Một nhân viên của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) đã đảm bảo với các nền tảng tiền điện tử rằng các hướng dẫn mới không phải “quái vật”. Đây có lẽ là một trong những nỗ lực để tránh sự lo ngại rằng các quy định này sẽ khiến ngành công nghiệp thụt lùi.
Tom Neylan, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh V20 ở Osaka Nhật Bản, về cơ bản đã phác thảo các Hướng dẫn của FATF. Theo đó, hội nghị sẽ tìm cách giúp các nhà cung cấp sàn giao dịch tiền điện tử (VASPs), các công ty lớn liên quan đến blockchain được sáng tỏ về các quy chuẩn này. Việc tham khảo ý kiến trong ngành này về nội dung điều chỉnh của “Hướng dẫn giám sát tài sản kỹ thuật số” là vô cùng quan trọng.
Các quy chuẩn của FATF
FATF đã đề xuất các quy chuẩn trong đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài sản điện tử (VASPs), ví dụ như các sàn giao dịch tiền điện tử luân chuyển thông tin khách hàng với nhau khi các đơn vị này tiến hành giao dịch.
Sự công khai này này sẽ cho phép các sàn giao dịch theo dõi và báo cáo các hoạt động đáng ngờ một cách hiệu quả. Sau cùng, các quy chuẩn của FATF có mục tiêu tổng thể là trấn áp hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đây chắc chắn là mối quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia có vấn đề với lưu lượng luân chuyển lớn tiền điện tử.
Trên thực tế, FATF coi việc lạm dụng tiền điện tử cho các mục đích bất hợp pháp là một vấn đề ‘bức thiết và nghiêm trọng’. Đây là lý do tại sao các thành viên chủ chốt và các nước G20 sẽ thực thi các hướng dẫn mới này. Việc yêu cầu cấp phép cho các sàn giao dịch sẽ phải cố gắng sao cho hợp lý hóa được lĩnh vực này. Đáng chú ý, những người sử dụng tiền điện tử để mua và bán hàng hóa và dịch vụ hoặc thực hiện chuyển khoản không thường xuyên sẽ được miễn trừ.
Thực thi các quy chuẩn
FATF rất muốn làm rõ rằng những hướng dẫn này sẽ không gây trở ngại cho lĩnh vực tiền điện tử. Hiện tại, cơ quan này vẫn đang tìm kiếm khung pháp lý phù hợp. Chưa kể sẽ có vấn đề trong việc thiết lập các cơ sở pháp lý không chỉ với các sàn giao dịch tập trung. Sàn giao dịch DEX và P2P cũng cần phải là một phần của viễn cảnh này.
Cốt lõi của sự tranh chấp chắc chắn nằm ở chính sách yêu cầu chia sẻ thông tin cá nhân chính xác giữa các công ty đứng sau các sàn giao dịch tiền điện tử. Bao gồm cả các giao dịch của “người gửi hoặc người nhận” như các hướng dẫn quy định.
Theo đó, Neylan thừa nhận rằng sẽ có các vấn đề kỹ thuật toàn diện, đặc biệt là đối với các giao dịch P2P như OTC. Các nhà cung cấp loại dịch vụ này cần một cách tiếp cận khung pháp lý khác hoàn toàn để điều chỉnh.
Các hướng dẫn không bao gồm tất cả các quốc gia có khả năng tăng việc sử dụng chuyển tiền mà không liên quan đến giao dịch. Đây là điều mà lực lượng đặc nhiệm sẽ tiếp tục theo dõi để xác định toàn bộ tác động trong quá trình thực thi.
Nhìn chung, Neylan và FATF nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh. Điều này, với họ, là một nhu cầu tích cực trong lĩnh vực tiền điện tử. Anh nói:
“Quy định về ngành công nghiệp tiền điện tử không phải là một quái thú gây nên sự sợ hãi và nếu được triển khai, thị trường tiền ảo sẽ cởi mở hơn.”
Bản chất của ngành công nghiệp tiền điện tử kể từ khi thành lập là luôn không có quy định tập trung. Như vậy, nhiều người trong ngành sẽ luôn xem các quy định là mối đe dọa đối với tính định danh và độc đáo của tiền điện tử. Đây là lý do tại sao cơ quan quản lý muốn làm rõ rằng các quy định không có ở đó để thắt chặt ngành này. Thay vào đó, mục tiêu của FATF là kiểm tra các yếu tố tội phạm trong lĩnh vực tiền điện tử.
Hơn nữa, có những nền tảng blockchain muốn đi theo xu hướng và kêu gọi thực thi các quy định tích cực như vậy. Sự cân bằng giữa quy định và nuôi dưỡng hoạt động đổi mới sẽ tiếp tục là một bước đi chặt chẽ trong tương lai xa sau này.
- FATF: Tất cả các sàn giao dịch crypto toàn cầu giờ đây phải chia sẻ dữ liệu khách hàng
- G20 Nhật Bản : Hội nghị thượng đỉnh về tài sản ảo sẽ bàn về các quy tắc tiền điện tử sắp tới của FATF
- Việc FATF thông qua đề xuất áp đặt tiêu chuẩn chuyển tiền lên giao dịch Blockchain sẽ là một sai lầm
Hậu Dương
Tạp chí Bitcoin | Ethereumworldnews