Các khoản vay đang hoạt động on-chain đã trở lại mức đỉnh cao hưng phấn của năm 2021. Chỉ số đại diện cho hoạt động DeFi cho thấy người đi vay đã tin tưởng vào thị trường tăng giá cho đến thời điểm này, tìm kiếm lợi nhuận thông qua các khoản vay dựa trên tài sản thế chấp.
Cho vay DeFi đã trở thành một trong những ứng dụng hàng đầu trong năm 2024. Mặc dù giá trị DeFi bị khóa vẫn thấp hơn năm 2021, nhưng số lượng các khoản vay on-chain đang hoạt động ở mức tương đương trong chu kỳ tăng giá trước đó.
Chỉ số đòn bẩy on-chain cho thấy thị trường trưởng thành hơn, nơi các giao thức hàng đầu đã lan rộng sang nhiều chain. Ngoài ra, đòn bẩy on-chain hiện tại chỉ tương tự như năm 2021 về mặt danh nghĩa.
Chỉ số này đạt đỉnh vào thời điểm Bitcoin (BTC) đang ở ngã ba đường, một lần nữa đặt ra câu hỏi về đỉnh chu kỳ của nó. Vào năm 2021, hoạt động cho vay đạt đỉnh trùng với thời điểm hưng phấn về giá, nhưng cuối cùng lan sang nhiều giao thức khác. Kể từ đó, sự tăng trưởng của hoạt động cho vay DeFi đã trở nên thận trọng hơn, tính đến giá trị của tài sản thế chấp.
Ngoài ra, một số giao thức đã chuyển sang sử dụng tín phiếu làm tài sản thế chấp, loại bỏ một phần rủi ro gắn liền với giá crypto.
Hoạt động cho vay được thúc đẩy từ một pool stablecoin lớn hơn
Dựa theo tỷ lệ phần trăm nguồn cung tiền khả dụng trên thị trường crypto, chu kỳ này vẫn sử dụng tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn trong số stablecoin khả dụng. Điều này đã dẫn đến kỳ vọng về hoạt động cho vay sẽ tiếp tục bùng nổ, từ đó có thể thúc đẩy các giao dịch hoán đổi DEX và các hoạt động khác.
Với nguồn cung stablecoin cao hơn, hoạt động cho vay DeFi cũng đang hạn chế sự ảnh hưởng của nó trong trường hợp thị trường giảm.
Trong chu kỳ 2024, DeFi và giao dịch tập trung đã tiếp xúc với nhiều loại stablecoin khác nhau, trị giá gần 200 tỷ USD. Không gian DeFi cũng có các loại coin và token được hỗ trợ bằng tài sản hoặc thuật toán mới có thể tạo ra các nguồn thanh khoản, như trường hợp của USDe, USDS, nguồn cung còn lại của DAI và các loại stablecoin vốn hoá nhỏ khác.
Các khoản vay on-chain đã vượt quá 22,85 tỷ USD, khi các giao thức cho vay từ năm 2021 đã được thay thế bằng các trung tâm mới. Thị trường cho vay DeFi đã phục hồi sau khi Terra (LUNA) sụp đổ, cũng như sự cố của FTX.
Đòn bẩy on-chain hoạt động miễn là tài sản thế chấp cơ bản ổn định và có giá trị cao hơn so với khoản vay. Sau đó, các khoản vay thường được sử dụng trong các giao thức DeFi khác.
Các khoản vay thường ở dưới dạng stablecoin, sau đó có thể được sử dụng để mua tài sản hoặc gửi vào các kho tiền có lợi suất cao.
Báo cáo về hoạt động cho vay DeFi từ Token Terminal cho thấy, hoạt động cho vay hiện tại ở mức thấp hơn so với các số liệu đòn bẩy khác.
Dựa trên dữ liệu DeFi Llama, các giao thức cho vay khóa hơn 50 tỷ USD giá trị, mức cao nhất kể từ trước khi LUNA và UST sụp đổ.
Aave dẫn đầu phong trào cho vay
Trong khi các giao thức khác tăng trưởng thận trọng, Aave (AAVE) là ứng dụng hàng đầu tính theo các khoản vay đang hoạt động và giá trị tài sản bị khóa (TVL).
Aave đã xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở người dùng của mình trong suốt những năm qua. Giao thức cho vay hiện đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp mô hình pool cho vay cho các trung tâm DeFi khác.
Giá trị của Aave hiện ở mức trên 22 tỷ USD, bao gồm các khoản vay và tài sản thế chấp. Dự án cũng phát hành stablecoin của riêng mình, GHO, mặc dù mức tăng trưởng bị hạn chế và tương đối bảo thủ.
Aave vẫn chủ yếu dựa vào WETH và WBTC, đồng thời cũng bao gồm các token nhỏ hơn trong kho tiền cho vay của mình. Ngay cả các giao thức cho vay khác cũng đã chuyển hoạt động của họ sang Aave, nhằm mục đích củng cố tính thanh khoản và cung cấp cho người dùng cách tiếp cận đơn giản hơn.
Token AAVE gần đây đã không thể vượt mốc $400, thay vào đó giảm xuống quanh $343. Holder AAVE kỳ vọng nó sẽ tăng lên mức định giá bốn chữ số vì thời điểm hiện tại được coi là giai đoạn đầu của chu kỳ cho vay.
Gần đây, AAVE cũng nhận được sự thúc đẩy từ hoạt động mua của cá voi. Hoạt động cho vay on-chain đôi khi được chuyển trở lại thành token DeFi, như trong trường hợp hoạt động của cá voi gần đây.
Cá voi đã lấy GHO làm khoản vay on-chain và sử dụng số tiền thu được để mua thêm AAVE. Hoạt động đó có thể thúc đẩy giá của một loại token. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến các khoản vay đối mặt với nguy cơ bị thanh lý.
Bạn có thể xem giá coin ở đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thị trường cho vay crypto hồi sinh từ đống tro tàn của cơn cuồng loạn năm 2022
- Tổng vốn hóa thị trường stablecoin đạt 200 tỷ đô la khi lợi suất cho vay on-chain tăng vọt
- BlackRock: “Không có gì đảm bảo” nguồn cung 21 triệu Bitcoin sẽ không thay đổi
Việt Cường
Theo CryptoPolitan