Đây vốn là một trong những thách thức lớn nhất đối với blockchain và crypto – một rào cản lớn mà cả cộng đồng mới có thể giải quyết. Nếu không có một giải pháp, ngay cả những người đứng đầu các sàn giao dịch lớn nhất trên thế giới cũng cho rằng khó có thể đạt được sự chấp nhận rộng rãi.
Khả năng mở rộng luôn là một cái gai trong ngành công nghiệp mới mẻ này, bởi nó còn khá non trẻ và chưa có nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thế giới. Xét trên góc độ cơ bản, nó liên quan đến việc một mạng blockchain có khả năng cung cấp một trải nghiệm tốc độ cao và chất lượng ổn định cho người sử dụng hay không – không kể đến số lượng người dùng đang online trong cùng thời điểm.
Người sử dụng và các doanh nghiệp cần biết liệu họ có thể tin cậy vào một network mọi lúc mọi nơi hay không, và có được quyền này trước khi nền tảng đó chính thức hoạt động là điều khá quan trọng. Năm 2018, theo một khảo sát của PwC với 600 nhà quản lý đã cho thấy một tỷ lệ khổng lồ 84% các tổ chức liên quan nhiều đến công nghệ blockchain ở các khía cạnh như nghiên cứu và phát triển, đang triển khai công nghệ hoặc đã đưa vào sử dụng.
Một trải nghiệm tồi tại bất kỳ thời điểm nào của hành trình này cũng không gây ra nhiều tai họa. Các công ty nhấm nháp nỗi đau của họ sau khi sự đầu tư vào blockchain không đáp ứng kỳ vọng rồi lại miễn cưỡng test lại lần nữa. Người sử dụng thì thất vọng về tốc độ giao dịch chậm chạp nhưng rồi cũng không có nhiều động lực để chuyển đổi sang những công cụ khác mạnh hơn trên thị trường.
Một trong những thách thức lớn nhất về khả năng mở rộng là nó khó có thể đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề. Bitcoin (BTC), đồng tiền kỹ thuật số thống trị thế giới, đã từng bị ngã ngựa. Thậm chí năm 2017, lưu lượng giao dịch đã tắc nghẽn bởi nhu cầu của người sử dụng tăng cao – và kết quả là phí giao dịch tăng theo hoặc người dùng phải chờ đợi mòn mỏi trong nhiều ngày để được hoàn tất.
Khi một nhóm ủng hộ crypto muốn giải quyết vấn đề bằng cách tăng kích thước blockchain theo cách mở rộng on-chain, thì một nhóm khác lại chọn cách mở rộng theo cách tăng số lượng off-chain. Từ đó dẫn tới việc sáng tạo ra nền tảng Lightning Network, một layer bổ sung được thiết kế để thanh toán nhanh hơn với mức phí rẻ hơn. Ít nhất trong trường hợp của BTC thì đây là một hướng đi. Trước khi có thêm layer đó thì mạng BTC chỉ xử lý được 7 giao dịch trong 1 giây (TPS), nhưng khi có Lightning Network thì tốc độ tăng lên tới 10,000 TPS và kèm theo là phí thấp hơn và giao dịch được xử lý tức thời.
Bạn có thể cho rằng đây là giải pháp lý tưởng cho vấn đề mở rộng lâu năm, nhưng việc sử dụng với tỷ lệ thấp thực ra lại có nghĩa rằng các node vận hành đang bị mất tiền khi giao dịch được xử lý. Điều này làm nảy sinh phàn nàn rằng BTC đang đối mặt với khủng hoảng nội tại, không chỉ với ý nghĩa là giải pháp đó không được xem xét.
Khi thương mại điện tử vào cuộc
Lẽ dĩ nhiên, 7 giao dịch trong một giây có thể bị loại bỏ đối với lĩnh vực thương mại điện tử nhịp độ nhanh. Trong thế giới thực, giống như vận hành một quán cafe chỉ có 7 cái bàn mà có tới 200 khách hàng đợi chỗ ngồi. Ví dụ điển hình là Visa, công ty trung gian xử lý thanh toán lớn tới trên 24.000 giao dịch một giây. Mặc dù phải đối mặt với mức phí mà các công ty phải trả khi sử dụng thanh toán Visa, nhưng rất khó để các công ty này từ chối một hệ thống ổn định và được khách hàng ưa thích như vậy sang một hệ thống khác chỉ xử lý được ít hơn tới 3.400 lần. Nó giống như chuyển từ một quán cafe đông đúc nhiều bàn sang một ki-ốt chẳng có ai ngồi.
Cũng không thể nói rằng bài toán này không thể giải được. Một số doanh nghiệp đã tích hợp crypto vào nền tảng của họ cho dù gặp vấn đề về khả năng mở rộng, và bắt đầu chấp nhận tiền điện tử là một phương thức thanh toán. Động cơ cho việc này là khá đa dạng. Một số thì bị cám dỗ bởi việc thu hút khách hàng mới bằng cách cho họ cơ hội sở hữu một tài sản có tính duy nhât, số khác thì lại kiên định với việc tăng tốc độ xử lý giao dịch và hạn chế nỗi đau phải chờ đợi nhiều ngày để tiền về tài khoản. Một số khác thì đã quá chán với việc xử lý tiền mặt, chưa kể đến việc mất phí khi phụ thuộc vào các định chế tài chính hiện tại trên thị trường.
Crypto ở khía cạnh thương mại
Các công ty chuyên về crypto như ABBC đang đi đầu trong việc đưa ra một nền tảng blockchain tuỳ biến theo các doanh nghiệp và khách hàng, mang lại một trải nghiệm liền mạch trong việc sử dụng tiền kỹ thuật số khi mua sắm online. Theo công ty này, các mạng cũ làm tăng kích thước block hoặc tăng tần suất block đơn giản là không thể bỏ đi được – chí ít cũng bởi nó sẽ làm nảy sinh nhiều lỗ hổng bảo mật hoặc các vấn đề khác.
ABBC cho rằng lĩnh vực crypto cần phải có chất lượng đồng đều – nếu không phải là chất lượng tốt hơn – so với các kênh thanh toán pháp định khác. Tới cuối cùng, nó phải sử dụng một giao thức đồng thuận được gọi là DpoS. Phương thức phê chuẩn các giao dịch này được xây dựng trên một hệ thống uy tín và cùng bỏ phiếu (voting) theo thời gian thực trong việc chấp nhận hoặc từ chối giao dịch.
ABBC ước tính nền tảng này có thể xử lý khoảng 5000 giao dịch một giây – một năng lực được gọi là “chỉ có tăng theo thời gian” và được coi là hệ thống “blockchain nhanh nhất thế giới”. Khả năng mở rộng này được bổ sung một ví điện tử đa tiền tệ “bảo mật hàng đầu” với tin nhắn tức thời, một đại siêu thị nơi những người đam mê tiền điện tử có thể truy cập vô số các thương hiệu lớn cùng một nơi, được giao dịch với mức phí thấp, hiệu năng cao và với nhiều cặp giao dịch có tính thanh khoản cao.
- Tìm hiểu về các thuật toán đồng thuận của công nghệ Blockchain
- Cuộc thi Hackathon của Barclays tấn công các silo dữ liệu bằng Blockchain
Nhật Nam
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph