Trong thiết kế mật mã học của Bitcoin, người nắm giữ khóa (hoặc nhiều khóa trong trường hợp giao dịch đa chữ ký) có quyền quyết định mỗi khi cần xuất chi các coin. Các hành vi tấn công tại sàn Mt. Gox và các sàn giao dịch khác xảy ra là do điểm này. Mọi người đặt tiền chủ yếu là trao quyền kiểm soát tiền của họ cho các sàn giao dịch. Dĩ nhiên, điều này không khác gì so với việc gửi tiền mặt vào ngân hàng. Trong trường hợp của Mt. Gox, Chính phủ đã tham gia điều tra và nhận thấy gian lận rõ ràng đã xảy ra.
Bitcoin được công nhận là tài sản hợp pháp ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trên thực tế, một vụ án tại Trung Quốc được đưa lên tòa gần đây nhìn nhận Bitcoin là tài sản hợp pháp một cách sâu sắc hơn. Nó không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản mà công dân Trung Quốc được phép sở hữu hơn cả “hàng hóa” đơn thuần, trong khi một số sản phẩm khác xung quanh Bitcoin vẫn bị coi là bất hợp pháp hoặc bị cấm.
Những nhận định của các chuyên gia pháp lý về “tài sản” Bitcoin được tổng hợp trong bài nghiên cứu công bố trên Tạp chí Luật và Công nghệ (JOLT) tại Đại học Richmond (Mỹ). Trong đó, Johan David Michels và ba học giả pháp lý khác đã đánh giá khả năng các token mã hóa có thể không phải là tài sản có hiệu lực pháp lý tại một số khu vực thẩm định, tập trung vào các tòa án ở Anh và xứ Wales.
“Token kỹ thuật số không tồn tại hữu hình. Chúng là các mục nhập trên sổ cái ảo. Án lệ (case law) của Anh và xứ Wales đã xác định: một vật thể chỉ tồn tại dưới dạng điện tử không thể được xem là chủ thể sở hữu. Vì vậy, các token kỹ thuật số không thể là tài sản sở hữu được”.
Án lệ được trích dẫn trên đây với nội dung Anh và xứ Wales không công nhận tài sản kỹ thuật số còn xoay quanh một “mặt hàng” rất khác với Bitcoin: tín dụng (credit) carbon. Nó là loại tài sản có thể giao dịch được nhưng không có các tính chất giống như tiền mã hóa – ví dụ, chúng không thể dễ dàng sử dụng để mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Có vẻ như trong các vụ án mà các bị cáo khẳng định họ không đánh cắp bất cứ thứ gì vì tài sản đó không được xác định một cách hợp pháp, các điều luật áp dụng đối với tiền tệ chứ không phải với tài sản vô hình hợp pháp (như tín dụng carbon) được đưa vào hiệu lực.
Các nhà nghiên cứu trình bày những phát hiện thú vị, và họ không hoàn toàn phủ nhận tính “tài sản” của các token mã hóa.
“Có vẻ như nhiều token trên các ứng dụng dựa trên blockchain cũng sẽ đáp ứng được cuộc kiểm nghiệm này. Chúng có thể được định nghĩa là quyền kiểm soát token; có thể được nhận dạng thông qua các mục nhập trên blockchain; có thể được chuyển nhận bằng cách xuất giao dịch. Chúng được đăng ký với mức độ bền vững và ổn định cao. Điều này cho thấy những người nắm giữ token kỹ thuật số có thể có quyền lợi về tài sản theo thông luật.
Tuy nhiên, việc phân loại quyền lợi tài sản là chuyện khó. Thông luật đã phân biệt giữa bất động sản (đất đai) và tài sản cá nhân (tất cả các tài sản khác). Tài sản cá nhân lại được phân chia thành quyền sở hữu và quyền thưa kiện hay đòi nợ (chose in action). Riêng các bằng sáng chế được cấp trạng thái tài sản riêng biệt theo luật như một hình thức tài sản cá nhân mà không có quyền thưa kiện”.
Cho đến nay, hầu hết các tòa án đã công nhận Bitcoin là tài sản có giá trị của các bên liên quan. Bất cứ nơi nào xảy ra hành vi trộm cắp, tòa án có nhiệm vụ tìm kiếm công lý thay mặt cho công dân trong phạm vi quyền hạn của mình. Có một vùng mập mờ xung quanh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số bởi toàn bộ ngành công nghiệp còn tương đối non trẻ. Đồng thời, chắc hẳn một bị cáo không nên nói rằng mình không đánh cắp coin mã hóa đơn giản chỉ vì coin không phải là loại tài sản hợp pháp. Lời bào chữa an toàn hơn có lẽ là phủ nhận việc sở hữu các coin này như trường hợp của Charlie Shrem.
Theo TapchiBitcoin.vn/CCN.
Xem thêm: Các nhà phân tích Bitcoin nhìn thấy dấu hiệu đầu cơ khi BTC không giữ được ngưỡng $ 4,000
Binance cập nhật thị trường USDT thành thị trường tổng hợp stablecoin