Giá Bitcoin đã vượt qua mốc 28.000 đô la vào ngày 21/3, nhưng theo hai số liệu phái sinh, các trader không quá phấn khích sau khi tăng 36% trong 8 ngày. Xem xét hiệu suất xuất sắc của Bitcoin, có nhiều lý do khiến các nhà đầu tư không hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tăng giá hơn nữa. Cuộc giải cứu tổ chức tài chính hàng đầu Thụy Sĩ Credit Suisse 167 tuổi gần đây là bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu có thể chưa kết thúc.
Vào ngày 19/3, các nhà chức trách Thụy Sĩ thông báo UBS đã đồng ý mua lại đối thủ Credit Suisse để sáp nhập “giải cứu khẩn cấp” nhằm tránh những bất ổn thị trường tiếp theo trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu. Giao dịch có thể được hưởng lợi từ hơn 280 tỷ đô la hỗ trợ của nhà nước và ngân hàng trung ương, tương đương với một 1/3 tổng sản phẩm quốc nội của Thụy Sĩ. Thật không may, thỏa thuận này không hoàn toàn có tác dụng trấn an hoặc là dấu hiệu cho thấy sức mạnh từ các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng trung ương.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra tại Hoa Kỳ. Cụ thể, Kho bạc Hoa Kỳ cung cấp dòng tín dụng khẩn cấp để bảo vệ lĩnh vực ngân hàng và tăng dự trữ của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang. “Chương trình tài trợ có kỳ hạn cho ngân hàng” (BTFP) ra mắt vào ngày 12/3, đánh dấu sự trở lại của việc Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) bơm thanh khoản, đảo ngược xu hướng bán tài sản hàng tháng bắt đầu từ tháng 6/2022.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu buộc Fed phải từ bỏ chính sách kiểm soát lạm phát
Bằng cách cho các ngân hàng vay 300 tỷ đô la từ quỹ khẩn cấp, Fed đã đảo ngược hoàn toàn chiến lược kiềm chế lạm phát. Lạm phát đã ở mức trên 5% so với cùng kỳ năm ngoái kể từ tháng 6/2021, trong khi mục tiêu là 2%. Chiến lược này được gọi là thắt chặt, bao gồm tăng lãi suất và giảm 4,8 nghìn tỷ đô la tài sản mà Fed tích lũy từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2022.
Vào ngày 20/3, First Republic Ban (FRB) đã bị S&P Global hạ xếp hạng tín dụng xuống mức rác, làm tăng thêm căng thẳng cho các ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ. Theo cơ quan rủi ro, 11 ngân hàng lớn bơm thêm khoản tiền gửi 30 tỷ đô la gần đây của người cho vay có thể không đủ để giải quyết các vấn đề thanh khoản của FRB.
Các nhà đầu tư tiền điện tử luôn dự đoán loại tài sản này sẽ tách rời khỏi các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, có rất ít lý do biện minh cho việc phân bổ vào lúc này, đặc biệt từ các tập đoàn, nhà quản lý quỹ tương hỗ hoặc nhà đầu tư giàu có. Về mặt lịch sử, nhà đầu tư có xu hướng tích trữ các vị thế tiền mặt hoặc công cụ nợ ngắn hạn của chính phủ trong thời kỳ suy thoái để duy trì hoạt động hàng ngày và có thể được sử dụng để mua các tài sản béo bở.
Chẳng hạn, lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 6 tháng đã giảm từ 5,33% vào ngày 9/3 xuống 4,8% vào ngày 20/3. Khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho tác động của lạm phát hoặc suy thoái hoặc cả hai, diễn biến này cho thấy nhu cầu công cụ ngắn hạn lớn. Sự thay đổi kể từ ngày 9/3 đã đảo ngược toàn bộ chuyển động từ năm 2023, với chỉ báo đóng năm 2022 ở mức 4,77%.
Hãy cùng kiểm tra các số liệu phái sinh Bitcoin để xác định vị thế thị trường hiện tại của trader chuyên nghiệp.
Các công cụ phái sinh Bitcoin thể hiện nhu cầu cân bằng đối với các vị thế Long và Short
Hợp đồng tương lai Bitcoin hàng quý rất phổ biến đối với cá voi và bàn chênh lệch giá, thường giao dịch ở mức cao hơn một chút so với thị trường giao ngay, cho thấy người bán đang yêu cầu thêm tiền để trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian dài hơn.
Do đó, các hợp đồng tương lai ở thị trường lành mạnh sẽ giao dịch với mức phí chênh lệch hàng năm từ 5%–10% — một tình huống được gọi là “bù hoãn mua”. Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với thị trường tiền điện tử.
Phí chênh lệch hàng năm của hợp đồng tương lai Bitcoin 2 tháng | Nguồn: Laevitas
Kể từ ngày 15/3, chỉ báo phí chênh lệch hợp đồng tương lai BTC không thay đổi tại 2,2%, cho thấy không có thêm nhu cầu từ hoạt động mua có đòn bẩy. Những con số dưới 5% cho thấy sự bi quan và không ai có thể ngờ điều này xảy ra sau khi giá tăng 36% trong 8 ngày.
Tuy nhiên, thiếu nhu cầu đối với các vị thế Long đòn bẩy không nhất thiết có nghĩa là giảm giá. Do đó, trader nên đánh giá thị trường quyền chọn Bitcoin để tìm hiểu cách cá voi và nhà tạo lập thị trường phân tích khả năng biến động trong tương lai.
Độ lệch delta 25% là dấu hiệu cho thấy khi nào các nhà tạo lập thị trường và bàn chênh lệch giá tính phí quá cao để bảo vệ đà tăng hoặc giảm. Trong các thị trường gấu, nhà đầu tư quyền chọn đưa ra tỷ lệ cược cao hơn cho dump giá, đẩy chỉ báo độ lệch tăng trên 8%. Mặt khác, các thị trường tăng giá có xu hướng đẩy chỉ số độ lệch xuống dưới -8%, nghĩa là quyền chọn bán giảm giá có ít nhu cầu hơn.
Độ lệch delta 25% của hợp đồng quyền chọn Bitcoin 60 ngày | Nguồn: Laevitas
Độ lệch delta đã vượt qua ngưỡng -8% trung lập vào ngày 19/3, cho thấy sự lạc quan vừa phải vì các quyền chọn mua từ trung lập đến tăng giá đang có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, tâm lý phấn khích không kéo dài lâu vì chỉ báo độ lệch 25% hiện ở mức -8%, đây là ngưỡng thể hiện tình huống cân bằng. Tuy nhiên, nó hoàn toàn trái ngược với tuần trước, vì độ lệch đạt 12% vào ngày 13/3.
Cuối cùng, các trader Bitcoin chuyên nghiệp không tăng giá trên 26.000 đô la. Đây không nhất thiết là một điều xấu, nhưng nếu nhà đầu tư không lấy lại niềm tin, cơ hội để vượt qua 30.000 đô la vẫn còn rất xa vời. Hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn sẽ khiến các nhà đầu tư chạy trốn đến nơi an toàn hơn là tìm kiếm rủi ro.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Khoảng 55% tổng cung Arbitrum sẽ được mở khoá vào ngày ra mắt – ARB đang được bán với giá $1 qua OTC
- Thị trường sẽ đi về đâu khi Bitcoin di chuyển quanh $28k
- Changpeng Zhao nhận xét về khủng hoảng ngân hàng và khả năng phục hồi của Bitcoin
Minh Anh
Theo Cointelegraph