn trước.

Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của blockchain và tương lai của ngành tài chính?

Sự thống trị của Trung Quốc đối với khai thác Bitcoin

Mặc dù Bitcoin được thiết kế để trở thành một mạng lưới phi tập trung cho tất cả mọi người, có thể tham gia ở bất kỳ đâu. Chỉ trong hơn một thập kỷ, khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh, đặc biệt là cộng đồng khai thác tiền điện tử chúng ta thấy sự chênh lệch rõ ràng.

Vào năm 2020, Trung Quốc kiểm soát gần 80% sức mạnh tính toán để xử lý mạng Bitcoin trên toàn cầu – có nghĩa là phần lớn các giao dịch Bitcoin trên thế giới được chuyển qua các thiết bị khai thác tại quốc gia này.

Nguyên nhân từ việc giá điện rẻ và việc tiếp cận với thiết bị khai thác mới nhất và tốt nhất một cách dễ dàng.

Những thợ đào Bitcoin ở Trung Quốc được tìm thấy với mật độ cao gần các nhà máy điện than hoặc thủy điện, đặc biệt là những nơi như Nội Mông và tỉnh Vân Nam.

Chiến tranh lạnh trong không gian tiền điện tử: Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để giành ưu thế trên Blockchain

Năng lượng thủy điện giá rẻ đã dẫn đến sự bùng nổ của các mỏ khai thác Bitcoin ở Trung Quốc | Nguồn: Shutterstock

Điều này cho phép các thợ đào giữ chi phí hoạt động của họ ở mức tối thiểu, mang lại cho họ lợi thế so với các đối thủ ở các khu vực năng lượng đắt tiền hơn. Tuy nhiên, lợi thế này có thể được nhà nước Trung Quốc sử dụng để gây ảnh hưởng trên mạng theo những cách mà các quốc gia khác không làm được.

Emin Gün Sirer, một nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ và là CEO của Ava Labs tin rằng, nhà nước Trung Quốc có thể buộc các thợ đào chặn các giao dịch từ một số ví nhất định nếu họ muốn.

“Đây là một vấn đề rất lớn. Những thợ đào này có thể nhận được lệnh buộc họ phải hành động theo cách chính quyền muốn. Trung Quốc sẽ nói rằng BTC tại một số địa chỉ nhất định không được di chuyển, điều đó buộc các thợ đào Trung Quốc không bao gồm một số giao dịch nhất định để họ có thể tuyển chọn một cách có chọn lọc những người dùng nhất định của một blockchain”, Emin Gün Sirer nói với Wall Street Journal.

Điều này đã khởi động một phong trào ở Hoa Kỳ để giúp giành lại sự thống trị trong tay một số công ty khai thác Trung Quốc. Core Scientific, một công ty khai thác Bitcoin ở Hoa Kỳ đã huy động được hàng trăm triệu đô la để thiết lập các mỏ đào tại các nhà máy không sử dụng trên khắp quốc gia này. Những người khác đã tham gia cùng họ.

Marathon Patent Group, các mỏ khai thác ở Montana và North Dakota đã chứng kiến cổ phiếu của nó tăng gấp 9 lần vào đầu năm 2021 và đối thủ cạnh tranh Riot Blockchain ở ngoại ô New York cũng đang tận hưởng một làn sóng tăng giá lớn.

Mặc dù các công ty này đã tăng thị phần của họ qua khai thác Bitcoin, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nội Mông, một trung tâm cho các thợ đào Bitcoin, chiếm 8% sức mạnh tính toán cần thiết để chạy blockchain trên toàn cầu, nhiều hơn số lượng sức mạnh tính toán dành riêng cho blockchain ở Hoa Kỳ vào thời điểm hiện tại.

“Có một cuộc chạy đua trên không gian mới. Cuộc chạy đua trên không gian mạng về việc xây dựng để kiểm soát các hệ thống và quản trị sẽ tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế kỹ thuật số”, Perianne Boring, chủ tịch Phòng Thương mại Kỹ thuật số Hoa Kỳ đã viết.

Khi các quốc gia bị thu hút vào thế giới tiền tệ kỹ thuật số, những quốc gia có thể gây ảnh hưởng lớn nhất đến các cộng đồng khai thác như Bitcoin sẽ có lợi thế hơn.

“Ít nhất 65% hoạt động khai thác tiền điện tử tập trung ở Trung Quốc, điều đó có nghĩa là chính phủ Trung Quốc có ứu thế trong việc kiểm soát các giao thức đó và có thể chặn hoặc đảo ngược các giao dịch một cách hiệu quả”, Chris Larsen, đồng sáng lập Ripple viết trong một bài báo.

Ông kết luận: “Chiến tranh lạnh về công nghệ đang ở đây – và Hoa Kỳ đang đuối”. Nhưng đó không phải là lĩnh vực duy nhất mà Trung Quốc đang tìm cách đánh bại sự thống trị của Hoa Kỳ.

Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc

Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đã trở thành một chủ đề nóng đối với một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Nhân dân tệ kỹ thuật số ở Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm với hơn 100.000 người. Họ tải xuống ứng dụng trên điện thoại di động từ ngân hàng trung ương, có thể thanh toán tiền kỹ thuật số cho người bán, bao gồm các cửa hàng Starbucks và McDonald’s.

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn đang trong giai đoạn đầu khám phá nhận thức của công chúng đối với phiên bản tiền kỹ thuật số của riêng mình.

Nhưng tham vọng của Trung Quốc đối với tiền tệ kỹ thuật số – ngoài việc cho phép nước này tiếp cận trực tiếp với thói quen chi tiêu của công dân – cuối cùng còn thách thức vị trí thống trị của đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Tờ Financial Times từng nhận xét: “Sự phát triển nhanh chóng của tiền tệ kỹ thuật số được phát hành bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc có khả năng làm đảo lộn trật tự tiền tệ toàn cầu”.

Bài báo tiếp tục gợi ý rằng, đồng Nhân dân tệ có thể “qua mặt các mạng thanh toán xuyên biên giới do phương Tây vận hành, chẳng hạn như Swift mà Hoa Kỳ đã sử dụng để thực thi các lệnh trừng phạt”.

Alex Tapscott, đồng tác giả của cuốn sách cách mạng blockchain (Blockchain Revolution) cho biết, “Trung Quốc đang trên đà tung ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong khi Hoa Kỳ đang hành động rất chậm chạp. Hai tầm nhìn đối với các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương này không thể khác hơn. Trong khi Hoa Kỳ muốn bảo vệ đồng đô la Mỹ như đồng tiền dự trữ toàn cầu, thì Trung Quốc lại mong muốn xuất khẩu mô hình kinh tế của riêng mình ra khắp thế giới và thắt chặt kiểm soát trong nước”.

Chiến tranh lạnh trong không gian tiền điện tử: Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để giành ưu thế trên blockchain

Trung Quốc đã chấp nhận blockchain, nhưng phản ứng của họ đối với tiền điện tử vẫn chưa rõ ràng | Nguồn: Pixabay

Nói rộng ra, sự đổi mới của Trung Quốc trong không gian blockchain cũng đang giúp gã khổng lồ châu Á vượt lên trước đối thủ của mình. Chỉ riêng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nộp hơn 80 bằng sáng chế liên quan đến tiền kỹ thuật số.

Một số người ở Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khoảng cách ngày càng gia tăng giữa hai nước.

“Điều cực kỳ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và phương Tây là phải hiểu Trung Quốc và các quốc gia khác đang sử dụng tiền tệ kỹ thuật số cũng như công nghệ blockchain nghiêm túc như thế nào. Điều quan trọng là phải nhận thức được những gì chúng ta có thể mong đợi nhìn thấy từ những người tìm kiếm sự thống trị trong không gian, các tác động đối với hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế. Rõ ràng hơn, đối với đồng đô la Mỹ là đồng tiền bá chủ thế giới và ưu thế quốc tế của Hoa Kỳ đang tồn tại”, Phòng Thương mại Kỹ thuật số cảnh báo trong một bài báo vào năm ngoái.

Nhưng Hoa Kỳ có thể đã quá muộn. Một năm trước khi Phòng Thương mại Kỹ thuật số phát hành bản báo cáo, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rằng, việc giành được lợi thế trong blockchain là rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai của đất nước.

“Cần phải tăng cường nghiên cứu cơ bản, nâng cao khả năng đổi mới ban đầu và cố gắng để Trung Quốc có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực blockchain, đi đầu trong sự đổi mới và đạt được những lợi thế trong ngành công nghiệp mới”.

Một số người đã gọi đây là hiệu ứng Sputnik (*) của tiền điện tử, ám chỉ sự dẫn đầu của Liên Xô ban đầu trong cuộc chạy đua vào không gian khiến các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la cho chương trình không gian của riêng họ. Liệu Hoa Kỳ có thể bắt kịp hay họ sẽ bị bỏ lại phía sau?

(*) – Sputnik là một loạt các tàu không gian không người lái do Liên Xô phóng lên không gian vào cuối những năm 1950 để thử nghiệm khả năng hoạt động của các vệ tinh tự nhiên, và nó đã làm bẻ mặt Hoa Kỳ.

Ông Giáo

Theo Decrypt

MỚI CẬP NHẬT

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...