Metaverse là từ thông dụng và bí ẩn nhất của web3. Nhiều người vẫn đang tranh luận về bản chất của metaverse, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng đó là thế giới ảo có khả năng tương tác.
Metaverse là gì?
Từ metaverse có thể bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết “Snow Crash” năm 1992 của Neal Stephenson, có nghĩa là “bên ngoài vũ trụ”. “Meta” có nghĩa là “vượt ra ngoài” và “verse” có nghĩa là “vũ trụ”. Hãy tưởng tượng về việc người dùng có thể đi du lịch đến các thành phố và quốc gia mới, trải nghiệm các nền văn hóa và truyền thống đa dạng mà không cần rời khỏi nhà.
Metaverse cho phép người dùng khám phá những trải nghiệm và cuộc phiêu lưu khác nhau thông qua một mạng lưới không gian ảo đang phát triển. Người dử dụng có thể tương tác, học hỏi và kiếm tiền thông qua việc khám phá thực tế ảo tăng cường. Nói cách khác, metaverse là mạng lưới một cửa dựa trên blockchain tái tạo mọi thứ trong thế giới ảo.
11 công ty metaverse hàng đầu
Nhiều công ty đã thâm nhập vào thị trường game web3 và đang phát triển thế giới ảo của riêng họ. Trong đó, đã có rất nhiều công ty lớn đang tiến hành xây dựng các sản phẩm có thể sử dụng được và hướng đến khả năng tương tác với người dùng.
1. Meta
Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, đã công bố đổi thương hiệu của mạng xã hội khổng lồ vào năm 2021. Facebook trở thành Meta và cùng với đó là một hướng đi mới của công ty.
Trong một bức thư, Zuckerberg nhấn mạnh quyết định vượt ra khỏi mạng xã hội và xây dựng các công cụ sáng tạo cần thiết để “đưa metaverse vào cuộc sống”.
Meta sau đó đã ra mắt Horizon Worlds. Không gian VR multi-player cho phép người chơi khám phá những địa điểm mới, tương tác với bạn bè, giải câu đố, chơi game và tổ chức các hoạt động xã hội.
Mặc dù đã có nhiều báo cáo tiêu cực về các chức năng của nó, nhưng Zuckerberg vẫn quan tâm đến việc phát triển Metaverse. Công ty đã đầu tư 36 tỷ USD để xây dựng thế giới ảo.
Ngoài môi trường ảo, Oculus VR là một sản phẩm khác của Meta. Thiết bị thực tế ảo được sử dụng để điều hướng metaverse. Gã khổng lồ công nghệ gần đây cũng đã cho ra mắt phiên bản mới nhất của tai nghe VR, Meta Quest Pro.
2. Google
Google tham gia sân chơi thực tế ảo tương đối sớm, khi ra mắt Google Glass vào năm 2013. Sản phẩm này đã bị rút khỏi thị trường sau những lo ngại về quyền riêng tư, với phiên bản mới được phát hành lại vào năm 2017. Những chiếc kính thông minh này cung cấp các tính năng AR hấp dẫn.
Sản phẩm này hướng đến doanh nghiệp: chúng giúp người đeo tập trung (bằng cách loại bỏ phiền nhiễu), cải thiện độ chính xác và tạo điều kiện cộng tác trong thời gian thực với đồng nghiệp. Vào năm 2022, công ty đã giới thiệu phiên bản thứ ba của sản phẩm, lần này kết hợp tính năng phiên âm tức thời vào bản dịch ngôn ngữ.
Ngoài các sản phẩm phần cứng, Google Cloud đang khám phá các cơ hội web3 khi hợp tác với Coinbase. Gã khổng lồ web2 cũng đang xây dựng Project Starline, công ty startup sử dụng những tiến bộ công nghệ cho phép người dùng kết nối và giao lưu. Công nghệ video thử nghiệm sẽ cho phép người dử dụng xem mô hình 3D của người mà họ đang giao tiếp.
3. Microsoft
Microsoft cũng có mục tiêu khám phá metaverse. Công ty đã đầu tiền bạc và chuyên môn để cho ra mắt một số sản phẩm công nghệ trong tương lai. Microsoft có kế hoạch xây dựng nền tảng với các hệ thống hiển thị thực tế hỗn hợp, cung cấp nhiều dịch vụ dựa trên đám mây khác nhau thông qua Azure Intelligent Cloud.
Microsoft đã công bố quan hệ đối tác chiến lược với Meta để xây dựng metaverse của mình, Mesh. Trong khi đó, gã khổng lồ phần mềm cũng đã tiết lộ phiên bản cao cấp của Team, tích hợp các tính năng AI.
Sự hợp tác này cũng cung cấp các sản phẩm Microsoft 365 cho Meta Quest để mọi người có thể sử dụng Windows Office và Xbox Could Gaming ở định dạng VR.
4. Nvidia
NVIDIA đóng một vai trò quan trọng trong việc đổi mới GPU trong những năm qua. Chip phần cứng của nó được thiết kế để thực hiện các phép tính phức tạp cho bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính.
Vào ngày 30/9/2022, Nvidia đã ra mắt Omniverse, bộ công cụ xây dựng metaverse. NVIDIA Omniverse cung cấp AI như một loại sản phẩm và nâng cao thông số kỹ thuật phần cứng để hỗ trợ AI.
Công ty cũng đã công bố chi tiết về mối quan hệ đối tác đổi mới kéo dài nhiều năm với Deutsche Bank, nơi họ sẽ giúp gã khổng lồ dịch vụ tài chính đẩy nhanh việc áp dụng AI.
Omniverse Cloud là động thái khác củng cố lập trường của NVIDIA trong metaverse. Bộ dịch vụ đám mây an toàn cho phép người dùng tích hợp các ứng dụng hiện có của họ vào Omniverse và được hưởng lợi từ các chức năng của phần mềm, bao gồm kết xuất AI và 3D.
5. Amazon
Amazon cũng đã tham gia vào lĩnh vực này. Tập đoàn công nghệ đa quốc gia đang thâm nhập web3 bằng cách triển khai một số dịch vụ, bao gồm cả Amazon Web Services (AWS), đã bắt đầu hoạt động vào 2022.
Nền tảng điện toán bao gồm một dịch vụ kép và cung cấp Infrastructure-as-a-Service (IaaS), dịch vụ cho phép người dùng sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống và Platform-as-a-Service (PaaS), dịch vụ điện toán đám mây trong đó nhà cung cấp sẽ cung cấp nền tảng cho phép người dùng tự phát triển và triển khai các ứng dụng riêng của mình.
Cloud Quest là sáng kiến metaverse khác của Amazon. AWS Cloud Quest là game nhập vai, thế giới mở, nơi người dùng có thể chủ động tìm hiểu các khái niệm AWS cơ bản và tạo ra các giải pháp trong thế giới thực.
6. Tencent Holdings Ltd
Công ty giải trí và công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc, Tencent Holdings, cũng đang khám phá không gian metaverse. Công ty gần đây đã thành lập bộ phận “thực tế mở rộng” (XR). Các dịch vụ của Tencent được thiết lập để tích hợp cả sản phẩm phần mềm và phần cứng.
Vào đầu năm 2022, Tencent đã mua nhà sản xuất điện thoại thông minh Black Shark Gaming do Xiaomi hậu thuẫn. Nền tảng chơi game này cũng sẽ xây dựng các sản phẩm thực tế ảo, bao gồm tai nghe và kính thông minh cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Vào tháng 9, bộ phận dịch vụ đám mây của Tencent và công ty web3, Strange Universe Technology có trụ sở tại Singapore, đã tuyên bố hợp tác để tạo ra thế giới ảo dành cho doanh nghiệp.
Ngoài những động thái này, Tencent’s Super QQ Show cung cấp không gian tương tác 3D, nơi người dùng có thể tương tác, phát trực tuyến các buổi hòa nhạc và giao lưu trên nền tảng nhắn tin QQ.
7. Unity Software
Unity Software cho phép phát triển game điện tử 3D và thiết bị AR/VR.
Phần mềm này giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ứng dụng mà không cần bắt đầu lại từ đầu. Trong khi trọng tâm chính của nó là lĩnh vực game, Unity có một nền tảng nội dung 3D thời gian thực hàng đầu.
Công ty phần mềm gần đây đã công bố các mối quan hệ đối tác quan trọng trong việc xây dựng metaverse, bao gồm cả mối quan hệ với Hyundai Motor.
Sự hợp tác này sẽ hỗ trợ tầm nhìn của Hyundai về việc trở thành nhà cung cấp giải pháp di chuyển thông minh cho hệ sinh thái kỹ thuật số mới: Metafactory.
Nhà máy dựa trên metaverse sẽ là một “phiên bản song sinh kỹ thuật số” của các nhà máy thực tế của Hyundai, nhằm tối ưu hóa hoạt động của nhà máy và giúp giải quyết vấn đề các sự cố phát sinh.
8. Nike
Nhà sản xuất đồ thể thao Nike đã nhanh chóng giành được chỗ đứng trong không gian web3. Nikeland là nền tảng metaverse phong cách sống khổng lồ, được xây dựng trên Roblox. Nó cho phép người dùng giao tiếp và tham gia vào các trải nghiệm khác nhau.
Theo Nike, cửa hàng cực kỳ thành công này đã chào đón khoảng 7 triệu người từ hơn 200 quốc gia. Các sự kiện bao gồm sự xuất hiện của những người nổi tiếng, chẳng hạn như LeBron James, nơi huyền thoại bóng đá tiến hành huấn luyện và giao lưu với người chơi.
Theo dữ liệu của Dune Analytics, vào năm 2022, Nike trở thành thương hiệu có thu nhập cao nhất thế giới từ việc bán NFT, thu về hơn 185 triệu USD. Nike cũng đang chuẩn bị ra mắt “.SWOOSH”, nền tảng hỗ trợ web3 sẽ trở thành ngôi nhà mới cho các sáng tạo ảo của thương hiệu.
Nike mô tả “.SWOOSH” là “trải nghiệm cộng đồng mới, được thiết kế để mang đến cho mọi người cơ hội cùng tạo ra tương lai của Nike”. Bộ sưu tập kỹ thuật số của những thành viên đầu tiên sẽ ra mắt vào năm 2023.
9. Apple
Mặc dù Apple luôn giữ kín thông tin về hoạt động liên quan đến metaverse của mình, nhưng mọi người có thể tìm thấy manh mối về các bước đi trong tương lai của công ty trong các bằng sáng chế đã đăng ký, với nhiều bằng sáng chế trong số đó liên quan đến công nghệ AR/VR.
Apple cũng đã thực hiện một số thương vụ mua lại, bao gồm công ty AR Vrvana và Akonia Holographics, công ty sản xuất ống kính cho kính AR. Mặc dù duy trì mối quan tâm thầm lặng đối với các công nghệ metaverse, nhưng Apple công khai chặn Coinbase Wallet vì “tranh chấp” phí giao dịch NFT.
Coinbase tuyên bố rằng, Apple đã chặn việc phát hành ứng dụng của họ nhằm thu 30% phí gas từ tất cả các NFT được mua trên sàn giao dịch.
10. Epic Games
Epic Games là công ty giải trí tương tác và công cụ 3D hàng đầu. Nó vận hành Fortnite, kết hợp các yếu tố của metaverse. Theo GamesRadar, trò chơi đa nền tảng miễn phí này có khoảng 83 triệu tài khoản.
Trong những năm gần đây, Epic Games đã tổ chức một số sự kiện ảo, bao gồm các buổi hòa nhạc và chiếu phim độc quyền trong Fortnite.
Vào tháng 4/2022, Epic Games thông báo họ đã huy động được 2 tỷ USD để xây dựng metaverse của mình trong vòng đầu tư từ Sony và KIRKBI. Thỏa thuận chiến lược này một phần nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận với công nghệ web3.
11. Shopify
Gã khổng lồ thương mại điện tử cũng đang khẳng định mục tiêu nhắm đến không gian metaverse của mình. Shopify đã ra mắt sản phẩm AR, Shopify AR, cho phép các công ty sử dụng mô hình 3D cho sản phẩm của họ.
Công ty cũng đã hợp tác với Novel để cung cấp các công cụ web3 cho người dùng xây dựng trên Shopify. Ứng dụng Novel Shopify cũng cho phép người dùng đúc và phân phối NFT của riêng họ.
Giám đốc điều hành của Shopify tình cờ thông báo về động thái này trong dòng tweet liên quan đến một đợt NFT drop.
Vào tháng 5/2022, Shopify đã hợp tác với Crypto.com để cho phép thanh toán bằng tiền điện tử liền mạch. Nền tảng này hỗ trợ hơn 20 tài sản crypto, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Dogecoin và Shiba Inu.
Chúng ta có thể mong đợi điều gì từ các công ty metaverse?
Các thương hiệu lớn và các công ty công nghệ đã “phát cuồng” vì khái niệm metaverse, ngay cả khi nó vẫn chưa được hiện thực hóa. Một số công ty có thể thống trị các metaverse trong tương lai, trong khi những công ty khác vẫn có khả năng thất bại.
Metaverse hiện đang được xây dựng và có một số bước phát triển thú vị. Các công cụ mới vẫn đang được tiếp tục cải tiến. Các cổng vào và các công cụ hỗ trợ web3 được thiết lập để chuyển đổi khả năng sử dụng, truy cập metaverse. Điều này sẽ cải thiện và mở rộng cách mà người dùng tương tác với không gian ảo này trong tương lai.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Lỗ thực của Bitcoin lên tới 195 tỷ đô la, gần gấp đôi lợi nhuận thực
- Deloitte: Metaverse có thể bổ sung 1,4 nghìn tỷ đô la mỗi năm vào GDP của châu Á
- B2B sẽ thúc đẩy Metaverse bùng nổ thay vì người dùng bán lẻ
Việt Cường
Theo BeInCrypto