Trong những tháng gần đây, DWF Labs, một tổ chức đầu tư, đã trở thành tâm điểm chú ý với các hoạt động đầu tư tích cực của mình trong không gian tiền điện tử. Tuy nhiên, công ty đã bị các nhà phê bình chỉ trích vì các chiến lược đầu tư, đặc biệt là việc bán phá giá các token sau khi công bố tin tức đầu tư.
#DWF Investments Under Fire for Alleged #Token Dumping and Founder’s Fraud History https://t.co/rGLLrO2rdt
— AZCoin News (@azcoinnews) April 12, 2023
Lời chỉ trích đến từ Nay Gmy, người đã bày tỏ lo ngại về DWF Labs trên Twitter. Nay Gmy cáo buộc rằng DWF Labs đã xả token sau khi công bố các khoản đầu tư, điều này có thể có tác động tiêu cực đến giá của các token đó. Nay Gmy cũng tuyên bố rằng người sáng lập DWF Labs có tiền sử lừa đảo ở Nga.
DWF Labs đã phản hồi về những lời buộc tội của Nay Gmy. Công ty đã phủ nhận các cáo buộc bán phá giá token và tuyên bố rằng họ không phải là nhà đầu tư “chỉ vì tiền”, mà là đối tác và bạn bè với các dự án danh mục đầu tư của họ. Phản hồi của DWF Labs cũng đề cập rằng họ đã trở thành nhà tạo lập thị trường tài chính truyền thống kể từ năm 2016 và đã kiếm được hàng trăm triệu đô la từ hoạt động đó.
Tuy nhiên, mối quan ngại của Nay Gmy không dừng lại ở đó. Người dùng này cũng tuyên bố đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu on-chain và tìm thấy một số điểm bất thường trong hoạt động đầu tư của DWF Labs. Theo Nay Gmy, chiến lược đầu tư của DWF Labs liên quan đến việc mua token trong nhiều giao dịch nhỏ từ 50-100 nghìn lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn hoặc trong các giao dịch lớn hơn lên tới 5 triệu đô la cho mỗi lần. Sau đó, công ty đẩy gần hết token lên các sàn giao dịch tập trung.
“DWF đang hoạt động tại thị trường Hàn Quốc. Một số dự án của Hàn Quốc tự nguyện tiết lộ các khoản đầu tư mới trên Xangle. 11 dự án được tiết lộ kể từ tháng 11, hầu hết chẳng có xu nào. DWF đã đầu tư 5 triệu đô la vào APM có vốn hóa 6 triệu đô la. Tiết lộ BIOT không khớp với dữ liệu onchain”.
Nguồn: Twitter
Hơn nữa, Nay Gmy cáo buộc rằng DWF Labs đã đầu tư hơn 200 triệu đô la chỉ vào các token thanh khoản trong sáu tháng qua. Các token được giữ on-chain chủ yếu nằm trên một chiếc ví có tổng trị giá 12 triệu đô la. Nay Gmy cũng tuyên bố rằng các khoản đầu tư được báo cáo của DWF Labs không khớp với dữ liệu on-chain và công ty có thể bỏ túi phần chênh lệch giữa số tiền họ đã trả cho các token và giá tại thời điểm họ bán chúng.
Các hoạt động đầu tư của DWF Labs đã gây lo ngại cho những người đam mê tiền điện tử và các nhà đầu tư. Việc nhà sáng lập công ty bị cáo buộc gian lận ở Nga càng làm tăng thêm sự hoài nghi. Phản ứng của công ty đối với những lời chỉ trích không làm giảm bớt những lo ngại này, vì những lời buộc tội đanh thép và đầy đủ bằng chứng của Nay Gmy nêu bật một số điểm bất thường trong hoạt động đầu tư của DWF Labs.
Các nhà đầu tư và những người đam mê tiền điện tử có thể sẽ theo dõi chặt chẽ các hoạt động của DWF Labs trong những tháng tới để xem liệu có “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” hay không.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- FET tăng hơn 17% sau khi Fetch.ai huy động được 40 triệu đô la từ DWF Labs
- Orbs Network (ORBS) tăng 15% sau khi DWF Labs đầu tư 10 triệu đô la
Itadori
Theo AZCoin News