Mới đây, vào ngày 6/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã đối với đối tượng Lê Xuân Bách (SN 1986, trú tại tổ 19, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quyết định truy nã đối tượng Lê Xuân Bách.
Theo điều tra, từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021, đối tượng Lê Xuân Bách đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 9 tỷ đồng bằng thủ đoạn mời đầu tư mua căn hộ tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Sau khi chiếm đoạt tài sản, số tiền này Bách đã sử dụng để đầu tư tiền ảo và bị thua lỗ hết.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 15/9/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Xuân Bách về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hiện không rõ tung tích.
Ngày 16/5/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã Lê Xuân Bách.
Một khi phát hiện đối tượng, người dân báo ngay cho Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP Hà Nội, cơ quan Công an nơi gần nhất, Tổng đài 113 hoặc cung cấp thông tin qua trang Facebook Công an TP Hà Nội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội yêu cầu đối tượng truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Tiền ảo ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam hiện không bảo hộ cho những rủi ro về tiền ảo, do đó người dân phải rất thận trọng, nhất là với những mời chào hưởng phần trăm lợi nhuận cao. Đó là dấu hiệu của sự lừa đảo”.
Tiền ảo (hoặc tiền số) là một loại tiền điện tử không được kiểm soát, không được phát hành bởi Chính phủ mà thường được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập. Loại tiền này được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. Thời gian qua, “tiền ảo” không còn là vấn đề xa lạ đối với những người thường xuyên tham gia mạng xã hội. Tìm từ khóa “đầu tư tiền ảo” trên công cụ tìm kiếm của Google ở thời điểm hiện tại cho ra 23.600.000 kết quả chỉ trong vòng 0,47 giây. Điều đó đủ cho thấy đồng tiền này đang “hot” đến cỡ nào.
Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Trước thực trạng tội phạm công nghệ cao thông qua đầu tư tiền ảo có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi. Các bộ ngành có liên quan đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo bất hợp pháp.
Một số hình thức lừa đảo tiền ảo phổ biến
- Mạo danh các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín: Tạo ra các trang web, fanpage giả mạo các sàn giao dịch uy tín, hacker sẽ gửi tin nhắn với nội dung như: Sàn A đang phân phối phần thưởng, tặng token,… cho người dùng của sàn. Sau đó, hacker sẽ đưa cho bạn một đường link nhận thưởng. Thực tế, đây có thể là một đường link scam bị nhiễm mã độc. Nếu click vào link này, hacker có thể đánh cắp thông tin tài khoản và các tài sản tiền điện tử.
- Tấn công giả mạo (Phishing): Đó là kiểu kẻ lừa đảo mạo danh một người hoặc công ty để trích xuất dữ liệu cá nhân của nạn nhân. Hình thức lừa đảo này có thể diễn ra trên nhiều phương tiện khác nhau – từ điện thoại, email, trang web giả mạo đến ứng dụng nhắn tin. Trong đó, lừa đảo trên ứng dụng nhắn tin có vẻ là phổ biến nhất trong môi trường tiền mã hóa
- Thông qua kêu gọi đầu tư các sàn ngoại hối – Forex: Đối tượng lừa đảo thường thành lập các sàn nhị phân (BO) dưới một số hình thức như: Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pociex, Deniex, Remitex, Ares BO, Binanex, Fxtradingmarket, GardenBO, Hipoption và cam kết lợi nhuận cao với nhà đầu tư và hứa hẹn chia hoa hồng cao nếu lôi kéo được nhà đầu tư mới.
- Lừa đảo qua các ứng dụng di động giả mạo: Thông thường, những trò gian lận này sẽ hướng người dùng tải xuống các ứng dụng độc hại – một số trong đó làm giả những ứng dụng phổ biến. Khi người dùng cài đặt một ứng dụng độc hại, mọi thứ có vẻ như hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các ứng dụng này được thiết kế đặc biệt để ăn cắp tiền điện tử của bạn. Để tránh bị lừa đảo, bạn chỉ nên tải xuống ứng dụng từ trang web chính thức hoặc từ liên kết được cung cấp bởi một nguồn đáng tin cậy.
Người dân không vội tin những tin nhắn không chính thức hay không rõ nguồn gốc và chỉ theo dõi thông tin từ Website, Fanpage và Group Facebook chính thức của các sàn giao dịch; phải hết sức thận trọng, nhất là những kinh doanh mời chào lãi suất, lợi nhuận cao, có dấu hiệu không minh bạch, không đúng đắn, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.
@tapchibitcoin Truy nã đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 9 tỷ đồng để trade coin #tapchibitcoin #tiendientu #luadao ♬ nhạc nền – Tạp Chí Bitcoin
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Chơi tiền ảo trên Binance thua lỗ, nhân viên ngân hàng chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng của khách hàng
- Nữ tặc lãnh án chung thân sau khi lừa đảo, chiếm đoạt 11 tỷ đồng vì vỡ nợ tiền ảo
Nguồn:T/H