Trong khi các quốc gia khác có thể đặt tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) ở đầu chương trình nghị sự của họ, thì Úc đi ngược lại xu hướng này.
Theo một bản tin của tờ The Australian vào ngày 17 tháng 9, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã đưa ra quan điểm thận trọng và hoài nghi đối với CBDC cũng như các stablecoin của khu vực tư nhân.
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), ngân hàng trung ương của đất nước.
RBA không tin rằng hiện có một lý do mạnh mẽ để phát hành CBDC ở Úc. Hơn nữa, trong khi việc sử dụng tiền mặt cho các giao dịch ngày càng giảm, người Úc không từ bỏ tiền giấy nhanh chóng như người Thụy Điển.
Trái ngược với bối cảnh trên toàn cầu, trong đại dịch Covid-19, nhu cầu tiền mặt ở Úc lại gia tăng đáng kể. Do đó, RBA đã cam kết tiếp tục cung cấp tiền giấy cho tới chừng nào người Úc còn muốn tiếp tục sử dụng chúng.
The Australian cho biết Ngân hàng trung ương Úc đã phân tích các sáng kiến đang được thực hiện ở Thụy Điển, Canada và Trung Quốc – ba trong số các quốc gia tích cực nhất trong việc phát triển CBDC.
Trong trường hợp của Thụy Điển, RBA lưu ý rằng sự suy giảm trong việc sử dụng tiền mặt ở đó đã xảy ra trong vài năm, thúc đẩy ngân hàng trung ương (Riksbank) phát triển – và thử nghiệm tiền kỹ thuật số mang tên e-krona.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Canada đã sẵn sàng cho việc phát hành một CBDC bán lẻ tiềm năng khi nó trở nên cần thiết. Canada dự kiến hai kịch bản trong đó việc phát hành CBDC có thể trở nên thuận lợi – đó là sự sụp đổ trong việc sử dụng tiền mặt cho các giao dịch hàng ngày hoặc các mối đe dọa đối với chính sách tiền tệ từ việc lưu hành tiền kỹ thuật số của khu vực tư nhân.
Về phần mình, Úc nhấn mạnh chân trời không chắc chắn đối với các loại tiền tệ như Libra của như Facebook, lưu ý rằng vẫn phải xem liệu đồng tiền này có được sự chấp thuận của pháp luật và đi vào hoạt động hay không.
Facebook cho biết Libra sẽ được phát hành trong năm 2020, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có động thái chính thức nào.
Đối với Trung Quốc, RBA đã suy đoán rằng động lực đằng sau CBDC vốn đã tiên tiến của quốc gia này có liên quan đến sự phổ biến trong nước của các nhà cung cấp ví tiền điện tử ở khu vực tư nhân, chẳng hạn như Alipay và WeChat Pay.
Thay vì để tư nhân kiểm soát và hưởng phí từ giao dịch chuyển tiền, chính phủ Trung Quốc muốn mình sẽ làm việc đó.
Theo quan điểm của RBA, CBDC có thể có những mặt trái đáng kể đối với quốc gia, bao gồm chi phí cấp vốn cao hơn cho các ngân hàng thương mại.
Hiện tại, các ngân hàng có khoảng 60% nguồn vốn từ tiền gửi, 2/3 trong số đó đến từ tiền gửi không kì hạn (call deposit). Mất nguồn tiền gửi có thể đẩy các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu và thị trường vốn ở một mức độ lớn hơn. The Australian ghi nhận:
“Việc mất nguồn tiền gửi và sự phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài trợ khác có thể dẫn đến việc tăng chi phí sử dụng vốn của các ngân hàng và dẫn đến việc giảm quy mô của bảng cân đối kế toán và số lượng trung gian tài chính.”
Hơn nữa, một CBDC có thể làm tăng khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng trong trường hợp căng thẳng tài chính. RBA tuyên bố rằng “với sự hiện diện của CBDC, việc chạy trên toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ trở nên khả thi, nếu người gửi tiền lo ngại về toàn bộ hệ thống tài chính, họ có thể tìm cách chuyển tiền gửi ngân hàng thương mại quy mô lớn vào CBDC ”.
Tuy nhiên, mối đe dọa này sẽ được giảm thiểu bởi sự bảo vệ hiện có được cung cấp bởi chương trình yêu cầu tài chính của Úc đối với các khoản tiền gửi hộ gia đình, RBA thừa nhận.
- Tổ chức nghiên cứu của Đức báo cáo sẽ có 3 đến 5 quốc gia sử dụng hoàn toàn tiền kỹ thuật số (CBDC) vào năm 2030
- Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Chúng tôi sẽ trưng cầu dân ý về CBDC
Thạch Sùng
Theo Cointelegraph