Thế giới hiện đang tập trung ngăn chặn bùng phát virus Corona mà hiện đã tuyên bố 105,612 trường hợp mắc bệnh và 3,562 ca tử vong. Đại dịch đã khiến các nhà lãnh đạo không thể ngồi yên và ngân hàng trung ương buộc phải sử dụng công cụ từ kho vũ khí nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cho biết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và mối quan ngại quốc tế đối với nền kinh tế toàn cầu khiến họ có lý do để phát hành “tiền trực thăng” (helicopter money), in kích thích mới và cắt giảm lãi suất đáng kể.
Mời bạn đọc giải thích phía dưới để hiểu tiền trực thăng là gì.
Khủng hoảng virus Corona đẩy chính sách nới lỏng tiền tệ lên tầm cao mới
Đại dịch Corona đã làm lu mờ tất cả mọi thứ. Mọi người cũng không nhận ra rằng nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với suy thoái trước khi dịch bệnh bùng phát. Trong nửa cuối năm 2019, có đến 37 ngân hàng trung ương tham gia vào các hoạt động kích thích và nới lỏng. Các tổ chức tài chính lớn như Federal Reserve Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bắt đầu sử dụng các công cụ của riêng họ trước khi dịch bệnh bùng phát. Trong quý 4/2019, Fed không chỉ cắt giảm lãi suất 3 lần, mà còn pump bảng cân đối lên đáng kể trong khi cung cấp cho các tổ chức tư nhân hàng tỷ đô la thông qua repo trong đêm. Chủ tịch thứ 16 Jerome Powell của Fed trả lời báo chí rằng các hoạt động nới lỏng hiện tại của ngân hàng trung ương hoàn toàn không giống như nới lỏng định lượng (QE) diễn ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Powell nhấn mạnh vào ngày 8/10/2019:
“Không phải là QE này. Không giống như vậy”.
Người sáng lập và CEO Charlie Bilello của Compound Capital Advisors đã tweet về sự trớ trêu từ các tuyên bố của Powell vào thứ 5:
Fed balance sheet moves up to $4.24 trillion, highest level in 18 months, up $482 billion over the last 6 months.
“In no sense is this QE. This is nothing like it.” – Jerome Powell, Oct 8, 2019 pic.twitter.com/IUOBUXchRb
— Charlie Bilello (@charliebilello) March 5, 2020
“Bảng cân đối kế toán của Fed lên tới 4.24 nghìn tỷ đô la, mức cao nhất trong 18 tháng, tăng 482 tỷ đô la trong 6 tháng qua. “Không phải là QE này. Điều này hoàn toàn không giống”
Kèm theo đó, Bilello chia sẻ biểu đồ mô tả bảng cân đối kế toán của Fed. Fed cắt giảm lãi suất 50 bps vào thứ 3. Powell và hội đồng của Federal Reserve đã trích dẫn những lo ngại về sự bùng phát virus Corona. Fed đã không cắt giảm lãi suất bằng cách “thay đổi lãi suất khẩn cấp” kể từ khi vụ phá sản của Lehman Brothers năm 2008 và trước vụ đánh bom 11/9.
Một ngày sau khi Fed cắt giảm lãi suất vào ngày 3/3/2020, ngân hàng trung ương cũng cho biết giảm yêu cầu về quy định vốn đối với các tổ chức tài chính lớn. Động thái của Fed khiến các ngân hàng đặc quyền có thể hạ thấp số lượng dự trữ mà họ có trong tay. Hơn nữa, một số thành viên Fed muốn loại bỏ hoàn toàn ngưỡng giới hạn, vì vậy các ngân hàng sẽ không bắt buộc phải giữ một lượng tài sản nhất định để dự trữ. Virus Corona cũng đã thúc đẩy Fed bắt đầu lưu trữ đô la lưu thông từ châu Á ở một địa điểm riêng biệt. Điều thú vị là Wall Street Journal đưa tin ngân hàng trung ương “đã không có kế hoạch xử lý tiền giấy từ các khu vực ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi virus”.
Ngân hàng trung ương cam kết thực hiện ‘Hành động nhắm mục tiêu’ hướng tới chống virus Corona
Vào ngày 1/3, cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đều nói với công chúng rằng các ngân hàng đã cam kết “thực hiện hành động nhắm mục tiêu” hướng tới việc giúp đỡ nền kinh tế toàn cầu trong khi đối phó với đại dịch. ECB và BoJ cũng viện dẫn những lo ngại liên quan đến bùng phát virus Corona và Thống đốc Haruhiko Kuroda của BoJ nhấn mạnh các ngân hàng sẽ giúp “cải thiện” nền kinh tế. Bloomberg đưa tin ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã chỉ định hàng tỷ tiền cho vay để chống lại hiệu ứng Corona trên nền kinh tế đại lục.
Haruhiko Kuroda – Thống đốc của BoJ
PBoC cũng khẳng định sẽ cung cấp các chương trình cho vay hàng tuần nếu cần. Vào ngày 27/2, chính phủ Hồng Kông tiết lộ sẽ airdrop khoảng 9 tỷ đô la kích thích kinh tế cho đất nước 7 triệu cư dân. Khi số tiền này được chính thức phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồng Kông Paul Chan Mo-po đã tuyên bố:
“Tôi quyết định giải ngân 10,000 đô la Hồng Kông cho các cư dân thường trú ở Hồng Kông từ 18 tuổi trở lên, với mục đích khuyến khích và thúc đẩy tiêu dùng địa phương và giảm gánh nặng tài chính cho mọi người”.
Christine Lagarde – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho biết vào ngày 2/3/2020:
“ECB đang theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển đại dịch Corona và ý nghĩa của chúng đối với nền kinh tế, lạm phát trung hạn và truyền tải chính sách tiền tệ của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp phù hợp và có mục tiêu khi cần thiết và tương xứng với những rủi ro tiềm ẩn”.
Bất chấp những nỗ lực xoa dịu nền kinh tế, chứng khoán toàn cầu đã rung chuyển và các nhà đầu tư không tìm thấy sự an ủi từ chính sách kích thích cũng như cắt giảm lãi suất. Các nhà kinh tế nghi ngờ nghiêm trọng về sự quan tâm gần đây của ngân hàng trung ương đối với việc giải quyết virus. Tác giả Sven Henrich của Northman Trader đã chỉ trích các ngân hàng trung ương về hoạt động nới lỏng vì Henrich tin rằng:
Central banks have become the primary driver of wealth inequality.
And they refuse to admit the self-evident.
They are the driver of excess that primarily benefits the few.
Central banking is socialism for the top 1%.— Sven Henrich (@NorthmanTrader) February 15, 2020
“Các ngân hàng trung ương chính là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giàu nghèo. Và họ từ chối thừa nhận điều hiển nhiên đó. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của số ít. Ngân hàng trung ương là chủ nghĩa xã hội cho top 1%”.
Sau khi các ngân hàng trung ương của thế giới sử dụng nhiều công cụ hơn từ vành đai chính sách tiền tệ, Henrich đã tweet:
A world without central banks in control is a scary world indeed.
People actually have to actively think about their investments.— Sven Henrich (@NorthmanTrader) March 6, 2020
“Một thế giới không có ngân hàng trung ương kiểm soát thực sự là thế giới đáng sợ. Mọi người thực sự phải tích cực suy nghĩ về các khoản đầu tư của họ”.
Now would be a good time for a stimulus announcement
— Sven Henrich (@NorthmanTrader) March 6, 2020
“Bây giờ sẽ là thời điểm tốt để thông báo chính sách kích thích”.
Ngay sau khi Fed giảm lãi suất bất ngờ vào ngày 3/3, giá vàng tăng vọt lên mức cao 1,638 đô la/ounce. Trớ trêu thay, rất nhiều hoạt động tích trữ vàng xuất phát từ chính các ngân hàng trung ương và số lượng tích trữ của ngân hàng trung ương đã chạm mức cao nhất trong 50 năm vào cuối năm 2019. Thật không may, không có cư dân nào từ Hồng Kông hoặc bất kỳ quốc gia nào khác được cung cấp tiền trực thăng dưới dạng tài sản cứng như vàng. Trong khi đó, tương tự như vàng, thị trường tiền điện tử đã phát triển tốt hơn nhiều so với các cổ phiếu truyền thống, nhưng gần như không tăng như vàng vào tuần trước.
Tiền trực thăng là gì?
Tiền trực thăng (helicopter money) – là một chính sách kích thích kinh tế mà chính phủ gửi một lượng tiền mặt tới công dân nước mình trong thời kì khủng hoảng. Thay vì giải cứu kinh tế bằng cách đưa tiền cho các công ty lớn, thì tiền này sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thôi thúc họ đi mua sắm ngay lập tức và lạc quan hơn về nền kinh tế. Lực cầu tăng kéo theo giá tăng, công ty bán được hàng, công nhân có việc làm – điều mà các NHTW khao khát có được để có thể vực dậy nền kinh tế đang bị đè nặng bởi giảm phát và trì trệ.
Milton Friedman là người đầu tiên đưa ra ý tưởng tiền trực thăng, vào năm 1969. Nhà kinh tế học đạt giải Nobel vẽ ra hình ảnh một chiếc trực thăng bay trên đầu một đám đông và thả xuống những tờ tiền giấy.
Còn cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke là người khiến khái niệm tiền trực thăng trở nên nổi tiếng. Năm 2002, khi còn đương chức, ông nhắc đến khái niệm này khi tranh luận về việc NHTW có thể đẩy tăng lạm phát bất cứ khi nào họ muốn. Biệt danh “Ben trực thăng” cũng ra đời từ đây, mặc dù những biện pháp mà ông sử dụng để vực dậy nền kinh tế từ sau đợt khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái chỉ dừng lại ở QE và lãi suất gần 0. Tháng 4/2016, trong một bài viết trên blog cá nhân, Bernanke tiếp tục nói rằng tiền trực thăng là công cụ tốt nhất mà các NHTW có thể sử dụng trong một số trường hợp khẩn cấp.
Một số người nói tiền trực thăng quá phức tạp so với các gói kích thích tài khóa mà lẽ ra các chính phủ nên thực hiện. Ngoài ra còn có nguy cơ lạm phát bùng nổ hay các nước sẽ trở thành “con nghiện tiền trực thăng” và không thể kiểm soát được tình hình. Thêm nữa, cho rằng nền kinh tế đang hoạt động không giống chút nào so với những gì được viết trong các cuốn sách giáo khoa kinh tế và do đó tương lai sẽ rất bất ổn, người dân sẽ tiết kiệm nhiều hơn thay vì tăng chi tiêu.
Ngoài tiền trực thăng còn có việc “rải tiền” bằng cách đổ thẳng vào tài khoản ngân hàng của người dân hay giảm thuế.
- Bitcoin có thể tăng giá khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố chính sách nới lỏng tiền tệ
- BTC và Nới lỏng định lượng: Mối tương quan với crypto là gì??
Thùy Trang
Theo NewsBitcoin