Ủy ban ổn định tài chính đã thông báo cho các bộ trưởng tài chính G20 và giám đốc ngân hàng trung ương về những rủi ro mà stablecoin có thể gây ra cho sự ổn định tài chính. Không giống như các tài sản tiền điện tử không gây ra rủi ro ổn định tài chính tại thời điểm này, stablecoin có thể đặt ra một loạt thách thức.
Rủi ro cho ổn định tài chính
Ủy ban ổn định tài chính (FSB) đã gửi đến các bộ trưởng tài chính G20 và các thống đốc ngân hàng trung ương bảng đánh giá rủi ro của stablecoin. Vào ngày 13/10, Chủ tịch Randal K. Quarles của FSB đã viết thư về “các vấn đề tiềm năng liên quan đến ổn định tài chính từ các stablecoin toàn cầu”.
Bức thư đề cập đến hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản, nơi các nhà lãnh đạo yêu cầu FSB tiếp tục công việc của mình và tư vấn cho họ về bất kỳ phản ứng đa phương nào khi cần thiết. Quarles đã nhắc lại rằng tài sản mã hóa “không đặt ra mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu vào thời điểm này, nhưng họ vẫn cảnh giác với các rủi ro hiện tại và đang dần hình thành”. Lá thư có nội dung:
“Tuy nhiên, việc giới thiệu ‘stablecoin toàn cầu’ có thể đặt ra một loạt thách thức đối với cộng đồng pháp lý, nhất là vì chúng có tiềm năng trở nên quan trọng về mặt hệ thống, bao gồm cả việc thay thế tiền tệ trong nước”.
Thách thức và lợi ích tiềm năng
Quarles đã tiến hành phác thảo những thách thức do stablecoin đặt ra bao gồm “sự ổn định tài chính; bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư; bảo mật và bảo vệ dữ liệu; minh bạch tài chính bao gồm AML/CFT và tuân thủ KYC; hạn chế trốn thuế; cạnh tranh công bằng và chính sách chống độc quyền; tính toàn vẹn thị trường; quản trị hiệu quả và lành mạnh; an ninh mạng; rủi ro hoạt động và một cơ sở pháp lý thích hợp”. Chủ tịch của FSB đã viết thêm:
“Các stablecoin toàn cầu có thể cung cấp phương tiện để thanh toán và chuyển tiền xuyên biên giới cho một số lượng lớn người dùng. Các dự án stablecoin có khả năng tiếp cận toàn cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định cao nhất và chịu sự giám sát chặt chẽ. Hội đồng khuyến nghị ưu tiên các vấn đề khoảng cách quy định”.
FSB sẽ đệ trình ghi chú về các vấn đề stablecoin cho cuộc họp của Bộ trưởng Bộ tài chính G20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương tại Washington, D.C. trong tháng này. Sau đó, hội đồng sẽ đệ trình một báo cáo tư vấn cho nhóm vào tháng 4/2020 và một báo cáo tổng kết vào tháng 7/2020.
Đánh giá G7 và Libra của Facebook
Trong bức thư của mình, chủ tịch của FSB đã đề cập đến nhóm làm việc G7, đánh giá sơ bộ về các cơ hội và thách thức do stablecoin đặt ra. Chủ tịch tiết lộ nhóm sẽ bàn giao công việc của mình về các vấn đề quy định cho FSB. Hội đồng cũng đã thành lập một nhóm làm việc của riêng mình để kiểm tra các vấn đề pháp lý do stablecoin nêu ra có tiềm năng đạt đến quy mô toàn cầu.
Các bộ trưởng Bộ tài chính G7 và Thống đốc Ngân hàng trung ương đã tích cực thảo luận về tác động toàn cầu của Libra Facebook. BBC đưa tin báo cáo của nhóm làm việc G7 nhấn mạnh 9 rủi ro lớn do các loại tiền kỹ thuật số giống như Libra đưa ra. Giữa những lo ngại của các nhà quản lý trên toàn thế giới, dự án Libra đã mất đi sự ủng hộ từ các công ty lớn như Visa, Mastercard, Ebay, Stripe và Paypal. Theo các nguồn tin, báo cáo dự thảo cho biết:
“G7 tin rằng các dự án stablecoin không nên bắt đầu hoạt động cho đến khi các thách thức và rủi ro pháp lý, quy định, giám sát được giải quyết thỏa đáng”.
Tuy nhiên, báo cáo G7 cảnh báo rằng ngay cả khi các vấn đề đã được giải quyết, các dự án stablecoin có thể không có được sự chấp thuận theo quy định. Cụ thể:
“Việc giải quyết các rủi ro như vậy không nhất thiết đảm bảo stablecoin được các quy định pháp lý chấp thuận”.
- Tether đè bẹp các stablecoin khác bằng cuộc chiến lãi suất như thế nào?
- Stablecoin hoạt động như thế nào trong hệ sinh thái tiền điện tử: Tin tưởng thông qua bên thứ ba
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | News.bitcoin