John Perry Barlow đã vĩnh viễn ra đi. Người bạn tri kỉ bí mật của bạn, người mà mọi người vẫn thường gọi là vị tiên phong của Internet, người đã nhận ra được tiềm năng của không gian ảo (cyberspace). Trong quãng đời muôn màu và đa dạng của mình, ông đã kết bạn với rất nhiều người, trong đó có nhóm nhạc Grateful Dead và nghệ sĩ guitar Bob Weir, Tổng thống John F. Kennedy Jr., Timothy Leary, and Phó Tổng thống Al Gore. “Bản tuyên ngôn Độc lập của Cyberspace” của ông ấy là một tài liệu đầy sự giận dữ, thách thức nhưng cũng đầy những hứa hẹn, và đồng thời là sự bổ sung cần thiết trong tập hợp kiến thức của chúng ta trước sự ra đời của mạng lưới.
Di sản của John Perry Barlow chính là bản cáo phó này
“Sự ngay thẳng và nghị lực của người đàn ông mới có thể chạm đến những câu chữ của anh ấy […] Cắt bỏ những từ ngữ đó đi, và chúng sẽ chảy máu; chúng đều có những mạch huyết và sự sống của riêng mình,” được viết bởi nhà triết học Michel de Montaigne trong Emerson của Thời kỳ Phục hung Pháp. Sự ca ngợi đó đã trở thành nhu cầu về một công cuộc hiện đại hóa cho kỷ nguyên của chúng ta, và những câu từ của ngài Barlow rất xứng đáng được đọc thật to để hiểu được những lời ca ngợi giữa thế kỷ 19 đó. “Hỡi các chính quyền của Thế giới Công nghiệp,” Ngài Barlow mở đầu lời khẩn nài chống đối của mình, “những gã khổng lồ kiệt sức với xác thịt và sắt thép kia, ta đến từ Không gian Ảo – ngôi nhà mới của Trí tuệ. Thay mặt cho tương lai, ta yêu cầu các ngươi – những kẻ thuộc về quá khứ – hãy để chúng ta yên ổn. Các người không được chào đón cũng như không hề có chủ quyền ở nơi này.”
Nhà thơ trữ tình của Grateful Dead, chức danh mà ông thường tự gán cho mình, đã một mực trung thành với việc tập hợp các nhà văn hóa chống đối. Lời ca tụng của ông ấy dành cho cộng đồng ảo đang đâm chồi đã được viết trong một không gian và thời gian của sự trớ trêu nghiệt ngã. Trong khi các Cypherpunks đang miệt mài trong sự mờ mịt của thế giới ảo và thường là nằm ngoài vòng pháp luật, Ngài Barlow đã có sự tiếp cận với tài sản và quyền lực.
Bản tuyên ngôn Độc lập của Cyberspace tiếp tục, “Chúng ta không có chính phủ được bầu chọn trong thời điểm này, và khả năng là cũng không có trong tương lai, vậy ta muốn các ngươi biết rằng không có quyền lực nào vĩ đại hơn cái mà trong đó sự tự do luôn được lên tiếng. Ta muốn các ngươi biết rằng không gian xã hội toàn cầu mà bọn ta đang dựng nên là hoàn toàn độc lập so với sự cai trị mà ngươi đang tìm kiếm để áp đặt lên bọn ta. Ngươi không có tư cách để cai trị cũng như không có quyền sở hữu bất kỳ phương pháp cưỡng chế nào khiến cho bọn ta có lý do để sợ hãi.”
Sự trớ trêu và nguồn cảm hứng
Tại thời điểm mà ông kết bạn với cựu phó tổng thống Al Gore, và từng là khách mời thường xuyên trên Air Force II cho đến những cuộc dạo chơi trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Đây là nơi sự trớ trêu xuất hiện. Giữa những người trông coi chính quyền toàn cầu vào năm 1996- những đỡ đầu thực sự của Barlow, ông đã giải quyết được thứ được gọi là tài liệu thành lập của hệ tư tưởng internet cơ bản. Có một chút hoài nghi về việc bài luận của ông ấy khơi dậy ngọn lửa cho những người muốn kiếm tìm cuộc cách mạng của tiền mã hóa.
“Các người không được tham gia vào những cuộc đàm luận quan trọng, và cũng không có quyền tạo ra tài sản trong thị trường của bọn ta,” ông nói. “Các ngươi không hề có hiểu biết gì về nền văn hóa, các luân thường đạo đức hay những mật mã chưa được viết ra của bọn ta, những thứ vốn đã đem lại các trật tự cho xã hội của bọn ta hơn bất cứ thứ gì dưới sự áp đặt của các người.”
Ông có rất nhiều người ngưỡng mộ; Ann Coulter, Edward Snowden, và Julian Assange đều coi ông như một người có ảnh hưởng to lớn. Cụ thể, đặc tính được chứa đựng trong bản tuyên ngôn của Ngài Barlow có thể xuất hiện trong rất nhiều cuộc tranh luận đầy nhiệt huyết dựa trên một không gian internet mở và không bị giới hạn của Ngài Assange. Còn Ngài Snowden được coi là hiện thân cho những câu từ của Ngài Barlow.
Không chỉ là một nhà triết học đơn thuần, ông còn góp sức để thành lập nên hội EFF (Electronic Frontier Foundation) vào năm 1990, một sự ủng hộ tích cực và nhóm chính sách mà ông sẵn sàng theo đuổi đến cuối đời. Trước đó, ông điều hành hội đồng online huyền thoại Whole Earth ‘Lectronic Link (WELL), tập hợp các techies (dân công nghệ), tác giả, nhạc sĩ lại với nhau. Một thời gian sau đó, ông cho mượn giấy phép phê chuẩn của mình như người đồng hành danh dự của Berkman Klein Center cho Internet và Xã hội tại Đại học Harvard, và thành lập tổ chức Freedom of the Press Foundation – hiện Edward Snowden đang là chủ tịch.
Các giai thoại về ông ấy chạm đến tất cả trái tim của những con người có thể được tìm thấy trong giai đoạn startup của tạp chí Wired cho đến những hội thảo về hacker trước đó và cả trong bài hát “Cassidy” của nhóm nhạc Grateful Dead. Ngày Barlow đã ra đi trong giấc ngủ tại thành phố San Francisco.