Theo một báo cáo mới do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp tiền điện tử trong những năm gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại ngày càng cao về những rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định tài chính.
Nghiên cứu của IMF dựa trên nhiều sự sụp đổ trong thị trường tiền điện tử, bao gồm cả cú trượt dài của TerraUSD và FTX, dẫn đến lời kêu gọi tăng cường các khung pháp lý liên quan đến cryptocurrency. Hơn nữa, nghiên cứu xem ngành công nghiệp tiền điện tử là một “hệ thống tài chính trong tối” đang phát triển nhanh chóng. Và mặc dù tiền điện tử mang lại những lợi ích như thanh toán hiệu quả hơn, nhưng việc tích hợp chúng vào nền kinh tế lớn vẫn gây ra những rủi ro về ổn định tài chính mà các khung chính sách hiện tại chưa đủ công cụ để có thể đánh giá kỹ càng.
Trong số các đề xuất do IMF chủ trương, “Ma trận đánh giá rủi ro tiền điện tử” là đề xuất nổi bật nhằm báo cáo lỗ hổng liên quan đến tiền điện tử của mỗi quốc gia, theo dõi các chỉ số chính, xác định các tác nhân gây bất ổn tiềm tàng và đối chiếu rủi ro để có chính sách phù hợp. Nghiên cứu cũng kết hợp các yếu tố tiền điện tử vào hoạt động giám sát rủi ro hệ thống hiện có do IMF và các tổ chức khác thực hiện.
Vì tiền điện tử có tính chất lan tỏa rộng rãi nên nghiên cứu cũng nhấn mạnh tính cần thiết trong việc tăng cường hợp tác quốc tế để thiết lập quy định về tiền điện tử. Điều này liên quan đến các thỏa thuận chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Việc giải quyết các khoảng trống dữ liệu cũng được coi là một ưu tiên lớn khác.
Theo nghiên cứu, tài sản tiền điện tử giống với các loại tài sản rủi ro ở điểm định giá sai và tốc độ lan truyền chóng mặt. Tuy nhiên, các tính năng đặc biệt của chúng như tự động hóa và phân quyền cũng tạo ra những phức tạp mới cho quy định. Tiền điện tử có thể làm suy yếu việc truyền tải chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến dòng vốn xuyên biên giới đầy biến động và bị thiếu hụt dữ liệu.
Để giải quyết những thách thức này, báo cáo đề xuất mở rộng các công cụ chính sách an toàn ở hướng vĩ mô để giải quyết các rủi ro dành riêng cho tiền điện tử. Báo cáo kêu gọi hợp tác quốc tế để khắc phục những hạn chế về dữ liệu cản trở việc giám sát hiệu quả. Báo cáo lập luận rằng, tài sản tiền điện tử nên được đưa vào đánh giá rủi ro hệ thống, phù hợp với lỗ hổng của mỗi quốc gia.
Hội nhập toàn cầu
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan tài chính trên toàn thế giới đang tích cực đánh giá cách tích hợp tiền điện tử vào hệ thống tài chính toàn cầu rộng lớn hơn. Mặc dù rủi ro vẫn tồn tại nhưng vẫn có những nỗ lực đáng kể đang được thực hiện nhằm tìm hiểu ngành công nghiệp non trẻ này. Việc mở rộng các khung pháp lý cũng thể hiện sự cởi mở đối với cryptocurrency. Báo cáo của IMF thừa nhận:
“Bất chấp những lợi ích của tiền điện tử, đổi mới tài chính theo truyền thống vẫn là động lực chính gây ra sự bất ổn tài chính”.
Điều đó đồng nghĩa, cả IMF và Cục Dự trữ Liên bang đều có nhiệm vụ duy trì sự ổn định tài chính và kinh tế, điều mà mỗi bên chắc chắn sẽ luôn đặt lên hàng đầu trong những cân nhắc của mình. Tuy nhiên, với tốc độ áp dụng tiền điện tử ngày càng chóng mặt, các cơ quan quản lý phải đối mặt với nhiệm vụ phức tạp là cân bằng giữa sự đổi mới và sự ổn định khi nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm tiền điện tử đang tăng dần dần nhưng chắc chắn sẽ được giữ vững.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- SEC và 5 cơ quan quản lý khác của Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo đầu tư tiền điện tử
- Trung Quốc hâm nóng tiền điện tử thông qua thị trường OTC của Hồng Kông
Xoài
Theo Cryptoslate