Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Chiến tranh tiền tệ của Trump với Trung Quốc có thể là...

Chiến tranh tiền tệ của Trump với Trung Quốc có thể là giây phút sống hoặc chết của Bitcoin

chien-tranh-tien-te-cua-trump-voi-trung-quoc-co-the-la-giay-phut-song-hoac-chet-cua-bitcoin

Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong 11 năm.

Về lý thuyết, đây sẽ là khoảnh khắc Bitcoin tỏa sáng, cơ hội để chứng tỏ BTC là tài sản miễn nhiễm với các rủi ro chính trị. Nhưng có một con đường đầy chông gai ở phía trước đang chờ đợi cả Bitcoin và Nocoiner (người không sở hữu tiền điện tử).

Trước khi bình luận về xu hướng tăng hoặc giảm của Bitcoin thì hãy giải thích lý do tại sao tình hình tài chính toàn cầu hiện tại rất đáng lo ngại.

Bối cảnh

Bắt đầu từ thứ 2 tuần trước, khi Trung Quốc phá giá đồng tiền quốc gia giảm xuống dưới 7 Nhân dân tệ so với USD.

Gần như ngay lập tức, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ, là một động thái mà theo lý thuyết chính quyền Trump được quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Các thị trường hoảng loạn trước sự khủng hoảng của chiến tranh tiền tệ bắt nguồn từ cách giải quyết ăn miếng trả miếng, làm mất giá tỷ giá, thúc đẩy vòng xoáy hủy diệt thương mại và tăng trưởng.

Bây giờ, nỗi sợ hãi đó có thể không bao giờ diễn ra.

Vào thứ 5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giúp các nhà đầu tư giảm bớt nỗi lo bằng cách mua thêm đồng Nhân dân tệ để ổn định giá trị. Điều này báo hiệu Trung Quốc hiện không có ý định sử dụng tiền tệ quốc gia làm vũ khí thương mại.

Ngoài ra, tuyên bố của Hoa Kỳ là vô căn cứ. Theo định nghĩa riêng của Bộ Tài chính, việc thao túng đòi hỏi sự can thiệp dai dẳng, một chiều vào các thị trường để làm suy yếu đồng nội tệ. Nhưng sự suy giảm của đồng Nhân dân tệ đã xảy ra vì PBOC đã nhanh chóng giảm bớt các biện pháp can thiệp trước đó để hỗ trợ nó.

Trung Quốc đã kiên trì chống thao túng thị trường trong 5 năm qua, dùng đồng tiền của mình để chống lại một thị trường muốn hạ thấp nó. Tất cả những điều này được thực hiện nhằm phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia không phụ thuộc vào xuất khẩu nước ngoài.

Trên cơ sở đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ không thể ủng hộ tuyên bố của Chính quyền Trump rằng Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ, khiến Hoa Kỳ dễ lãnh hậu quả do các biện pháp trừng phạt quốc tế trước đố nếu họ đơn phương đánh vào Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Ripple

Vấn đề là môi trường kinh tế chính trị toàn cầu cho chúng ta niềm tin chắc chắn các chính trị gia sẽ hành động đúng đắn. Các sự kiện và quan điểm của các thể chế đa phương có ít trọng lượng hơn trong thời đại khi các quốc gia phương Tây lớn đang dần rút khỏi các quy tắc tân tự do của những năm 1990. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu thấy thị trường cực đoan hơn do rủi ro chiến tranh tiền tệ trong tương lai gần.

Bất kỳ sự leo thang nào cũng dẫn đến hỗn loạn toàn cầu. Đồng Nhân dân tệ yếu hơn có nghĩa là tất cả các quốc gia khác giao dịch với Trung Quốc cũng bị thiệt thòi. Vì vậy, họ cũng sẽ cảm thấy cần phải làm suy yếu đồng tiền của mình, điều đó có nghĩa là các đối tác thương mại sẽ lần lượt cảm thấy bị áp lực chạy theo thực tế.

Bất kỳ quốc gia nào có tiền tệ thả nổi tự do trên danh nghĩa sẽ không làm được điều này thông qua can thiệp hoặc phá giá hoàn toàn; thay vào đó, họ sẽ cắt giảm lãi suất, hạn chế nhu cầu đối với các loại tiền tệ của họ và do đó có ảnh hưởng tương tự. Các ngân hàng trung ương không cần phải chứng minh sự cắt giảm như vậy về mặt tiền tệ; họ chỉ lưu ý chiến tranh thương mại toàn cầu đang làm suy yếu triển vọng kinh tế trong nước.

Vừa qua, New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đã tuyên bố cắt giảm lãi suất để đối phó với sự suy giảm đồng Nhân dân tệ. Trong khi đó, thị trường trái phiếu đang thể hiện nỗi lo sợ tồi tệ nhất của các nhà đầu tư: lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm hiện gần như thấp hơn so với tín phiếu 3 tháng, rất gần với “đường cong lợi suất đảo ngược”, báo hiệu sắp xảy ra suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ của Federal Reserve sẽ suy yếu hơn nhiều.

Môi trường lãi suất thấp đang lan sang chi phí ngân hàng. Đây là lý do tại sao ngân hàng Thụy Sĩ UBS hiện đang tính phí đối với những người gửi một khoản tiền lớn tại ngân hàng – một mức lãi suất âm khiến người tiết kiệm tức giận.

Hình ảnh đáng sợ nhất ở đây không phải là những người tiết kiệm giàu có tức giận, sự lặp lại của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính châu Á năm 1997-1998 hay những tổn thất nặng nề hơn trong năm 2008-2009 mà là chiến tranh tiền tệ trong đó Hoa Kỳ là một kẻ hiếu chiến có chủ đích như những năm 1930.

Đó là khi tiêu chuẩn vàng và luật thuế quan Smoot-Hawley của Hoa Kỳ kết hợp để thúc đẩy chu kỳ mất giá toàn cầu kéo dài và mở rộng cuộc Đại suy thoái. Căng thẳng quốc tế sau đó đã thổi bùng ngọn lửa của Thế chiến thứ hai.

Tất nhiên, đây không phải là những năm 1930. Chúng ta có một nền kinh tế toàn cầu hóa hơn nhiều và chúng ta có mạng Internet. Nhờ vào sự kết nối rộng lớn, các nhà kinh tế và các nhà khoa học chính trị thường tranh luận, buộc người dân, doanh nghiệp và chính trị gia chống lại xung đột kinh tế.

Nhưng chúng ta cũng biết rằng chính tính kết nối đó, ít nhất ở định dạng hiện tại Web 2.0, đã gây xáo trộn mạnh mẽ cho một cơ sở chính trị được sử dụng để bảo vệ chính sách thương mại toàn cầu hóa, ủng hộ toàn cầu hóa.

Các thuật toán khai thác dữ liệu tập trung của Google và Facebook đã tạo ra những tiếng vang cho những nhóm người nghiện dopamine, cùng với các bot thông tin sai lệch và tin tức giả mạo làm suy yếu các phương tiện truyền thông chính thống.

Tranh luận ‘Mua Bitcoin”

Tầm nhìn tự do của quốc gia đang bị đe dọa và sự hỗn loạn đang gieo rắc khắp nơi. Một mặt, Internet đã cho phép các nhóm mới, xuyên quốc gia thể hiện lòng trung thành vượt qua lợi ích của đất nước. Mặt khác, sự bất ổn đã thúc đẩy phản ứng dữ dội từ những người bảo vệ trật tự tự do của quyền lực nhà nước cứng rắn.

Cũng trong tuần vừa qua, những hình ảnh về cuộc đàn áp bạo lực của Trung Quốc tại Hồng Kông, nơi những người biểu tình cố gắng vô hiệu hóa sự giám sát kỹ thuật số đáng sợ của Bắc Kinh, là một ví dụ điển hình. Một ví dụ khác là lời hùng biện về quân sự của Trump.

Trong những năm 1930, những người lo lắng về các chiến tranh tiền tệ, xung đột sắc tộc hoặc chiến tranh phá hủy phúc lợi của họ thường chuyển sang vàng như một tài sản bảo đảm an toàn. Vàng đại diện cho một kho lưu trữ giá trị cổ xưa, được công nhận rộng rãi và quan trong nhất là nằm ngoài tầm ảnh hưởng của các chính phủ gây rối.

Nhưng giờ đây, một hàng rào chống lại các mối đe dọa như vậy đã được thay bằng tài sản kỹ thuật số, được đánh giá phù hợp hơn với thời đại Internet, là một yếu tố quan trọng chống lại sự kiểm soát tập trung của cả ngân hàng cũng như các công ty Internet lớn và chống lại các chính phủ bảo thủ.

Sự thay thế đó chính là Bitcoin. Loại tài sản mới có thuộc tính tương tự các loại tiền cứng khác như vàng: khó khai thác, có thể khan hiếm, linh hoạt và có thể chuyển nhượng. Thậm chí tốt hơn, sự kiện halving sắp tới của nguồn cung Bitcoin sẽ đẩy tỷ lệ lưu lượng chứng khoán của nó cao hơn vàng.

Tại sao lại là Bitcoin mà không phải một số altcoin kỹ thuật vượt trội gần đây? Bởi vì, cũng như sự ưu việt của vàng so với bạc trong vai trò là một tài sản bảo đảm an toàn, Bitcoin cho đến nay vẫn là coin có khả năng bảo vệ tài sản tốt nhất trước các cuộc xâm lược chính trị. Chính điều này đã chứng tỏ quan điểm sai lầm fork phần mềm làm suy yếu sự khan hiếm kỹ thuật số của BTC.

Đây là lý lẽ dẫn đến hành động “mua Bitcoin”. Cho đến thời điểm hiện tại: bất kể niềm tin của bạn là gì, có rất nhiều người hiện tin rằng Bitcoin là cách tốt nhất để chống lại sự bất ổn kinh tế – chính trị trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Thật hấp dẫn khi nhận định suy nghĩ này đã giúp thúc đẩy giá Bitcoin, sau khi có tin tức về thị trường tiền tệ vào thứ 2 tuần trước. Nhưng vẫn luôn khó tương quan giữa các chuyển động hàng ngày của Bitcoin với chuyển động trong thế giới thực.

Quan trọng hơn là Bitcoin đã không được bán hết trong những tháng gần đây vì các tài sản khác trong thế giới thực đã gây áp lực. Như vậy, thị trường tài chính sẽ dễ châm ngòi cho việc bán tháo. Bitcoin tạo ra cảm giác rủi ro trên diện rộng và chỉ phục hồi chỉ khi nó hoàn toàn được xem là hàng rào chống lại chính trị. Có lẽ sự ra đi của nhiều nhà đầu cơ ‘tay ngang’ trong thời kỳ tiền điện tử năm 2017 đã khiến thị trường rơi vào tay của HODLers đáng tin cậy.

Tuy nhiên, sẽ thật ngu ngốc khi cho rằng con đường từ đây là suôn sẻ. Một rủi ro lớn là quy định sâu rộng, một bước nhảy vọt vào cái mà Nic Carter từng phát biểu là “hình sự hóa đầy đủ”.

Khi thấy các khoản đầu tư được thực hiện trong bối cảnh bất ổn tài chính, các chính phủ sẽ lo lắng Bitcoin cho phép tháo chạy vốn vốn. Vì vậy, họ tìm cách cấm tiền điện tử hoặc ít nhất là đưa ra các hạn chế đối với các sàn giao dịch khiến việc sử dụng trở nên khó khăn.

Chắc chắn, phản ứng dữ dội của cơ quan quản lý toàn cầu không thể giết chết tiền điện tử miễn dịch với cơ quan kiểm duyệt. Đó là những tình huống cho phép sở hữu crypto trong thời gian dài.

Vào thời điểm hiện tại, dự đoán chính xác nhất là biến động thị trường sẽ tiếp tục.

Minh Anh

    Tạp chí Bitcoin |Coindesk

MỚI CẬP NHẬT

bitcoin

Babylon: Staking BTC sắp có mặt trên các mạng Bitcoin layer 2

Staking Bitcoin đang nhanh chóng trở thành hiện thực - một chức năng từng là đặc quyền duy nhất của các mạng tiền điện...
Bitcoin

Dự đoán về Bitcoin vào tháng 9: Liệu năm 2024 có khác biệt không?

Tháng 8 là tháng biến động đối với giá Bitcoin. BTC bắt đầu giao dịch ở mức khoảng 63.000 đô la vào ngày 1/8...

Elon Musk ám chỉ Dogecoin có thể lần nữa trở thành phương thức thanh...

Elon Musk, CEO Tesla và là tỷ phú công nghệ nổi tiếng, đã úp mở về khả năng Dogecoin một lần nữa trở thành...

Tháng 8 chứng kiến ​​mức thiệt hại tiền điện tử thấp nhất trong năm...

Vào tháng 8 năm 2024, hệ sinh thái tiền điện tử đã trải qua mức lỗ hàng tháng ít nhất trong năm. Tuy nhiên,...
eth

Vitalik Buterin bán 10 triệu đô la ETH là tin xấu đối với phe...

Theo dữ liệu của Lookonchain, đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã chuyển khoảng 10 triệu đô la giá trị ETH nắm giữ vào...

Giá Bitcoin có thể tăng vọt lên 81.000 đô la trong thời gian tới:...

Giá Bitcoin đã giảm xuống dưới 60.000 đô la tính đến thời điểm viết bài sau khi ghi nhận mức tăng lớn vào cuối...

Tin vắn Crypto 01/09: Chu kỳ hiện tại của Bitcoin có thể đã kết...

Từ nhận định rằng chu kỳ hiện tại của Bitcoin có thể đã kết thúc đến việc cộng đồng Shiba Inu tiến hành bỏ...

Ripple mở khóa 1 tỷ token XRP

Theo dữ liệu do nền tảng theo dõi ví tiền điện tử Whale Alert cung cấp, công ty blockchain Ripple có trụ sở tại...

Liệu Lido (LDO) có thể retest mức giá 1,6 đô la không?

Môi trường thù địch của thị trường hiện đang cản trở altcoin tăng trong ngắn hạn. Với thị trường chung giảm 2%, mức lỗ...

Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ 14 người trong vụ lừa đảo khai thác...

Đơn vị điều tra tội phạm tài chính của Sở Cảnh sát Thủ đô Seoul Hàn Quốc đã bắt giữ 14 cá nhân có...

Tại sao xu hướng định kỳ này có thể kích hoạt mức tăng 10.000%...

Dogecoin đã trở nên nổi tiếng là một trong những altcoin lớn trên thị trường tiền điện tử có những đợt tăng giá ấn...

Giá SOL dao động dưới 140 đô la khi Solana Breakpoint 2024 đến gần

Hodler Solana đang chuẩn bị cho Hội nghị Breakpoint, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 20 và 21 tháng 9 tại Singapore. Hodler SOL...

Điểm tin tuần 26/08-01/09: Bitcoin mất đà, khép lại tháng 8 trong sắc đỏ...

Bitcoin bật tăng hơn 10% trong tuần trước đó, đóng cửa hàng ngày trong sắc xanh, ghi nhận tuần hoạt động tốt nhất kể...

Động thái thanh khoản của Vitalik Buterin đã khiến altcoin này trở thành token...

Động thái thanh khoản của đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã kích hoạt đợt tăng giá của AAVE, token gốc của DeFi mà...

Pump.fun vượt qua 100 triệu đô la doanh thu khi Polymarket vượt trội hơn...

Ngành công nghiệp tiền điện tử từ lâu đã thu hút một lượng lớn nhà đầu cơ, cả tích cực lẫn tiêu cực. Do...
Hedera là gì?

Hedera (HBAR) là gì? Công nghệ sổ cái phân tán được mô tả như...

Hedera (HBAR) là gì? Hedera là một nền tảng sổ cái phi tập trung trên blockchain được sử dụng để lưu trữ và quản lý...