Nhóm 20 nền kinh tế lớn cùng họp bàn với nhau khi G20 đang tiến hành thực hiện mục tiêu của họ nhằm tìm hiểu, và mở rộng không gian cho tiền điện tử trong các nền kinh tế thế giới. Hành động mới nhất của họ nhằm thúc đẩy một cơ quan đăng ký cho các giao dịch tiền điện tử để giúp ngăn chặn hoạt động rửa tiền có thể xảy ra trong tương lai.
Dự kiến, G20 sẽ sớm đi đến thỏa thuận về cơ quan đăng ký này sau khi chính thức công nhận và đảm nhiệm thị trường tiền điện tử vào năm ngoái.
Các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương trong khối sẽ thảo luận về những thách thức mà tiền kỹ thuật số đang phải đối mặt, bao gồm hoạt động rửa tiền và vấn đề bảo vệ khách hàng, tại một cuộc họp ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản, vào đầu tháng 6.
Những lo ngại về các ngân hàng trung ương
Không thể tránh khỏi những lo ngại rằng các ngân hàng trung ương có các loại tiền kỹ thuật số hoạt động phi tập trung và do đó không có điểm kiểm soát. Chúng không biên giới và hầu hết không được kiểm soát, thúc đẩy các nước trong G20 thử nghiệm và có được một khung pháp lý thay thế cho các sàn giao dịch.
Đó cũng là bản chất ẩn danh, và thực tế là các ngân hàng đều không biết được những giao dịch nào đang diễn ra, khiến tiền tệ kỹ thuật số trở thành một “thiên đường” cho hoạt động rửa tiền.
Nhật Bản, nơi tổ chức hội nghị, đã đi đầu trong việc hạn chế các công cụ này bằng các biện pháp kiểm soát sàn giao dịch của họ .. Quốc gia này đã trở thành nước đầu tiên tạo ra một cơ quan đăng ký sàn giao dịch tiền điện tử vào tháng 4 năm 2017, và họ cũng có kinh nghiệm thực thi các quy định sau khi hacker đánh cắp hơn 500 triệu đô la từ sàn Coincheck, và trước đó là vụ hack sàn Mt. Gox.
Các ý tưởng lớn gặp nhau
Vì tiền điện tử và hệ sinh thái của chúng đã được xem xét kỹ lưỡng theo quy định, đã có một loạt các phương pháp khác nhau được thực hiện. Một số nước, như Trung Quốc, đã cấm tiền điện tử và chặn quyền truy cập vào các sàn giao dịch.
Điều này gây ra xung đột về cách thức điều tiết các sản giao dịch của một cơ quan như G20, nhưng cũng thúc đẩy cho quan điểm đã được thống nhất vì việc cấm tiền điện tử ở Trung Quốc là một việc dễ dàng khi các công ty lân cận khác có quy tắc ít nghiêm ngặt hơn về cách vận hành các loại tiền kỹ thuật số không biên giới.
Để giúp các quốc gia hợp tác với nhau để hạn chế các hoạt động bất hợp pháp, Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), một cơ quan quản lý tài chính quốc tế, đã xuất bản một thư mục bao gồm các cơ quan quản lý tiền điện tử vào tháng 4, sẽ được đệ trình lên G20.
Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) đã tuyên bố vào tháng 10 năm 2018 rằng các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo phải tuân theo các quy định chống rửa tiền.
“Họ nên được cấp phép hoặc đăng ký và chịu sự giám sát để đảm bảo việc tuân thủ,” cơ quan hoạch định chính sách cho biết.
- Các nước G20 bắt đầu thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về tiền điện tử
- G20 chuẩn bị điều tiết các tài sản tiền điện tử – Tổng quan về chính sách hiện tại
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin/Ethereumworldnews