Bitcoin (BTC) đã hạ nhiệt xuống gần $ 19.000 trong ngày 14 tháng 10 khi chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh.
Biểu đồ BTC/USD – 1 giờ | Nguồn: TradingView
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm vào ngày thứ Sáu (14/10), khép lại một tuần đầy biến động, 1 ngày sau khi ghi nhận phiên đảo chiều tăng mạnh khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu về lạm phát tại Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones rớt 403 điểm (tương đương 1,34%) xuống 29.634 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tăng 1,15% trong tuần này. S&P 500 lùi 2,37% xuống 3.583 điểm và ghi nhận phiên giảm điểm thứ 7 trong 8 phiên. Nasdaq Composite mất 3,08% còn 10.321 điểm, chịu áp lực bởi đà sụt giảm của cổ phiếu Tesla và Lucid Motors, khi lần lượt mất 7,55% và 8,61%.
Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều khép lại tuần qua với sắc đỏ, với mức giảm 1,55% và 3,11%.
Chứng khoán Mỹ rơi xuống mức đáy trong phiên sau khi cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng từ Đại học Michigan cho thấy kỳ vọng lạm phát đang tăng, điều mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể theo dõi sát sao. Nasdaq Composite dẫn đầu đà giảm khi các công ty tăng trưởng thường nhạy cảm nhất với việc nâng lãi suất.
Đồng thời, lợi suất trái phiếu cũng tăng, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt 4% khi nhà đầu tư phản ứng với dự đoán về việc lạm phát cao hơn.
Thị trường đã biến động mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu lạm phát mới, cho Fed biết có nên tiếp tục nâng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát hay không.
Vào ngày thứ Năm (13/10), chứng khoán Mỹ đã đảo chiều ngoạn mục trong phiên, với Dow Jones tăng vọt 827 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,6%, chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp, và Nasdaq Composite có thêm 2,2%.
Các động thái trên thị trường diễn ra sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI được công bố, cho thấy lạm phát nóng hơn dự kiến trong tháng 9. Ban đầu, điều này gây áp lực lên thị trường khi nhà đầu tư đối mặt với việc Fed tiếp tục kế hoạch nâng lãi suất mạnh tay. Tuy nhiên, sau đó, họ đã rũ bỏ những lo lắng này.
Thế nhưng, lạm phát dai dẳng vẫn là vấn đề đối với Fed và nhà đầu tư vẫn lo ngại về việc thắt chặt chính sách của các ngân hàng trung ương.
Giá vàng cũng giảm hơn 1% vào ngày thứ Sáu (14/10), ghi nhận tuần tồi tệ nhất từ giữa tháng 8/2022, khi đồng USD mạnh hơn và lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất mạnh để kiềm chế lạm phát.
Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.644 USD/oz, giảm 2,9% từ đầu tuần đến nay. Hợp đồng vàng tương lai mất 1,6% còn 1.649 USD/oz.
Nối gót chứng khoán và vàng, giá dầu sụt hơn 3% vào ngày thứ Sáu (14/10) do lo ngại suy thoái toàn cầu và nhu cầu dầu suy yếu, đặc biệt tại Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent mất 2,94 USD (tương đương 3,1%) xuống 91 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 3,5 USD (tương đương 3,9%) còn 85 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều khép lại tuần qua trong sắc đỏ, lần lượt giảm 6,4% và 7,6%.
Bitcoin và Altcoin
Dữ liệu từ TradingView cho thấy BTC đã chứng kiến sự biến động dữ dội khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu CPI, với hàng trăm triệu USD bị thanh lý từ các vị thế long và short.
Tuy nhiên, sau khi bật tăng gần $ 2.000 trong 24 giờ, Bitcoin lại tiếp tục mất đà khi chứng khoán Mỹ chuyển sang màu đỏ và chỉ số đồng USD tăng mạnh.
Với dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 được công bố, tâm lý hiện đang nghiêng hẳn về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 11.
Theo dữ liệu từ Công cụ FedWatch của CME Group, tỷ lệ tăng 50 điểm hoặc thấp hơn chỉ ở mức là 2,1% kể từ ngày 14 tháng 10.
Biểu đồ xác suất tăng lãi suất của Fed | Nguồn: CME Group
Trong khi đó, các nhà phân tích Bitcoin tiếp tục ủng hộ việc gấu lấy lại quyền kiểm soát hành động giá trong ngắn hạn.
Trader Jibon cho biết, sau khi không thể vượt mức $ 20.000 hoặc trên $ 20.000, Bitcoin có khả năng sẽ di chuyển về phía $ 18.000 trong những ngày tới.
Biểu đồ BTC/USD | Nguồn: Trader_J
Đối với Michaël van de Poppe, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty giao dịch Eight, giá giao ngay hiện tại là khu vực quan trọng mà Bitcoin càn giữ vững.
Ông kết luận: “Bitcoin đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu đảo chiều, thị trường cần giữ vững khu vực rất quan trọng quanh mức $ 19.400”.
“Có thể đây sẽ là khu vực long. Nếu nó được duy trì, cuối cùng, BTC có thể hướng đến $ 20.800 và $ 22.400”.
Biểu đồ BTC/USD | Nguồn: Michaël van de Poppe
Với việc Bitcoin quay đầu giảm mạnh, tiến sát $ 19.000 cùng với lo ngại lạm phát tiếp tục tăng cao trên thị trường chứng khoán, các dự án altcoin trong top 100 hầu hết đều chìm trong sắc đỏ.
Dẫn đầu đà giảm là Synthetix (SNX) với khoản lỗ hơn 8%, theo sát sau đó là Internet Computer (ICP) khi mất 7,8% trong 24 giờ. Trên khung thời gian 7 ngày, ICP đã bốc hơi hơn 19% giá trị.
Các dự án khác như Helium (HNT), Chiliz (CHZ), STEPN (GMT), Hedera (HBAR), IOTA (MIOTA), The Graph (GRT)… cũng giảm từ 5 – 7% trong ngày.
Nguồn: Coinmarketcap
Dự án có vốn hoá lớn thứ 2 trên thị trường, Ethereum (ETH) cũng đối mặt với đà giảm khi mất hơn 2% giá trị và đang ra sức bảo vệ khu vực $ 1.300.
Biểu đồ giá ETH – 1 giờ | Nguồn: TradingView
Chuyên mục “Giá Coin hôm nay” sẽ được cập nhật vào lúc 9:00 hàng ngày với các tin tức tổng hợp về thị trường, kính mời bạn đọc theo dõi.
Xem bảng giá coin trực tuyến tại đây: https://tapchibitcoin.io/bang-gia
- Bank of China: e-CNY là CBDC được chấp nhận rộng rãi với khối lượng giao dịch vượt 14 tỷ đô la
- Robert Kiyosaki cảnh báo về Thế chiến thứ ba – Vàng, bạc, Bitcoin có thể bảo vệ sự giàu có
- Động thái tiếp theo của Bitcoin vẫn bất ổn vì…
Việt Cường
Tạp Chí Bitcoin